Iloprost

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

ILOPROST 

Tên chung quốc tế: Iloprost. 

Mã ATC: B01AC11. 

Loại thuốc: Thuốc giãn mạch, chống huyết khối, chống kết tập tiểu cầu tương tự prostacyclin. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Dung dịch dùng cho máy phun khí dung: 10 microgam/ml, 20 microgam/ml. 

2 Dược lực học 

Iloprost, một chất tổng hợp tương tự prostacyclin, có tác dụng ức chế kết tập, kết dính và giải phóng tiểu cầu; giãn động mạch và tĩnh mạch, tăng tỷ trọng mao mạch và giảm tính thấm thành mạch gây ra bởi serotonin và histamin, kích thích khả năng tiêu sợi huyết nội sinh. Tác dụng của thuốc tương tự epoprostenol. Tuy nhiên ở pH trung tính và nhiệt độ phòng, thuốc ổn định về mặt hóa học hơn. Thuốc có nửa đời thải trừ và thời gian giãn mạch phối dài hơn 

3 Dược động học 

3.1 Hấp thu

Khi dùng iloprost dạng 10 microgam/ml dưới dạng hít trên bệnh nhân có tăng áp lực phổi hoặc người tình nguyện khỏe mạnh với hầu 5 microgam/1 lần hít, thời gian hít trong khoảng 4,6 – 10,6 phút, nồng độ đỉnh đạt được khoảng 100 – 200 microgam/ ml vào cuối mỗi lần hít. Nồng độ này giảm dần với nửa đời thải trừ vào khoảng giữa 5 và 25 phút. Trong vòng 30 phút – 2 giờ sau khi hít lần cuối, iloprost không thể phát hiện được trong gian trung tâm (giới hạn phát hiện là 25 picrogam/ml. 

3.2 Phân bố

Chưa có nghiên cứu được thực hiện với dạng hít. Khi truyền tĩnh mạch, Thể tích phân bố ở trạng thái ổn định của thuốc là 0,6 – 0,8 lít/kg ở người tình nguyện khỏe mạnh. Lượng iloprost liên kết với protein huyết trong không phụ thuộc liều, trong khoảng từ 30 – 3000 picrogam/ml, tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương khoảng 60%, trong đó 75%, liên kết với Albumin. 

3.3 Chuyển hóa

Sau khi truyền tĩnh mạch, iloprost chuyển hóa chủ yếu thông qua quá trình B-oxi hóa carboxyl mạch bên tạo chất chuyển hóa chính không có hoạt tỉnh là tetranor-iloprost. Tetranor iloprost có mặt trong nước tiểu dưới dạng tự do hoặc dạng liên hợp. Các nghiên cứu in vitro cho thấy chuyển hóa phụ thuộc CYP450 chỉ dòng một vai trò nhỏ trong chuyển hóa sinh học của iloprost Sau khi truyền tĩnh mạch hoặc hít, chuyển hóa của iloprost ở phổi là tương tự nhau. 

3.4 Thải trừ

Thuốc không thải trừ dưới dạng nguyên vẹn. Trên bệnh nhân có chức năng thận và gan bình thường, iloprost sau truyền tĩnh mạch có nửa đời thải trừ ở 2 pha lần lượt là 3 – 5 phút và 15 – 30 phút. Độ thanh thải tổng của iloprost vào khoảng 20 ml/ kg phút, điều này cho thấy sự chuyển hóa ngoài gan của iloprost. 

4 Chỉ định 

Tăng áp lực động mạch phổi. 

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với iloprost. 

Bệnh nhân trong tình trạng có nguy cơ xuất huyết (như loét tiêu hóa tiến triển, chấn thương, xuất huyết nội sọ). 

Bệnh mạch vành nặng hoặc đau thắt ngực không ổn định. 

Nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng gần đây, 

Suy tim mất bù nếu không có giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế. 

Loạn nhịp nặng. 

Các vấn đề về mạch não (như cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ) trong vòng 3 tháng gần đây. 

Tăng áp lực phổi do tắc nghẽn tĩnh mạch. 

Khuyết tật van tim bẩm sinh hoặc mắc phải với các rối loạn chức năng cơ tim trên lâm sàng không liên quan đến tăng áp lực phổi. 

