Đan Sa (Thần Sa, Chu Sa)

Đan Sa (Thần Sa, Chu Sa)

Đan sa được biết đến là loại khoáng chất sunfua, chủ yếu chứa thủy ngân sunfua (HgS) với lợi ích chữa mọi bệnh tật của ngũ tạng. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại dược chất này.

1 Đan Sa là gì ?

Đan sa hay còn gọi là thần sa, chu sa, là các tên gọi của loài khoáng vật cinnabrit có sẵn trong tự nhiên. Hơn 2.500 năm trước trong Sơn hải kinh đã có ghi chép về vị thuốc này. Theo sự biến chuyển của lịch sử và tình hình sử dụng ngày càng rộng rãi, đan sa còn có nhiều tên gọi khác như: Thần sa, trân châu, nhật tỉnh, thái dương, chu tước…

1.1 Giải thích tên gọi

Đan sa, còn gọi là chu sa đã được sử dụng từ lâu. Hơn 2.500 năm trước, trong Sơn hải kinh đã có ghi chép về đan sa.

Ngoài ra, trong sách Bản thảo cương mục cho rằng: Đan sa ích khí, sáng mắt, xua đuổi tà khí, ác quỷ, lưu thông huyết mạch, chống phiến muộn, trị bệnh tiêu khát, giúp cho sắc mặt tươi tỉnh, trị đau bụng, lở loét, mụn ghẻ, trấn tâm, sốt, trúng phong, nhuận tim, phổi, an thai, trị bệnh đậu mùa, sốt rét. Về mặt lâm sàng, công dụng trị liệu của dan sa chủ yếu trên 2 phương diện sau: Bên trong có thể trấn an tinh thần, chống hồi hộp, tim đập loạn nhịp, mất ngủ, nóng nảy, buồn phiền, kinh sợ, dễ bị kích động…, bên ngoài còn có tác dụng giải độc, tránh tà. Người xưa có ghi chép: “Chư thống dương thương giai thuộc vụ tâm”, cho rằng trong máu có hỏa nhiệt có thể sinh ra các chứng lở loét, mụn nhọt, phù thũng. đan sa có thể thanh tâm hạ nhiệt. Vì thế, thường dùng làm loại thuốc thanh nhiệt giải độc.

dan sa 1
Đan Sa

1.2 Nguồn gốc

Tương truyền, đất Thần Châu ở Hồ Nam là nơi sản sinh ra đan sa có chất lượng tốt nhất, cho nên còn gọi là thần sa. Thành phần chủ yếu có trong đan sa là HgS và một lượng nhỏ Lưu Huỳnh trạng thái phân ly. Nếu dùng nhiều lần, lâu ngày với lượng lớn sẽ tích độc lưu huỳnh, đan đến bệnh tật, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.

Đan sa được phân bố ở các vùng Hồ Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên. Thời xưa, trong hang đá của Thần Châu, Cẩm Châu là 2 nơi sản xuất – loại thượng phẩm; Giao Châu, Quế Lâm là nơi sản xuất loại trung phẩm; Hoành Dương, Thiệu Dương sản xuất loại hạ phẩm.

1.3 Luyện đan tại Trung Quốc

Thuật luyện đan ở Trung Quốc cổ đại xuất hiện từ thế kỷ III trước Công nguyên. Trải qua quá trình luyện đan có thể trở thành vị thuốc trường sinh bất tử, đan dược còn được dùng trong thuật luyện đá thành vàng. “Đan ” ở đây chỉ dan sa, về sau lại chỉ các loại “thuốc trường sinh” hoặc “thuốc luyện vàng”. Sách Bản kinh và Bản thảo cương mục đều cho rằng: Đan sa có tác dụng thận thủy tăng, tâm hỏa giáng, dẫn đến tim, thận tác động qua lại. Vì thế, dùng lâu ngày có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Sau đó, đan sa trở thành nguyên liệu được lựa chọn để luyện đan thời cổ đại. Tuy nhiên, trên thực tế, đan sa còn có một lượng nhỏ lưu huỳnh. phân ly, nếu dùng nhiều lần trong thời gian dài với một lượng lớn sẽ tích độc lưu huỳnh, dẫn đến bệnh tật, thậm chí có thể gây tử vong. Trong cuốn Chu lễ của Trịnh Huyền thời Đông Hán viết: “Đan sa gập lửa, độc như thạch tín, uống vào tất sẽ trúng độc”, hơn nữa còn liệt nó vào loại đá trong ngũ độc. Trong lịch sử, nhiều vị hoàng đế như Tấn Ai Đế, Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông… do dùng nhiều “bất lão đạn” nên trúng độc mà chết.

2 Đặc điểm hóa lý

Thành phần hóa học chủ yếu của đan sa là HgS, chứa 86,2% thủy ngân, nó là nguyên liệu khoáng chính để tinh chế thủy ngân; tinh thể của nó có thể được sử dụng làm vật liệu quan trọng trong công nghệ laser. 

