Hoạt chất Diplococcus Pneumoniae được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích tạo miễn dịch tự nhiên cho cơ thể con người. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất ly giải của Diplococcus Pneumoniae.
1 Tổng quan
1.1 Lịch sử ra đời
Vi khuẩn Diplococcus pneumoniae được mô tả lần đầu tiên cách đây chưa đầy một thế kỷ. Sau khi cả Pasteur và Sternberg phát hiện ra nó vào năm 1881 và sự chứng minh của Fraenkel và Weichselbaum 5 năm sau đó rằng Pneumococcus là tác nhân gây bệnh viêm phổi thùy ở người, mối quan tâm đến sinh vật này tập trung vào đặc tính gây bệnh của nó và khả năng miễn dịch của vật chủ (Breed và cộng sự năm 1957). Công trình của Griffith về sự biến đổi phế cầu khuẩn (Griffith, 1928) đã dẫn đến phát hiện ra rằng bản chất hóa học của vật liệu di truyền đối với tất cả các dạng sống của tế bào là deoxyribonucleate. Nghiên cứu kinh điển của Avery, MacLeod và McCarty về bản chất của chất gây ra sự biến đổi của các loại phế cầu khuẩn được xuất bản vào năm 1944 và nó đánh dấu sự khởi đầu của di truyền học hiện đại và sinh học phân tử.
1.2 Mô tả đặc điểm Diplococcus Pneumoniae
1.2.1 Diplococcus Pneumoniae là gì?
Song cầu khuẩn (diplococcus) là một vi khuẩn dạng cầu (cầu khuẩn) thường xuất hiện ở dạng hai tế bào được nối. Diplococcus Pneumoniae là song cầu khuẩn gram dương thuộc về chi Streptococcus và họ Streptococcaceae (Streptococcus Pneumoniae). Chúng sống kí sinh ở đường hô hấp của con người và một số động vật có vú khác.
1.2.2 Hình thái
Trong môi trường chất lỏng, vi khuẩn phát triển đơn lẻ hoặc theo cặp và đạt kích thước 0,5-1,25 f.L. Các tế bào riêng lẻ gần như hình cầu. Các đầu xa của các dạng ghép đôi hơi nhọn và do đó chúng được mô tả là các ngoại cầu hình mũi mác. Khi làm khô, phết phế cầu khuẩn cố định bằng nhiệt được nhuộm bằng quy trình Gram, cầu khuẩn xuất hiện màu tím và được chỉ định là Gram dương. Nếu nuôi cấy trên bề mặt môi trường rắn (thạch cầu), phế cầu khuẩn hình thành khuẩn lạc tròn, sáng bóng dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Khi đưa máu đã khử chất fibrin từ các động vật có vú khác nhau như thỏ, cừu hoặc ngựa vào môi trường, các khuẩn lạc phế cầu khuẩn được bao quanh bởi một vùng đổi màu xanh lục do hồng cầu bị tan máu một phần. Sự đổi màu xanh lá cây, a-tán huyết, được tạo ra bởi một loại protein có tính axit, pneumolysin, được tạo ra trong quá trình phát triển của phế cầu khuẩn.
1.2.3 Cấu trúc
Lớp vỏ ngoài của phế cầu khuẩn bao gồm các polyme polysacarit. Hơn 75 loại vỏ polysaccharide khác nhau về huyết thanh đã được mô tả. Lớp vỏ bảo vệ Pneumococcus khỏi bị thực bào, mang lại cho vi khuẩn này khả năng gây bệnh. Vi khuẩn được bao bọc tạo thành các khuẩn lạc mịn, lấp lánh trên môi trường thạch. Vi khuẩn không có vỏ tạo thành khuẩn lạc thô và không gây bệnh.
Phế cầu khuẩn có thành tế bào chứa axit teichoic bao gồm một thành phần bất thường, Choline, có thể đóng vai trò trong khả năng biến đổi của những vi khuẩn này. Cấu trúc tinh tế của phế cầu khuẩn đã được mô tả tương tự như các cầu khuẩn gram dương khác.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Vi khuẩn có hại Diplococcus Pneumoniae gây ra nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm những bệnh nhiễm trùng thường gặp với tần suất cao như viêm tai giữa hoặc viêm xoang, và những bệnh nhiễm trùng nặng và nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi cộng đồng (nhiễm khuẩn ở phổi), nhiễm trùng máu và viêm màng não (màng bao bọc xung quanh nhu mô não).
Chất ly giải của Diplococcus Pneumoniae có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của con người, tăng cường sức đề kháng của con người với vi khuẩn.
2.2 Cơ chế tác dụng
Chất ly giải vi khuẩn là các kháng nguyên được chiết tách từ Diplococcus Pneumoniae bị bất hoạt. Chúng thể hiện tác dụng dựa trên cơ chế kích hoạt hệ thống theo dõi miễn dịch và cơ chế phòng vệ miễn dịch giúp bảo vệ và chống lại các nhiễm trùng.
