Mù U (Calophyllum inophyllum L.)

Mù U (Calophyllum inophyllum L.)

Mù u được biết đến khá phổ biến với công dụng trị ghẻ lở, bỏng, giúp mau lành các vết thương, đắp trị vết loét, mụn nhọt. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Mù u.

1 Giới thiệu về cây Mù u

Mù u hay còn được gọi là Hồ đồng, Cồng, tên khoa học là Calophyllum inophyllum L., Clusiaceae (họ Măng cụt). 

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây cao từ 10 đến 20 mét, có lá dày, láng và mọc đối, màu xanh đậm. Gân phụ thẳng góc với gân chính, chạy song song và rất nhiều. Cụm hoa chùm mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành, bao gồm những bông hoa màu trắng nhị vàng cam. Quả của nó là quả mù u hạch có hình dạng hình cầu.

Cây Mù u - Vị thuốc trị mụn, bỏng, chữa lành vết thương
Hình ảnh cây Mù u

1.2 Thu hái và chế biến

Thành phần sử dụng: Hạt (Semen Calophylli), dầu được chiết xuất từ hạt (Oleum Calophylli) và cả nhựa lấy từ thân cây (Resina Calophylli) đều được sử dụng.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây này là loài thường xanh có nguồn gốc từ vùng đông châu Phi, bao gồm các khu vực ven biển phía nam của Ấn Độ đến Malaysia và Australia. Cây này phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và được coi là loài bản địa của Ấn Độ. Độ cao phát triển của cây dao động từ 0 đến 200 mét và cây thích hợp với môi trường có lượng mưa khoảng từ 1000 đến 5000 mm mỗi năm. Cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ, đây là những vùng đất núi thấp. Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng để lấy bóng mát. Cây này đơm hoa và ra quả hàng năm, phương tiện sinh sản tự nhiên chủ yếu là hạt, và có thể được trồng bằng cách gieo hạt.

Cây Mù u - Vị thuốc trị mụn, bỏng, chữa lành vết thương
Hoa Mù u

2 Thành phần hóa học

Trong hạt của cây này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều chất béo gồm axit oleic vaf axit linoleic; coumarin (bao gồm Inophyllum, inocalophyllin A, B, calophyllolid, inophyllolid B, C, D, E, P, acid calophyllic…), dẫn xuất xanthone, flavone và terpene. Một số trong số chúng đã được chứng minh có khả năng chống lại sự phát triển của ung thư và virus HIV.

3 Tác dụng – Công dụng của cây Mù u

3.1 Tác dụng dược lý  

Dầu Mù u đã được thử nghiệm trên thỏ và cho thấy tác dụng làm lành vết thương rõ rệt. Nghiên cứu cũng cho thấy Calophyllolid có tác dụng giảm 60,7% phù thực nghiệm chân chuột cống trắng. Ngoài ra, cây Mù u trừ rễ cũng có tác dụng hạ huyết áp trên chuột lang. Dầu từ cây C. inophyllum được chứng minh có khả năng tăng cường quá trình chữa lành vết bỏng ở mắt. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang tập trung đánh giá tác dụng chống viêm của C. inophyllum đối với các tế bào đại thực bào khi tiếp xúc với LPS. Nghiên cứu này quan trọng vì việc ức chế sản xuất quá mức NO và biểu hiện COX-2 là rất cần thiết để đánh giá tác dụng của thuốc chống viêm.

Cây Mù u - Vị thuốc trị mụn, bỏng, chữa lành vết thương
Hạt, quả Mù mu

3.2 Công dụng của cây Mù u theo y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Mù u có vị mặn và tính lạnh, được biết đến với những đặc tính cầm máu, sát trùng, giảm đau và giảm sưng.

3.2.2 Công dụng của dầu Mù u

Mù u được sử dụng như một liệu pháp chữa trị cho các bệnh như ghẻ lở và bỏng, cũng như giúp mau lành các vết thương. Nhựa của cây Mù u được sử dụng để làm lành các vết sẹo và đắp trị vết loét, mụn nhọt.

3.3 Cách sử dụng dầu mù u cho vết thương hở

Có thể thực hiện bằng cách bôi dầu lên vết thương sau khi đã được làm sạch để sát trùng hoặc sau khi vết phỏng đã được làm mát với nước. Ngoài ra, dầu Mù u cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc giúp mau lành các vết thương và ngăn ngừa sẹo hình thành hiệu quả.

Cây Mù u - Vị thuốc trị mụn, bỏng, chữa lành vết thương
Lá, quả Mù u

4 Tác dụng của dầu Mù u

4.1 Dầu Mù u trị mụn

Nghiên cứu năm 2015 chứng minh dầu Mù u có hoạt tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương cao đối với các chủng vi khuẩn gây mụn trứng cá. Nó cũng có khả năng chống viêm và hữu ích trong việc điều trị mụn viêm.

4.2 Dầu Mù u trị sẹo mụn

Dầu Mù U được sử dụng thành công để chữa lành sẹo trong bệnh viện. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó thúc đẩy tái tạo da bằng cách tăng sinh tế bào và sản xuất Collagen và glycosaminoglycan – các thành phần quan trọng trong việc chữa lành sẹo. Dầu mù u cũng giàu chất chống oxy hóa, có lợi cho việc điều trị sẹo và mụn trứng cá.

4.3 Dầu Mù u trị bệnh nấm da chân

Dầu Mù u đã được chứng minh là có đặc tính chống nấm và có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh nấm da chân. 

4.4 Dầu Mù u giúp giảm nếp nhăn

Dầu mù u là thành phần tích cực trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, bao gồm kem chống lão hóa, nhờ chứa nhiều axit béo giúp giữ ẩm và chất chống oxy hóa chống lại tác hại của gốc tự do. Nó cũng thúc đẩy sản xuất collagen và GAG giúp tái tạo da, ngăn ngừa nếp nhăn và ức chế 85% tổn thương DNA do bức xạ UV gây ra.

Cây Mù u - Vị thuốc trị mụn, bỏng, chữa lành vết thương
Dầu mù u

4.5 Dầu mù u trị sẹo

Dầu Mù u giúp vết thương lành nhanh hơn, giảm viêm và tăng sản xuất collagen. Đã có hai nghiên cứu sử dụng nhũ tương dầu Mù u để điều trị vết thương kháng thuốc và sau phẫu thuật. Dầu Mù u cải thiện khả năng lành vết thương và giảm sẹo.

4.6 Dầu Mù u trị bỏng và cháy nắng

Dầu Mù u có thể được sử dụng để chữa vết cháy nắng và vết bỏng khác nhưng vẫn chưa rõ tác dụng của nó đối với vết bỏng. 

4.7 Tác dụng khác

Dầu Mù u có thể giúp điều trị lông mọc ngược và côn trùng đốt bởi tính chất chống viêm. Nó cũng có thể dưỡng ẩm da khô. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ bằng chứng để chứng minh tác dụng của dầu Mù u đối với việc làm mờ vết rạn da, giảm đốm đen hay điều trị chàm.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Mù u trang 74 – 75, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. Tác giả Debra Rose Wilson và cộng sự (Đăng ngày 25 tháng 03 năm 2019). Everything You Need to Know About Tamanu Oil, Healthline. Truy cập ngày 27 tháng 03 năm 2023.
  3. Tác giả Shih-Chang Tsai và cộng sự (Đăng ngày 19 tháng 06 năm 2012). Anti-inflammatory effects of Calophyllum inophyllum L. in RAW264.7 cells, PubMed. Truy cập ngày 27 tháng 03 năm 2023.

Để lại một bình luận