Chlorophyll

Hoạt chất Chlorophyll được biết đến là chất diệp lục, có rất nhiều công dụng đối với con người. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Chlorophyll

1 Tổng quan

1.1 Chlorophyll là thuốc gì?

Chlorophyll  là sắc tố thực vật màu xanh lá cây, ‘sinh lực thực sự’ của sinh vật, ngoài việc tổng hợp thức ăn, còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất phytochemical khác. Việc bổ sung thực phẩm giàu chất diệp lục vào chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể chúng ta chống lại các rối loạn sức khỏe.

1.2 Tính chất của Chlorophyll 

CTCT: Chlorophyll có nhiều loại chia ra phụ thuộc vào sự khác nhau của các nhóm gắn vào C, điểm chung của các Chlorophyll này là đều có 1 nguyên tử Magnesium ở trung tâm. Sau đây là hình ảnh Chlorophyll công thức hóa học:

  Diệp lục tố a Diệp lục tố b Diệp lục tố c1 Diệp lục tố c2 Diệp lục tố d Diệp lục tố f
Công thức phân tử C55H72O5N4Mg C55H70O6N4Mg C35H30O5N4Mg C35H28O5N4Mg C54H70O6N4Mg C55H70O6N4Mg
Nhóm C3 -CH=CH2 -CH=CH2 -CH=CH2 -CH=CH2 -CHO -CH=CH2
Nhóm C7 -CH3 -CHO -CH3 -CH3 -CH3 -CH3
Nhóm C8 -CH2CH3 -CH2CH3 -CH2CH3 -CH=CH2 -CH2CH3 -CH2CH3
Nhóm C17 -CH2CH2COO-Phytyl -CH2CH2COO-Phytyl -CH=CHCOOH -CH=CHCOOH -CH2CH2COO-Phytyl -CH2CH2COO-Phytyl
Liên kết C17-C18 Đơn Đơn Kép Đơn Kép Đơn
Tuần suất xuất hiện Phổ biến Đa số các loài thực vật Các loại tảo khác nhau Các loại tảo khác nhau Vi khuẩn lam (cyanobacteria) Vi khuẩn lam

Hình ảnh công thức

chlorophyll
Công thức cấu tạo Chlorophyll

2 Chlorophyll có tác dụng gì?

2.1 Dược lực học

Chlorophyll có nhiều tác dụng đối với cơ thể con người như:

  • Chlorophyll được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong những vết thương trên da. 
  • Diệp lục giúp cải thiện chất lượng máu, tăng cường chất lượng hồng cầu, tăng tính lọc máu tự nhiên của cơ thể.
  • Cũng đã có các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Chlorophyll có thể làm giảm hấp thu Aflatoxin – một hợp chất gây ung thư, từ đó có tác dụng ngăn ngừa một số loại ung thư.
  • Người ta còn nhận thấy, người bổ sung chất diệp lục vào chế độ ăn giúp giảm cân và giảm lượng Cholesterol có hại.
  • Chlorophyll còn có tác dụng khử mùi và ngăn ngừa nấm, vi khuẩn.

2.2 Cơ chế tác dụng 

Cấu trúc phân tử của diệp lục tố tương tự như cấu trúc của Hemoglobin. Hemoglobin là các phân tử chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nó hấp thụ oxy khi máu đi qua phổi, đồng thời cung cấp oxy cho từng tế bào khi máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể. Các nhà khoa học còn phát hiện ra khả năng chống thiếu máu của diệp lục, do nó kích hoạt enzyme, cung cấp quá trình tạo hemoglobin, tăng lượng máu.

Aflatoxin là một loại độc tố gây ung thư mạnh, xuất hiện tự nhiên, có liên quan đến sự phát triển của hai loại nấm mốc: Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus . Lương thực và cây lương thực dễ bị nhiễm aflatoxin nhất bao gồm ngô và các sản phẩm từ ngô, hạt bông, đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, hạt cây và sữa. Aflatoxin khi được hấp thu vào cơ thể dễ gây ngộ độc và gây ung thư. Chlorophyll ngăn cản dược động học hấp thu của Aflatoxin trên cơ thể người.

3 Chỉ định – Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Sử dụng cho những người có nhu cầu bổ sung diệp lục, người muốn giảm cân, người có mùi cơ thể, dùng để súc miệng, tắm để loại bỏ vi khuẩn có hại.

3.2 Chống chỉ định

Khong sử dụng Chlorophyll cho người bị dị ứng, có vấn đề về đường tiêu hóa.

