Trứng

Trứng

Trứng gà là loại thực phẩm quen thuộc, dễ dàng chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Trứng rất giàu dinh dưỡng cho sức khỏe của con người như tăng cường miễn dịch, quản lý cân nặng. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về trứng

1 Dinh dưỡng trong trứng gà

Dinh dưỡng trong trứng gà
Dinh dưỡng trong trứng gà

Trứng gà là loại thực phẩm quen thuộc, dễ dàng chế biến được nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của gia đình Việt. Lòng đỏ chứa các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, D và E cũng như chất béo bao gồm các axit béo omega-3 thiết yếu, lòng trắng trứng gà lại giàu protein tốt cho sức khỏe. Người ta đã chứng minh rõ ràng rằng trứng là một trong những nguồn cung cấp protein chất lượng cao tốt nhất, với tất cả các axit amin thiết yếu và được công nhận là có giá trị sinh học cao.

Trứng nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng đặc biệt, bao gồm 12 trong số 13 loại vitamin thiết yếu, ngoại trừ Vitamin C. Các vitamin có trong trứng đóng vai trò quan trọng là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.

Một quả trứng gà cỡ trung bình sau khi luộc chứa:

  • 72 kcal / 298 KJ.
  • 7,0g chất đạm.
  • 4,8g chất béo.
  • 1,4g chất béo bão hòa.
  • 1,8g chất béo không bão hòa đơn.
  • 0,8g chất béo không bão hòa đa.
  • 15 mcg folate.
  • 1,6 mcg vitamin D.

2 Thành phần dinh dưỡng của trứng

Trứng gà là loại thực phẩm quen thuộc, dễ kiếm, giá thành rẻ nhưng lại giàu chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cùng nhiều công dụng khác. Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng có trong trứng gà:

2.1 Chất đạm

Một trong những thành phần đáng chú ý nhất của trứng là hàm lượng và chất lượng protein. Trứng gà chứa 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần. Một quả trứng thường cung cấp khoảng 6 gam protein giúp thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, phục hồi và duy trì cơ thể. Protein từ trứng sau khi nấu chín có thể được tiêu hóa hoàn toàn.

2.2 Vitamin A

Vitamin A rất quan trọng cho sự tăng trưởng, khả năng miễn dịch, sinh sản, thị lực, sức khỏe của da và tính toàn vẹn của niêm mạc. Sự thiếu hụt vitamin dẫn đến các rối loạn như mù lòa, tăng trưởng kém và suy giảm khả năng miễn dịch. Trứng giàu vitamin A đặc biệt là trong lòng đỏ trứng.

2.3 Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò cơ bản trong việc duy trì cân bằng Canxi và phốt pho trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của ruột, sức khỏe của xương, chức năng thận, điều chế hệ thống miễn dịch và phát triển tế bào cơ bắp. Lòng đỏ trứng rất giàu vitamin D mà cơ thể cần.

2.4 Vitamin nhóm B

Vitamin B là một nhóm vitamin tan trong nước, đóng nhiều vai trò thiết yếu khác nhau trong quá trình trao đổi chất, sản xuất năng lượng và sức khỏe tổng thể. Các vitamin nhóm B có trong trứng bao gồm:

  • Vitamin B1 ( thiamine) đóng vai trò là coenzym trong các phản ứng enzyme, hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate và sản xuất năng lượng.
  • Vitamin B2 (Riboflavin) hỗ trợ chuyển hóa chất béo và protein, tổng hợp coenzyme flavin để sản xuất năng lượng. Vitamin B2 được tìm thấy trong cả lòng đỏ và lòng trắng trứng.
  • Vitamin B9 (Axit Folic) hoạt động như một coenzym trong tổng hợp axit nucleic và protein, kích thích tạo máu, đồng thời ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

2.5 Khoáng chất

Trứng cũng chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, bao gồm Selenium, Phốt pho, Sắt và Magie. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, vận chuyển oxy, khả năng miễn dịch và các chức năng trao đổi chất khác nhau của cơ thể.

3 Tác dụng của trứng gà đối với sức khỏe con người

Các món ăn chế biết từ trứng
Các món ăn chế biết từ trứng 

3.1 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trái ngược với những quan niệm sai lầm trước đây, nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tiêu thụ trứng ở mức độ vừa phải có thể có tác dụng có lợi đối với sức khỏe tim mạch. Protein chất lượng cao và chất béo lành mạnh trong trứng giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, thành phần Choline trong trứng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

3.2 Tăng cường sức khỏe não bộ

Trứng là nguồn cung cấp choline và DHA (axit Docosahexaenoic) dồi dào, đây là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhận thức và trí nhớ. DHA là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai, góp phần vào sự phát triển trí não của thai nhi.

3.3 Tăng cường sức khỏe của mắt

Trứng rất giàu chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mắt. Lutein và Zeaxanthin có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác, đây là hai tình trạng mắt phổ biến đặc biệt ở người lớn tuổi có thể dẫn đến suy giảm thị lực.

3.4 Quản lý cân nặng

Việc xây dựng thực đơn có trứng giúp tăng cảm giác no từ đó giúp quản lý cân nặng, giảm lượng calo nạp vào cơ thể, kiểm soát cơn đói, tạo điều kiện giảm cân và duy trì cân nặng ở mức mong muốn.

3.5 Tăng cường sức khỏe cơ bắp

Trứng cung cấp protein và các acid amin thiết yếu cho cơ bắp. Trứng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức mạnh và chức năng của cơ.

3.6 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Các vitamin và khoáng chất có trong trứng, đặc biệt là vitamin A, vitamin D và Kẽm, rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Tiêu thụ đủ trứng có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và duy trì chức năng miễn dịch tổng thể.

4 Tác hại của việc ăn quá nhiều trứng gà

Bên cạnh những tác dụng có lợi, việc tiêu thụ quá nhiều trứng gà có thể gây nên một số tình trạng sức khỏe bao gồm:

  • Tăng cholesterol máu.
  • Tăng nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch.
  • Gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Do đó, để đảm bảo an toàn, không nên ăn quá 4 quả trứng gà hoặc trứng vịt mỗi tuần.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Michael J. Puglisi và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2022). The Health Benefits of Egg Protein, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024.

Để lại một bình luận