Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) |
Fabales (Đậu) |
Họ(familia) |
Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) |
Sesbania |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Sesbania javanica Miq. |
|
Danh pháp đồng nghĩa | |
Sesbania paludosa Prain. |
Điên điển thuộc dạng cây bụi thấp hoặc cây thảo hóa gỗ nhiều hay ít, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 4 mét, thân và cành có màu xanh hoặc màu đỏ, không có gai. Lõi thân xốp màu trắng. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Sesbania javanica Miq.
Tên đồng nghĩa: Sesbania paludosa Prain.
Bông Điên điển miền bắc còn gọi là Điền thanh hạt tròn, Muồng rút.
Họ thực vật: Đậu (Fabaceae).
1.1 Đặc điểm thực vật
Điên điển thuộc dạng cây bụi thấp hoặc cây thảo hóa gỗ nhiều hay ít, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 4 mét, thân và cành có màu xanh hoặc màu đỏ, không có gai. Lõi thân xốp màu trắng.
Lá mọc kép lông chim, gồm 10-30 đôi lá chét có dạng hình dải thuôn hẹp, chiều dài mỗi lá chét khoảng 12 đến 25cm, chiều rộng từ 2-4mm.
Chùm hoa mọc ở nách lá, chiều dài khoảng 5-12cm, gồm 5-12 bông hoa. Bông điên điển có màu vàng, kích thước lớn, dài 25mm, các cánh hoa có tai nhỏ rất nhọn, cành thìa cong hơi có tai.
Quả dạng đậu, mọc thõng xuống, chiều dài khoảng 18 đến 20cm, chiều rộng 0,4cm, có màu tím hoặc màu nâu.
Hạt nhiều, có dạng hình cầu, màu nâu bóng, đường kính mỗi hạt khoảng 3mm, có lông lởm chởm.
Rễ phát triển mạnh, có nhiều nốt sần.
Dưới đây là hình ảnh cây Điên điển
1.2 Thu hái và chế biến cây Điên điển phao
Bộ phận dùng: Lá, hạt, toàn cây.
Thời điểm thu hái: Lá có thể thu hái quanh năm, hoa thu hái vào tháng 8 đến tháng 9, quả già thu hái vào tháng 10.
1.3 Cây điên điển thường mọc ở đâu?
Điên điển được tìm thấy ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây được tìm thấy ở một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, cây cũng được bắt gặp ở các tỉnh như Đồng Nai, Đắk Lắk. Điên điển cũng được trồng ở một số tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
Tại nước ta, cây thường mọc ở những khu vực đầm lầy, ruộng nước lợ. Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng cành, thời điểm gieo trồng là vào tháng 3 đến tháng 4. Cây nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Điên điển là loài sống lâu năm, đôi khi là hàng năm, phân cành nhiều, có khả năng chịu được ngập úng, chua mặn, khả năng tái sinh mạnh.
Thời điểm ra hoa là tháng 8, thời điểm có quả là tháng 9 đến tháng 11.
2 Bông điên điển có mấy loại?
Điên điển gồm 2 loại gồm Điên điển và Điên điển sợi:
- Điên điển có tên khoa học là Sesbania Javanica Miq., hoa màu vàng, thân cành không gai, có màu xanh hoặc màu đỏ, lõi có xốp trắng.
- Điên điển sợi có tên khoa học là Sesbania cannabina (Retz.) Pers., hoa màu vàng, thân cành mềm có màu lục, những cành khi còn non có khía dọc.
3 Thành phần hóa học
Lá khô có chứa:
- Protid chiếm 26,30%.
- Glucid chiếm 39,2%.
- Cellulose 18%.
Hạt có chứa:
- Protid 33,40%.
- Lipid 4,5%.
- Glucid 24,6%.
- Cellulose 14,6%.
4 Cây điên điển chữa bệnh gì?
Điên điển có nhiều công dụng trong đời sống cũng như trong Y học cổ truyền:
- Thân xốp của cây được dùng làm mũ và làm nút chai.
- Hoa được dùng làm bánh hoặc xào, nấu canh ăn rất ngon.
- Lá dùng để làm rau ăn.
- Hạt dùng làm giá như giá đỗ.
- Lá và cành được dùng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc.
- Vỏ cho sợi tốt.
- Thân cây được dùng làm củi đun.
Nhân dân Thái Lan sử dụng lá làm rau ăn. Nhân dân Campuchia sử dụng hoa để ăn.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng lá để đắp trong trường hợp bị mụn nhọt, hạt dùng làm thuốc điều kinh và làm săn da.
5 Tác hại của bông điên điển
Điên điển là loài cây phổ biến, được dùng làm rau ăn phổ biến với người dân miền Tây. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ đối với sức khỏe, cần cân nhắc.
6 Cây Điền thanh có phải cây Điên điển không?
Cây Điên điển còn được gọi là cây Điền thanh ngoài Bắc, tuy nhiên, theo sách Từ điển cây thuốc Việt Nam thì 2 loài này khác nhau, dưới đây là một số đặc điểm phân biệt:
Điên điển |
Điền thanh |
|
Tên khoa học |
Sesbania Javanica Miq. |
Sesbania cannabina (Retz.) Pers. |
Tên gọi khác |
Điền thanh hạt tròn |
Điền thanh hoa vàng, Điên điển sợi |
Đặc điểm thực vật |
Thân cành không gai, có màu lục sẫm hoặc màu đỏ, có lõi xốp trắng Lá không có lông Quả đậu Hạt có màu nâu bóng, có lông lởm chởm |
Thân cành mềm có màu lục, những cành khi còn non có khía dọc Có lông ở mép lá và gân chính ở mặt dưới của lá Quả dài Hạt có màu lục sẫm |
Công dụng |
Dùng làm thức ăn Ấn Độ sử dụng làm thuốc đắp mụn nhọt, thuốc điều kinh |
Trong Y học cổ truyền, Điền thanh được dùng làm thuốc tiêu viêm, chỉ thống, đau khớp, trẹo chân, sốt cao, viêm tuyến nước bọt |
7 Bông điên điển nấu món gì ngon?
Bông điên điển không còn là loài cây xa lạ với người dân Việt Nam đặc biệt là người dân miền Tây sông nước, các món ăn làm từ bông điên điển cho hương vị đặc biệt, khó cưỡng. Một số món ăn làm từ Bông điên điển có thể kể đến như bánh xèo bông điên điển, lẩu bông điên điển, bông điên điển xào thịt bò,… Bông điên điển có vị ngọt, tính mát, hương vị thơm ngon.
Bông điên điển chứa bao nhiêu calo? Tùy thuộc vào món ăn chế biến mà hàm lượng calo có thể khác nhau, với món điên điển xào thịt bò thì lượng calo có thể dao động khoảng từ 400-600 calo.
8 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Điên điển, trang 930. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2024.