Phác Tiêu (Mang Tiêu – Mirabilita)

Phác Tiêu (Mang Tiêu - Mirabilita)

Phác tiêu được biết đến là tinh thể muối natri sunfat ngậm nước khoáng sunfat, được chế biến và tinh chế, có tác dụng thanh nhiệt và giảm sưng tấy. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại dược chất này.

1 Phác tiêu là gì ?

Phác tiêu hay còn gọi là Mang tiêu, Huyền Minh Phấn, có tên khoa học là Mirabilita, Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis.

Thành phần chủ yếu của phác tiêu là muối natri sulphate, dùng khoảng chất có chứa natri sulphate luyện lần đầu tiên. Dạng muối kết tinh dưới đáy bình luyện gọi là tiêu thô, kết tính ở trên mặt có dạng mũi nhọn nhỏ gọi là mang tiêu. Muối kết tinh thu được sau khi hắm mang tiêu với củ cải gọi là bột huyển mình.

Dược chất này có dạng hình lăng trụ, hình chữ nhật hoặc khối không đều hoặc dạng hạt. Không màu, trong suốt hoặc mờ trắng nhạt. Nó giòn và dễ vỡ, mặt cắt ngang có độ bóng như thủy tinh. Mùi nhẹ và vị mặn.

phac tieu 2
Phác Tiêu

2 Quá trình hình thành, xử trí và chế biến

Nó có thể được thu hoạch và chế biến quanh năm, nhưng mùa thu và mùa đông được ưa chuộng hơn vì nhiệt độ thấp và dễ kết tinh. Lấy muối natri sunfat ngậm nước không tinh khiết tự nhiên hay thường gọi là muối đất, thêm nước vào cho tan, để cho tạp chất kết tủa, lọc, đun nóng và cô đặc dịch lọc, để nguội và kết tinh sẽ kết tủa, lấy ra và phơi khô. 

Nó chủ yếu được tìm thấy ở những vùng đất phèn ven biển , gần suối khoáng, ruộng muối và trong các hang động ẩm ướt. Nó được phân phối ở hầu hết các vùng của đất nước.

3 Công dụng của Phác Tiêu

3.1 Theo Y học cổ truyền

Bản kinh có viết: Phác tiêu vị đắng, tính hàn, chủ trị các loại bệnh. Vị thuốc này tốt cho điều trị những bệnh do môi trường và thời tiết nóng lạnh, tiêu trừ chứng kết khối cứng ở ổ bụng hoặc hai bên sườn do khí huyết tích tụ kém lưu thông trong lục phủ ngũ tạng gây nên. Mặt khác, còn có thể cải thiện tình trạng kết khối cứng mạn tính. Vị thuốc này có thể tiêu trừ các loại sỏi trong cơ thể. Đông y cho rằng, phác tiêu vị mặn, đắng, tính hàn, quy về vị, đại tràng, tam tiêu kinh. Vị đắng, tính hàn có thể thanh nhiệt, thúc đẩy tiêu hóa, mặn có thể ngừa táo bón, có màu đục, dễ tiêu. Vì thế, có thể loại bỏ tất cả những vật hữu hình, những thứ bị nghẽn, tắc, tiêu trừ tà nhiệt gây ứ huyết, tiêu đờm, cũng có thể loại trừ những thức ăn thừa, tích tụ trong dạ dày.

phac tieu 4
Công dụng của Phác Tiêu

3.2 Theo Y học hiện đại

Natri sulphate tỉnh thẩm thấu cao trong thành ruột, từ đó gây cản trở việc hấp thu nước trong dạ dày. Vì thành ruột tích lượng nước lớn phát sinh sự pha loãng, đồng thời do dung tích thành ruột tăng cộng thêm sự nhu động đại trăng gây ra tiêu chảy. Cho nên, phàm là những triệu chứng do hư nhiệt gây ra, như: Táo bón, đại tiện khó, bốc hỏa, đau bụng, trưởng bụng, kiết lỵ, đều có thể trị được. Ngoài ra, có thể dùng để điều trị các bệnh, như: Lở loét miệng do nhiệt nóng gây nên, họng nóng rát, đau mắt. Ví dụ như, có thể xoa, bôi lên bụng của trẻ nhỏ để – tiêu thức ăn thừa, xoa lên bầu vú phụ nữ tắc tia sữa để thông sữa, cũng có * thể chữa mụn nhọt. Mặc dù, phác tiêu có thể trị bệnh tật, nhưng trong Bản – kinh có viết: “Dùng thuốc chế từ phác tiêu, thân thể như thần tiên”, thì có phần hơi quá.

4 Một số bài thuốc từ Phác tiêu

4.1 Trị bệnh ra mồ hôi chân

Tiêu phân tán: Phèn chua 25g, mang tiêu 25g, súc căn 30g. Phèn chua nghiền nhỏ, trộn đều với mang tiêu, súc căn, đậu cô ve. Các vị thuốc trên cho nước vào đun 2 lần, lấy 21 nước thuốc, đỗ vào chậu để rửa chân, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần tôi thiểu 30 phút.

4.2 Trị kinh nguyệt không đều hoặc có màu khác thường, đau lưng, đau chân..

Phác tiêu, đại hoàng, mỗi loại 12g, mẫu đơn 9g, đào nhân 15g, Nhân Sâm, dương khởi thạch, Phục Linh, Cam Thảo, đỉa, ruồi trâu, mỗi loại 6g.

Các vị thuốc này thái nhỏ, sắc với 1.800ml nước, lấy 600ml, lọc cặn, cho phác tiêu vào hòa tan, phân làm 3 lần uống.

phac tieu 3
Sơ đồ trị liệu từ Phác Tiêu

5 Tài liệu tham khảo

  1. Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Phác Tiêu, trang 25-26. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023.
  2. Sách Thần Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi. Mang Tiêu trang 448-449. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023.

Để lại một bình luận