6 Thận trọng 

Không khuyến cáo dùng thuốc trên bệnh nhân tăng áp lực phổi không ổn định, bệnh nhân có suy tim phải tiến triển. Nếu tình trạng suy tim phải nặng hơn cần cân nhắc chuyển sang thuốc khác.

Nên kiểm tra huyết áp trước khi bắt đầu điều trị. Không nên đầu điều trị với các bệnh nhân có huyết áp tâm thu dưới 85 mmHg. 

Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân có huyết áp thấp, bệnh nhân có tụt huyết áp tư thế hoặc đang dùng các thuốc được biết gây giảm huyết áp. Cần thận trọng về sự có mặt của các điều kiện hoặc thuốc đi kèm có thể tăng nguy cơ tụt huyết áp hoặc ngất. 

Ngất là triệu chứng thông thường của bệnh nhưng cũng có thể xảy ra do tác dụng của thuốc. Bệnh nhân có tiền sử ngất do tăng áp lực phổi nên tránh các căng thẳng đặc biệt như gắng sức về thể lực. Nên hút thuốc trước khi cần gắng sức. Cẩn thích nghỉ hoặc cần nhắc thay đổi điều trị khi có dấu hiệu tăng nguy cơ ngất.

Thuốc có nguy cơ gây co thắt phế quản đặc biệt trên các bệnh nhân có phế quân nhạy cảm. Hiệu quả của thuốc trên bệnh nhân máu kèm COPD và hen nặng vẫn chưa được chứng minh. Theo đơn chặt chẽ khi dùng thuốc trên bệnh nhân có nhiễm trùng cấp tính ở phổi, COPD và hen nặng. 

Các thuốc giãn mạch có thể làm nặng thêm tình trạng tim mạch trên các bệnh nhân có tắc nghẽn tĩnh mạch phối. Nếu có dấu hiệu phủ phối, cần cân nhắc khả năng bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch phối đi kèm. Nên ngưng điều trị với iloporst.

Nếu phải gián đoạn điều trị, cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Cần nhắc các biện pháp điều trị thay thế trên các bệnh nhân mắc bệnh nặng.

Để giảm thiểu nguy cơ vô tình phơi nhiễm với thuốc, nên sử dụng iloprost với máy phun khí dung có hệ thống hỗ trợ đưa thuốc (như Breelib hoặc I-Neb), không khí trong phỏng nên được thông khí tốt. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với iloprost tử không khí trong phòng. Tránh để thuốc tiếp xúc với da, mắt và Đường tiêu hóa. Trong quá trình dùng thuốc chỉ nên hít thuốc với ống hít. 

7 Thời kỳ mang thai 

Phụ nữ có tăng áp lực phổi nên tránh mang thai do có thể xuất hiện các đợt cấp đe dọa tính mạng. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có ảnh hưởng đến hệ sinh sản. Chưa đủ dữ liệu về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai. Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể được cân nhắc chỉ khi đã đánh giá kỹ nguy cơ – lợi ích cho mẹ. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Chưa rõ liệu iloprost và các sản phẩm chuyển hóa của thuốc có thể được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Một lượng rất nhỏ iloprost đã được phát hiện trong sữa trong nghiên cứu trên chuột cống. Do không thể loại trừ nguy cơ tiềm năng cho trẻ bú mẹ, nên tránh cho trẻ bú trong thời gian mẹ dùng thuốc. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

ADR thường gặp là giãn mạch (bao gồm tụt huyết áp), đau đầu, ho. ADR nghiêm trọng nhất là tụt huyết áp, rối loạn chảy máu và co thắt phế quản. 

9.1 Rất thường gặp 

Máu và hệ thống lympho; chảy máu. Thần kinh: đau đầu. 

Mạch: giãn mạch, đỏ bừng mặt. Hô hấp: khó chịu ở ngực/đau ngực, họ. Tiêu hóa: buồn nôn. 

Cơ xương và mô liên kết: đau hàm/cứng hàm. Toàn thân và tại vị trí đưa thuốc; phù ngoại vi.

9.2 Thường gặp 

Thần kinh: chóng mặt. 

Tim: rối loạn nhịp tim nhanh, đánh trống ngực. 

Mạch: ngất, tụt huyết áp. 

Hô hấp: khó thở, đau họng – thanh quản, kích ứng họng. 

Tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, kích ứng miệng và lưỡi bao gồm cả đau. 

Da và mô dưới da: phát ban. 