4 Ứng dụng trong lâm sàng

Diệp lục Chlorophyll là đại diện cho các phân tử sắc tố tự nhiên phong phú nhất thông qua quá trình quang hợp không chỉ quan trọng trong việc sản xuất nguồn thức ăn tự dưỡng cho các sinh vật dị dưỡng mà còn góp phần sản xuất oxy cần thiết cho quá trình chuyển hóa hiếu khí. Diệp lục có rất nhiều ứng dụng trong lâm sàng như:

  • Làm chất chống oxy hóa, đang trong giai đoạn nghiên cứu để phát triển thuốc phòng bệnh ung thư.
  • Tetrapyrrole là cơ sở của các chức năng sinh lý thiết yếu ở hầu hết các sinh vật sống. Các hợp chất này đại diện cho khung cơ bản của porphyrin, diệp lục và vi khuẩn diệp lục, cùng nhiều loại khác. Các dẫn xuất diệp lục, thu được từ sự phân hủy tự nhiên hoặc nhân tạo của diệp lục, có những đặc tính độc đáo, có tiềm năng lớn trong lĩnh vực khoa học và y tế. Thật vậy, chúng có thể hoạt động như các chất ngăn ngừa ung thư, chất chống đột biến, chất gây ra apoptosis, chất chống oxy hóa hiệu quả, cũng như các phân tử kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Hơn nữa, nhờ đặc tính quang học đặc biệt của chúng, chúng có thể được khai thác làm chất cảm quang cho liệu pháp quang động và làm chất tăng cường thị lực.
  • Sử dụng trong nước súc miệng, nước tắm để khử mùi hôi, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.

5 Liều dùng – Cách dùng của Chlorophyll

5.1 Liều dùng 

Liều dùng bổ sung đường uống của Chlorophyll trung bình từ khoảng 100-300 mg/ngày, chia làm 3 lần uống.

5.2 Cách dùng 

Chlorophyll có thể dùng đường uống để bổ sung diệp lục tố cho cơ thể hoặc dùng như nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Antazoline chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng 

6 Tác dụng không mong muốn

Trên lý thuyết, Chlorophyll tương đối an toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp thực tế vẫn xảy ra các tác dụng không mong muốn như:

  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, phân màu xanh/đen (có thể nhầm với xuất huyết Đường tiêu hóa trên)
  • Dị ứng da như ngứa, rát,…

7 Tương tác thuốc

Chlorophyll không gây ra quá nhiều tương tác với các thuốc. Tuy nhiên cần lưu ý nếu bạn sử dụng các thuốc làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng (thuốc cảm quang), tương tác giữa Chlorophyll và các thuốc này có thể khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời và có thể khiến da bạn bị bỏng.

8 Thận trọng

Nếu đang sử dụng thuốc cảm quang, cần chú ý cân nhắc khi sử dụng Chlorophyll hoặc nên chống nắng, che chắn kĩ càng.

Không lạm dụng Chlorophyll vì có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Không sử dụng nếu bạn có thể dị ứng với Chlorophyll.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Flumazenil – Dùng trong gây mê, hồi sức tích cực – Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2022 

9 Các câu hỏi thường gặp

9.1 Những ai không nên uống diệp lục

Chlorophyll tuy có nhiều tác dụng tốt nhưng nếu bạn đang có các vấn đề về đường tiêu hóa thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

9.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Chlorophyll không?

Không có nhiều dữ liệu an toàn khi sử dụng diệp lục cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy nên sử dụng thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

9.3 Hàm lượng của Chlorophyll trong thực phẩm

Diệp lục thường có nhiều ở các loại rau lá xanh, và hàm lượng Chlorophyll trong rau sống thường cao hơn rau đã nấu chín. Ví dụ về hàm lượng Chlorophyll trong một số loại rau sống:

  • 1 chén rau bina: 23,7 miligam
  • 1/2 chén mùi tây: 19,0 miligam
  • 1 cốc cải xoong: 15,6 miligam
  • 1 cốc đậu xanh: 8,3 miligam
  • 1 cốc rau arugula: 8,2 miligam
  • 1 cốc tỏi tây: 7,7 miligam
  • 1 cốc rau đắng: 5,2 miligam
  • 1 chén đậu Hà Lan có đường: 4,8 miligam
  • 1 chén bắp cải: 4,1 miligam

10 Các dạng bào chế phổ biến

Chlorophyll được bào chế dạng bột diệp lục, dạng nước uống diệp lục,…

chlorophyll
Chế phẩm có chứa Chlorophyll

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Carole Jubert; John Mata; Graham Bench; Roderick Dashwood; Cliff Pereira; William Tracewell; Kenneth Turteltaub; David Williams; George Bailey (Ngày đăng 3 tháng 12 năm 2009). Effects of Chlorophyll and Chlorophyllin on Low-Dose Aflatoxin B 1 Pharmacokinetics in Human Volunteers, AACR Journal. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2023.
  2. Tác giả Azamal Husen, Vinod Kumar Mishra, Rakesh Kumar Bachheti (Ngày đăng tháng 1 năm 2011). Medicinal Uses of Chlorophyll: A Critical Overview, 
  3. Tác giả Katalin Solymosi, Beata Mysliwa-Kurdziel (Ngày đăng năm 2017). Chlorophylls and their Derivatives Used in Food Industry and Medicine, Pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2023. 

Để lại một bình luận