Đan sa thường có hình thoi hoặc cột ngắn; phổ biến ở dạng tinh thể đôi. Các cốt liệu có dạng hạt, khối lớn hoặc giống như màng. Độ cứng Mohs 2,5, trọng lượng riêng 8,10. Màu sắc thường là màu đỏ, bề mặt tinh thể có các vệt màu đỏ và trong mờ. Chu sa nguyên chất có ánh kim cương và màu đỏ son, khi chứa tạp chất thì ánh sáng mờ và có màu đỏ nâu. Nó là một khoáng chất thủy nhiệt nhiệt độ thấp điển hình và nguồn gốc của nó liên quan đến hoạt động núi lửa. 

Bột đan sa có màu – vàng đỏ, lâu ngày không phai. Do vậy được dùng làm thuốc nhuộm có màu đỏ rất đẹp. Năm 1972, khai quật từ mộ Hán trên đồi Mã Vương ở Trường Sa tìm được tấm lụa dệt về hoa, trong đó không ít hoa văn sử dụng màu của dan sa. Mặc dù đã trải qua hơn 2.000 năm, nhưng sắc màu của tấm lụa vẫn còn nguyên vẹn.

dan sa 2
Đan Sa

3 Công dụng của Đan sa

3.1 Tính vị

Dược tính của đan sa hơi hàn, tính hàn thuộc Thủy quy thận kinh, vị ngọt không độc; ngọt thuộc Thổ, nhập vào tỳ kinh; có màu sắc đỏ thuộc Hỏa, nhập vào tâm kinh.

Quy kinh: tâm

3.2 Tác dụng

Đan sa có thể trị bách bệnh, là vị thuốc bình hòa, nên các chứng bệnh của ngũ tạng đều có thể dùng nhiều lần mà không phải lo lắng. Do khí thuốc đi vào tim, thận; tim, thận được điều dưỡng mà tác động qua lại với nhau. Khi tim, thận có được sự tác động qua lại thì tự nhiên tinh thần sẽ được nuôi dưỡng tốt, giúp an thần tĩnh trí, cân bằng. đan sa vị ngọt nên bổ tỳ, bổ tỳ sẽ ích nguyên khí. Vì đan sa là loại thuốc thuộc “kim thạch”, kim có ánh sáng bể mặt có thể soi sáng vật, cho nên có tác dụng làm sáng mắt. Sắc đỏ tượng trưng cho Hỏa, Hỏa có thể chiếu sáng mọi vật, tránh âm tà, cho nên có tác dụng “xua đuổi ác quỷ”. Lại vì đan sa làm cho lượng nước trong thận tăng khiến Hỏa trong tim hạ xuống, đan đến tim, thận có sự tác động qua lại. Cho nên, dùng loại thuốc này lâu ngày có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Chu sa còn được sử dụng với mục đích trấn an thần chí trong trường hơp kinh sợ, hay quên do thần không thông. Khi khiếp sợ, khí bừng lên do đó các trường hợp này nên dùng các loại thuốc có sức nặng để đè nén. Các loại thuốc này được gọi là trọng, giúp trừ được chứng khiếp sợ. Ngoài ra, đối với trường hợp giận dữ nên khí nghịch, kinh hãi nên khí loạn, bệnh cuồng hay giận thì nên dùng Hùng hoàng, Thiết phần. Đối với các trường hợp khí tụt do sợ hãi thì dùng các loại Trầm hương, Từ thạch để cho yên. Phong khí sinh ra các triệu chứng như nôn mửa không ngừa, chóng mặt,…phải dùng trọng tễ để trị.

dan sa 3
Đan Sa

4 Một số bài thuốc từ Đan sa

4.1 Trị tinh thần bất an, tim đập nhanh, mất ngủ

Đan sa 30g, Hoàng Liên 45g, Đương Quy, Sinh Địa, Cam Thảo (sao), mỗi loại 15g. Các vị thuốc trên tán thành bột nhỏ, hòa với nước nóng đem hấp lên, nặn thành viên nhỏ như hạt kê, mỗi lần uống 15 viên.

4.2 Trị sưng đau họng

Đan sa tán: Đan sa 0,3g (nghiền nhỏ, lọc bỏ tạp chất), mang tiêu 45g. Các vị thuốc trên có thể ngậm vào bất kể thời gian nào.

4.3 Giải độc bệnh đậu mùa

Khi da sắp nổi mụn hay mới xuất hiện. Lấy 1,5g dan sa, hòa với mật để uống.

4.4 Trị chứng dễ kích động

2 quả tim lợn, thái nhỏ cho vào 62g dan sa dạng hạt to, đăng tâm thảo 93g, dùng sợi đay buộc lại, cho vào nồi đất đun trong 1 giờ. Sau đó lấy đan sa nghiền mịn, trộn với 62g bột Phục Thần, thêm rượu, nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng kết hợp 9 – 15 viên với nước lạnh, bệnh nặng có thể dùng với canh nhũ hương, Nhân Sâm.

4.5 Chữa vết thương vật cản

Phương Nam mưa nhiều, có nhiều vắt sống ở trên cây cổ thụ, khi ngửi thấy hơi người liền nhảy xuống cắn, vết thương để lâu ngày sẽ bị biến chứng. Dùng đan sa, xạ hương bôi lên là khỏi.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Đan sa, trang 15-17. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2023.
  2. Sách Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi. Chu sa – Thần Sa trang 819 -820. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2023.

Để lại một bình luận