Cỏ Pathpadagam là 1 vị thảo dược cổ truyền quý của Sri Lanka từ hơn 3000 năm trước. Nước sắc phần trên mặt đất của cây này được sử dụng để điều trị các bệnh như ho, viêm phế quản, hoại tử, bệnh phong, chóng mặt, vàng da và suy nhược thần kinh. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Cỏ Pathpadagam.
1 Giới thiệu về cỏ Pathpadagam
Cỏ Pathpadagam là 1 vị thảo dược cổ truyền quý của Sri Lanka từ hơn 3000 năm trước. Trên tạp chí Juniper – Hoa Kỳ, cỏ Pathpadagam có tên khoa học là Hedyotis corymbosa, họ Rubiaceae (Cà phê).
Tên tiếng Việt là Cây Lưỡi rắn, Vương thái tô, Đơn đòng, Xương cá, Nọc sởi, Mai hồng, An điền, Xà thiệt thảo…
2 Mô tả thực vật
Cây thân cỏ, nhỏ, sống hàng năm, phân nhánh nhiều, cao 20 – 30 cm. Thân nhẵn, hơi vuông, mềm yếu, tiết diện vuông, mọc thẳng hay bò, cây có màu lục, gốc chuyển thành xám khi già.
Lá hình mác hẹp, mọc đối. Độ dài 1 – 3 cm, rộng 4-8 mm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn; mép lá nguyên. Gân chính nổi rõ, cuống rất ngắn hoặc không cuống, lá kèm nhỏ, chia thùy ở đầu.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim, gồm 2 – 5 hoa, màu trắng hoặc hơi hồng, đài 4 răng nhịn, tráng cánh hợp thành ống hình trụ, nhị 4 đính ở họng tràng, bầu hạ 2 ô
Quả nang hình bán cầu, có tồn tại đài, nhiều hạt, hình tam giác. Quả lúc non màu xanh, lúc già màu vàng nhạt.
Mùa hoa quả rơi vàng tháng 5 -6 hoặc quanh năm
2.1 Phân biệt với Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo hay cây Lưỡi Rắn Trắng, có tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd., cũng thuộc họ cà phê, có rất nhiều đặc điểm gây nhầm lẫn với Cây lưỡi rắn.
Dựa trên hình thái thực vật có thể phân biệt hai loại cây này như sau:
Bạch hoa xà thiệt thảo | Xà thiệt thảo |
Hoa mọc đơn độc hoặc thành từng đôi ở nách lá, màu trắng | Cụm 2-5 hoa mọc thành xim ở kẽ lá màu trắng hoặc tím nhạt |
Thân cây có dạng gần tròn | Thân cây hơi vuông (dạng tròn có 4 góc) |
3 Phân bố, thu hái
Cây phân bố đa dạng, ở khắp mọi nơi, có thể lên đến độ cao 300m. Trên thế giới cây được tìm thấy ở hầu hết các nuớc trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ở Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia; còn có ở Châu Phi và Châu Mỹ.
Cây ưa sáng và ẩm, thường mọc thành đám trong vườn, ruộng, nương rẫy, bãi đất hoang
Cây ra hoa nhiều, khi quả già tự mở để phát tán hạt ra xung quanh.
Thu hoạch cây có thể quanh năm và tốt nhất vào mùa hè, mùa thu. Dùng toàn cây, có thể dùng tươi, phơi khô hay sao vàng.
4 Thành phần hóa học
Phần trên mặt đất của cây chứa asperulosid, acid asperulosidic, acid deacetylasperulosidic, 10-O-benzoyldeacetyl asperulosidic methyl ester, scandosid methyl ester, 10-O-benzoyl scandosid methyl ester…
Ngoài ra, theo “Trung dược từ hải”, tập I, 1993 cây lưỡi rắn có chứa corymbosin, acid geniposidic, scandosid,…
Lá của cây được biết là có iridoid glucoside ở dạng anthraquinone và triterpenoid
5 Tác dụng
5.1 Theo y học cổ truyền
Đây là một loại thảo dược rất phổ biến được sử dụng trong các hệ thống y học cổ truyền cũng như hiện đại trên toàn thế giới.
Cây được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh ngoài da, viêm ruột thừa, nhiễm virus, mụn trứng cá, vết cắn có nọc độc và bệnh về mắt
Nước sắc phần trên mặt đất của cây này được sử dụng để điều trị các bệnh như ho, viêm phế quản, hoại tử, bệnh phong, chóng mặt, vàng da và suy nhược thần kinh
Lá và thân của loại thảo mộc này được đưa vào công thức ‘paspanguwa’ như một trong năm thành phần chính. Công thức có thể điều trị cảm lạnh, ho, nhức đầu, sốt và đau nhức toàn thân.
5.2 Các nghiên cứu hiện đại
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra lcây còn được biết là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và hạ sốt
Chiết xuất metanol của phần trên mặt đất có hoạt tính chống oxy hóa. Dịch chiết thể hiện hoạt tính chống gốc tự do cao chống lại các gốc DPPH, ABTS, oxit nitric và hydroxyl với giá trị EC50 lần lượt là 82, 150, 130 và 170 microg/ml. FRP tăng lên khi tăng nồng độ của mẫu. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tương đương với hoạt tính của hydroxyl toluene butylat hóa tiêu chuẩn (BHT)
6 Bài thuốc chứa cây lưỡi rắn
Chữa sốt rét: Dùng 6g mỗi vị Cây lưỡi rắn, mã tiên thảo, thường sơn, đem sắc nước uống
7 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: H.K.S. De Zoysa và cộng sự (Ngày đăng: ngày 16 tháng 08 năm 2017). Paspanguwa Herbal Formula, a Traditional Medicine of Sri Lanka: A Critical Review, Juniper Publishers. Truy cập ngày 14 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: J M Sasikumar và cộng sự (Ngày đăng: năm 2010). In vitro antioxidant activity of Hedyotis corymbosa (L.) Lam. aerial parts, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Nguyễn Lan Hương và cộng sự. Tổng quan về nghiên cứu Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. Rubiaceae, Khoa Dược – Trường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 14 tháng 07 năm 2023.