9.3 Chưa xác định được tần suất 

Máu: giảm tiểu cầu. 

Miễn dịch: quá mẫn. 

Hô hấp: co thắt phế quản, hắt hơi.

Tiêu hóa: loạn vị giác. 

10 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Ngừng thuốc nếu xuất hiện các ADR nặng hoặc dai dẳng. 

11 Liều lượng và cách dùng 

11.1 Cách dùng 

Iloprost được hít qua miệng thông qua máy phun khí dung. Rút toàn bộ lưng thuốc chia trong ống thuốc Linh sang bình chứa của máy phun khí dung ngay trước khi hút thuốc. Dung dịch iloprost 10 microgam ol dùng để đưa liều 2,5 microgam hoặc 5 microgam tùy thuộc vào hình chứa thuốc do bác sĩ lựa chọn. Dung dịch Iloprost 20 microgam/ml đua liều 5 microgam qua ống hút qua miệng. Không nên trộn lẫn iloprost với các thuốc dạng hút khác hoặc không nên đưa cùng các thuốc khác. Sau mỗi lần hút, nền loại tất cả các phần thuốc còn lại trong bình chứa thuốc, vệ sinh sạch máy phun khí dung theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bệnh nhân nên được huấn luyện về kỹ thuật đưa thuốc, thao tác lấy thuốc, hoạt động và duy trì máy phun khí dung.

11.2 Liều dùng 

11.2.1 Người lớn 

Khởi đầu điều trị với liều 2,5 microgam/liều. Nếu dung nạp, tăng liều lên 5 microgam/liều, 6 – 9 lần/ngày và duy trì ở liều này. Nếu kém dung nạp với liều 5 microgam, nên giảm liều xuống 2,5 microgam, 6 – 9 lần/ngày. Liều tối đa 45 microgam/ngày.

11.2.2 Bệnh nhân suy gan

Bệnh nhân suy gan có điểm Child-Pugh phân loại B hoặc C, cân nhắc giãn khoảng cách đưa liều mỗi 3 – 4 giờ dựa trên đáp ứng. 

11.2.3 Bệnh nhân suy thận

Không cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinin > 30ml/phút. Chưa có dữ liệu nghiên cứu trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút. Các dữ liệu trên bệnh nhân suy thận cần lọc máu cho thấy khả năng thải trừ của iloprost giảm, vì vậy liều khuyến cáo cho bệnh nhân suy gan có thể áp dụng cho đối tượng này. 

11.2.4 Trẻ em

Hiệu quả và tính an toàn của thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi chưa được chứng minh. Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em. 

12 Tương tác thuốc 

Iloprost có thể làm tăng tác dụng của các thuốc giãn mạch, hạ huyết áp do vậy làm tăng nguy cơ tụt huyết áp. Thận trọng khi phối hợp iloprost với các thuốc giãn mạch hoặc hạ huyết áp khác. Hiệu chỉnh liều nếu cần. 

Iloprost ức chế chức năng tiểu cầu, sử dụng phối hợp với các thuốc sau có thể tăng cường tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu do vậy tăng nguy cơ chảy máu: các thuốc chống đông (thuốc chống động đường tiêm như Heparin, các thuốc chống đông đường uống), các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác (acid acetylsalicylic, các thuốc chống viêm NSAIDs, các thuốc ức chế phosphodiesterase không chọn lọc như pentoxifylin, các thuốc ức chế chọn lọc phosphodiesterase 3 (Cilostazol hoặc anagrelid), ticlopidin, Clopidogrel, các thuốc đối vận glycoprotein IIb/Illa (abciximab, eptifibatid, tirofiban, defibrotid)). 

13 Quá liều và xử trí 

13.1 Triệu chứng

Chủ yếu liên quan đến tác dụng giãn mạch của iloprost. Các triệu chứng thường được quan sát khi quá liều là chóng mặt, đau đầu, đỏ bừng mặt, buồn nôn, đau cằm và đau lưng. Tụt huyết áp, tăng huyết áp, nhịp tim chậm hoặc loạn nhịp nhanh, nôn, tiêu chảy và đau chỉ cũng có thể gặp, 

13.2 Xử trí

Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu quá liều xảy ra nên ngừng thuốc, theo dõi và điều trị triệu chứng. 

.Cập nhật lần cuối: 2019

Để lại một bình luận