Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) |
Ericales (Đỗ quyên) |
Họ(familia) |
Ebenaceae (Thị) |
Chi(genus) |
Diospyros |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Diospyros cathayensis |
|
Danh pháp đồng nghĩa | |
Cathay persimmon |
Hồng cẩm thạch thuộc dạng cây nhỏ thường xanh, chiều cao có thể lên đến 10 mét. Thân cây ngắn, tán xòe, nhiều cành, có gai, vỏ thân màu nâu đen, khi còn nhỏ phủ một lớp lông mỏng, sau không có lông. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Cây hồng đá (Hồng cẩm thạch) là cây gì?
Tên khoa học: Diospyros cathayensis
Tên gọi khác: Hồng cẩm thạch.
Tên đồng nghĩa: Cathay persimmon
Họ thực vật: Thị (Ebenaceae).
1.1 Đặc điểm thực vật
Hồng cẩm thạch thuộc dạng cây nhỏ thường xanh, chiều cao có thể lên đến 10 mét. Thân cây ngắn, tán xòe, nhiều cành, có gai, vỏ thân màu nâu đen, khi còn nhỏ phủ một lớp lông mỏng, sau không có lông.
Lá mỏng, nhiều lông, phiến lá có dạng hình mác thuôn, chiều dài mỗi lá khoảng từ 4-9cm, chiều rộng từ 1,8 đến 3,6cm. Mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn. Cuống lá ngắn, dài khoảng 2-4mm.
Hoa cái mọc đơn độc ở nách lá, hoa có màu trắng, mùi thơm, tràng hoa ngắn hơn đài hoa. Bầu ngụy có dạng hình cầu, phủ một lớp lông nhung, cuống hoa mảnh.
Quả hình cầu, đường kính mỗi quả khoảng từ 1,5 đến 3cm, quả khi còn non có màu xanh, khi chín có màu vàng hoặc đỏ.
Hạt màu nâu, thuôn dài, hình trứng.
Thời kỳ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5, thời kỳ đậu quả từ tháng 8 đến tháng 10.
Dưới đây là hình ảnh cây Hồng đá (Hồng cẩm thạch):
1.2 Đặc điểm phân bố
Hồng đá rừng phân bố chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc bao gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam,… Độ cao phân bố của cây Hồng cẩm thạch có thể lên đến 1500 mét. Cây chịu lạnh kém, thích nghi tốt với nhiều môi trường đất khác nhau bao gồm đất phù sa, đất sét, đất đỏ.
2 Cách trồng cây Hồng đá
Hồng cẩm thạch thường được trồng làm cảnh do quả khi chín có màu đẹp như màu cẩm thạch. Phương pháp nhân giống thường dùng là ghép cành hoặc gieo hạt.
Khi sử dụng phương pháp ghép cành cần lưu ý rằng, Hồng cẩm thạch có chứa tanin do đó dễ bị oxy hóa, đông đặc tạo thành lớp dày gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét. Do đó, khi ghép cành cần lựa chọn thời điểm Nhựa ít, cụ thể là vào mùa xuân.
Khi chọn đất trồng, nên cải tạo đất bằng cách bón vôi cho đất có độ pH thấp vì độ pH có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Bón phân hữu cơ để kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Hồng cẩm thạch là loài có khả năng chịu hạn kém, do đó, ngoài việc bón phân và cải tạo đất thì cũng cần chú ý thường xuyên tưới nước cho cây.
3 Ý nghĩa phong thủy
Hồng đá hay Hồng cẩm thạch còn được gọi là cây Cẩm thạch vàng vì quả khi chín cho màu vàng đặc trưng như cẩm thạch, mang ý nghĩa tài lộc cho gia chủ.
Trong phong thủy, cây Hồng đá tượng trưng cho sự trường thọ, phú quý, khi trồng trong nhà giúp gia chủ thu hút tài lộc, công việc thuận lợi, gia đình phát triển.
Những năm gần đây, ngoài những loài hoa phổ biến như hoa mai, Hoa Đào thì Hồng đá cũng là một trong những loài được săn đón vào dịp Tết nguyên đán, những cây hồng càng nhiều quả thì có giá trị càng cao.
4 Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Hồng cẩm thạch ăn được không?
Quả hồng cẩm thạch khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ đẹp mắt, thường được trồng làm cảnh, nhưng ít người biết rằng, Hồng cẩm thạch có thể ăn được, quả không chỉ thơm mà còn rất ngon ngọt.
4.2 Mua cây giống hồng cẩm thạch Tứ Xuyên (Trung Quốc) ở đâu?
Hiện nay, giống cây Hồng cẩm thạch Tứ Xuyên nổi tiếng không còn quá khó mua, tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những nhà vườn uy tín, tránh tình trạng ‘tiền mất tật mang’.
4.3 Giá cây hồng đá là bao nhiêu?
Giá cây hồng đá có thể lên đến vài trăm triệu đồng tùy thuộc vào dáng cây, số năm tuổi của cây.