3 Chỉ định – Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
Sử dụng Diplococcus Pneumoniae trong các trường hợp sau:
- Điều trị tăng cường miễn dịch ở bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Phối hợp với các thuốc khác trong điều trị nhiễm khuẩn cấp ở đường hô hấp.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn tái phát ở đường hô hấp.
3.2 Chống chỉ định
Không sử dụng nếu người dùng dị ứng với chất này.
4 Ứng dụng trong lâm sàng
Tuy Diplococcus Pneumoniae gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng với sức khỏe con người. Nhưng với sự phát triển của ngành khoa học và y học, người ta đã lợi dụng được loại vi khuẩn này sử dụng với các ứng dụng sau:
- Vaccin phòng ngừa bệnh phế cầu: người ta tách phần kháng nguyên của Diplococcus Pneumoniae, đưa vào cơ thể con người với nồng độ vừa đủ kích thích tạo ra trí nhớ miễn dịch mà không làm con người nhiễm bệnh.
- Thuốc tăng cường sức đề kháng: kháng nguyên của Diplococcus Pneumoniae bất hoạt được kết hợp với nhiều vi khuẩn gây bệnh khác tạo thành hỗn hợp các chất ly giải của vi khuẩn. Khi đưa vào cơ thể người cũng kích thích tạo miễn dịch trí nhớ và nâng cao sức đề kháng.
5 Liều dùng – Cách dùng
5.1 Liều dùng
Liều dùng phụ thuộc vào chế phẩm chứa vi khuẩn và độ tuổi cũng như sức đề kháng của người sử dụng.
5.2 Cách dùng
Đối với Vaccin: Vaccin sẽ được tiêm liều đầu khi trẻ được 6 tuần tuổi. Các liều tiếp theo tùy thuộc vào loại vaccin bạn lựa chọn.
Đối với thuốc tăng cường sức đề kháng: người dùng sử dụng đường uống, nếu trẻ không thể uống có thể hòa vào sữa/ nước cho trẻ.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Anti Thymocyte Globulin: Thuốc ức chế miễn dịch – Dược thư Việt Nam
6 Tác dụng không mong muốn
Tuy các kháng nguyên được tách từ vi khuẩn đã bất hoạt nhưng trong quá trình sử dụng, người dùng vẫn có thể gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn như: rối loạn nhẹ ở Đường tiêu hóa, cảm giác buồn nôn, nôn, ỉa chảy, phát ban trên da, nổi mẩn đỏ, ho, kho thở, hen, mệt mỏi, sốt,…
Nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, cần báo cho bác sĩ. Nếu gặp các phản ứng phản vệ, cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Chlorhexidine – hoạt chất dùng trong sát khuẩn trong y tế
7 Thận trọng
Không tự ý thay đổi liều dùng mà bác sĩ đã kê, điều này có thể khiến người dùng gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Người dùng cần tuân thủ uống thuốc đều đặn và tiêm vaccin đúng lịch hẹn, đúng liệu trình thì miễn dịch mới được hình thành một cách tốt nhất.
Sau khi sử dụng thuốc và vaccin cần chú ý theo dõi có hay không các phản ứng phản vệ.
8 Các câu hỏi thường gặp
8.1 Có nên sử dụng Diplococcus Pneumoniae cho trẻ em không?
Các kháng nguyên vi khuẩn bất hoạt có thể sử dụng cho trẻ nhỏ khi có chỉ định của bác sĩ, điều này hoàn toàn tốt cho trẻ vì có thể xây dựng cho trẻ một miễn dịch khỏe mạnh từ sớm.
8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Diplococcus Pneumoniae không?
Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, không sử dụng.
9 Các dạng bào chế phổ biến
Diplococcus Pneumoniae được bào chế dạng Dung dịch tiêm hoặc viên uống.
Một số sản phẩm nổi bật trên thị trường có chứa Diplococcus Pneumoniae như là: Broncho-Vaxom Children, Immubron, vaccin Synflorix, vaccin Prevenar-13,…
10 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Elena Ottolenghi-Nightingale (Ngày đăng năm 1974). Diplococcus pneumoniae, Bacteria, Bacteriophages, and Fungi (p. 45-58). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả TOMASZ , JD JAMIESON , E OTTOLENGHI (Ngày đăng tháng 8 năm 1964). THE FINE STRUCTURE OF DIPLOCOCCUS PNEUMONIAE, Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả M.D. F.A. Loda, M.D. A.M. Collier, M.D. W.P. Glezen, M.D. K. Strangert, M.D. W.A. Clyde Jr., M.D. F.W. Denny (Ngày đăng tháng 12 năm 1975). Occurrence of Diplococcus pneumoniae in the upper respiratory tract of children, The Journal of Pediatrics. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.