Disodium 5′-Inosinate

1 Tổng quan (Giới thiệu chung) về Disodium 5′-Inosinate (Disodium Inosine Monophosphate)

1.1 Tên gọi

Tên gọi khác: 

  • Disodium 5′-Inosinate.
  • Disodium Inosinate.
  • Sodium Inosinate.
  • Disodium Inosine 5′-Monophosphate.
  • Inosine 5′-Monophosphate Disodium.
  • Disodium inosine 5′-phosphate,…

1.2 Công thức hóa học

Disodium 5′-Inosinate là gì? Disodium 5′-Inosinate có công thức phân tử là C10H11N4Na2O8P và có khối lượng phân tử bằng 392.17 g/mol.

Hoạt chất là một Nucleotide Purine có Hypoxanthine làm Bazơ và một nhóm Photphat được Este hóa thành phần đường.

Hoạt chất được tìm thấy tự nhiên trong thịt và cá ở mức khoảng 80–800 mg/100g. Nó cũng có thể được tạo ra bằng cách lên men các loại đường. 

Trong công nghiệp, hoạt chất được tạo ra bằng cách chiết xuất từ các sản phẩm động vật. 

disodium 5 inosinate 2
Công thức cấu tạo của Disodium 5′-Inosinate

2 Tính chất của Disodium 5′-Inosinate

2.1 Tính chất vật lý 

Disodium 5′-Inosinate tồn tại ở dạng bột hoặc dạng tinh thể, hoặc bột đi từ không màu đến màu trắng, không có mùi đặc trưng.

Độ hòa tan: Hoạt chất có thể hòa tan được trong nước, ít tan trong Etanol, thực tế không tan trong Ete.

Độ pH: Từ 7,0 đến 8,5.

Tỷ trọng: 2,31g/cm3.

Điểm sôi: 851,4°C ở 760mmHg.

Độ nóng chảy: Disodium 5′-Inosinate nóng chảy ở 175°C.

Quang phổ tia cực tím: Độ hấp thụ tối đa của dung dịch 20 mg/l trong HCl 0,01N ở bước sóng 250 nm.

2.2 Tính chất hóa học 

Disodium 5′-Inosinate là một sản phẩm thu được từ quá trình lên men đường, hoạt chất thường được dùng trong công nghiệp thực phẩm như một chất phụ gia tăng và điều chỉnh hương vị. 

Khi hòa tan trong nước, dung dịch tạo thành sẽ có độ ổn định cao và trung tính. Hoạt chất rất dễ bị phân hủy khi tác dụng nhiệt trong dung dịch Acid và mất khả năng taoh hương bị.

Hoạt chất cũng có thể bị phá vỡ bởi các Phosphatase.

2.3 Tạp chất

Disodium 5′-Inosinate thành phẩm cần có độ tinh khiết cao. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có báo cáo liên quan đến tạp chất của hoạt chất. 

3 Tác dụng của Disodium 5′-Inosinate 

Công nghiệp thực phẩm:

  • Disodium 5′-Inosinate được sử dụng làm chất gia tăng hương vị cho món ăn, kết hợp với MSG để tạo ra vị Umami (vị ngọt thịt). Ngoài ra nó cũng thường được bổ sung vào công thức của các loại thực phẩm kết hợp với Dinatri Guanylate, để tạo thành Dinatri 5′-ribonucleotide để điều chỉnh hương vị. 

Y học:

  • Hoạt chất được sử dụng trong dược phẩm như một tá dược, đồng thời có thể được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân bị giảm bạch cầu và tiểu cầu. Kết hợp trong phác đồ điều trị cho người bị bệnh gan cấp hoặc mạn tính. 

4 Ứng dụng của Disodium 5′-Inosinate

Hoạt chất thường được sử dụng làm chất phụ gia cho thực phẩm, và được chứng minh là an toàn khi dùng với lượng quy định. Mục đích khi bổ sung Disodium 5′-Inosinate là tăng hương vị cho sản phẩm. 

Khi kết hợp với MSG để tạo ra vị Umami (vị ngọt thịt), tạo ra hiệu ứng hương vị cao hơn gấp nhiều lần so với bột ngọt hoặc chất điều chỉnh hương vị thông thường.

Ngoài ra hoạt chất cũng được sử dụng trong y học, dược phẩm như một thành phần tá dược, hỗ trợ điều trị tình trạng giảm bạch cầu, tiểu cầu, các bệnh lý liên quan đến gan cấp hoặc mạn tính khác. 

5 Độ ổn định và bảo quản

Disodium 5′-Inosinate có độ ổn định cao, không tương thích với các tác nhân Oxy hóa mạnh. Thùng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất cần phải được làm từ vật liệu không tương tác và tương kỵ. Bên ngoài ghi rõ tên hoạt chất “Disodium 5′-Inosinate”, độc tính có thể xảy ra, điều kiện bảo, quy định phòng hộ khi tiếp xúc trực tiếp cũng như cách sơ cấp cứu khi bị ngộ độc. 

Kho bảo quản hoạt chất cần được duy trì ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C, khi vận chuyển cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn này. 

6 Độc tính của Disodium 5′-Inosinate

Tại Mỹ, lượng tiêu thụ Disodium 5′-Inosinate trung bình là khoảng 4mg/ngày/ FDA đã tiến hành xem xét các tài liệu liên quan và không thấy có bằng chứng về khả năng gây ung thư, quái thai hoặc tác dụng bất lợi nên khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới. 

LD50: Dùng đường tiêm tĩnh mạch trên chuột với liều 3300 mg/kg, không quan sát thấy biểu hiện bất thường nào.

LD50: Dùng uống trên chuột với liều 15900 mg/kg, chuột có biểu hiện co giật, các bất thường ở phổi, hô hấp, tăng nhu động ruột và tiêu chảy.

LD50: Dùng đường tiêm phúc mạc trên chuột với liều 4850 mg/kg, chuột có biểu hiện co giật, các bất thường ở phổi, hô hấp, tăng nhu động ruột và tiêu chảy.

LD50: Dùng đường tiêm dưới da trên chuột với liều 3900 mg/kg, chuột có biểu hiện buồn ngủ, trầm cảm, khó thở và các rối loạn trên đường hô hấp khác. 

7 Chế phẩm

Disodium 5′-Inosinate thường được bổ sung vào thực phẩm để gia tăng hương vị cũng như tạo ra sự ổn định hương vị. Nó cũng được sử dụng trong y học và làm tá dược cho một số loại thuốc. Dưới đây là một số chế phẩm có chứa thành phần này trong công thức. 

disodium 5 inosinate 3
Các chế phẩm chứa Disodium 5′-Inosinate

8 Thông tin thêm về Disodium 5′-Inosinate

Điều chế các chất thủy phân protein umami có nguồn gốc từ hạt hướng dương

Hạt hướng dương rất giàu Protein và có thể được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất Peptide vị umami. 

Trong nghiên cứu này, bột hạt hướng dương được khử chất béo ở nhiệt độ thấp được lấy làm nguyên liệu thô. Lượng Protein được tách ra, sau đó sẽ được thủy phân trong 4 giờ bởi Flavorzyme để thu được chất thủy phân có vị Umami mạnh.

Các chất thủy phân này được khử Amit bằng cách sử dụng Glutaminase để tăng cường độ vị Umami. Giá trị vị Umami cao nhất thu được là 11,48, được ghi nhận đối với chất thủy phân được khử Amit trong 6 giờ. 

Các sản phẩm thủy phân Umami trộn với 8,92 mmol Disodium 5′-Inosinate + 8,02 mmol MSG cho giá trị Umami cao nhất là 25,21. 

Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp một phương pháp sử dụng Protein bột hạt hướng dương và cơ sở lý thuyết cho việc điều chế Peptide Umami. 

Ứng dụng: Một lượng lớn bột Hạt Hướng Dương sau khi ép dầu được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bột Hạt Hướng Dương rất giàu Protein, và thành phần Acid Amin Umami trong bột hạt hướng dương lên tới 25% -30. Do đó, đây có thể là nguyên liệu thô tuyệt vời để sản xuất Peptide Umami. 

9 Tài liệu tham khảo

1.Chuyên gia NCBI, Disodium 5′-Inosinate, PubChem. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2023.

2.Tác giả Sarina Ma, Jia Duan, Xiaojing Liu và các cộng sự (đăng ngày 8 tháng 7 năm 2023), Preparation of sunflower seed-derived umami protein hydrolysates and their synergistic effect with monosodium glutamate and disodium inosine-5′-monophosphate, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2023.

3.Tác giả Vasileios Bampidis, Giovanna Azimonti, Maria de Lourdes Bastos và các cộng sự (đăng ngày 13 tháng 4 năm 2023), Safety of the feed additive consisting of Disodium 5′-Inosinate (IMP) produced by Corynebacterium stationis KCCM 80235 for all animal species (CJ Europe GmbH), PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2023.

Để lại một bình luận