Xạ đen được biết đến khá phổ biến với công dụng trị vô sinh, các chứng bệnh viêm nhiệt, mụn nhọt và một số bệnh ngoài da. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Xạ đen.
1 Giới thiệu về cây Xạ đen
Cây Dót, còn được biết đến với tên gọi Xạ đen, có tên khoa học là Ehretia asperula Zoll. et Moritzi, thuộc họ Vòi voi – Boraginaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Loài cây có thân bụi mọc leo có chiều dài khoảng 3-5m. Cành non được phủ lông mịn màu nâu nhạt, còn cành già không lông. Lá cây mọc đơn lẻ xen kẽ nhau, có phiến hình bầu dục tới bầu dục thuôn hoặc bầu dục dạng trứng với chiều dài từ 5-15cm và chiều rộng từ 2-8cm. Chóp lá có thể tù hoặc có mũi nhọn, gốc lá tròn hoặc tù, không lông hoặc có ít lông mềm trên các gân lá ở mặt dưới; mép lá nguyên. Lá có 6-7 đôi gân bên, lõm ở mặt dưới và cuống lá có chiều dài 1-2cm. Hoa xim có dạng ngù kép mọc ở kẽ lá phía ngọn và trải rộng tới 10-15cm, có lông mịn. Lá bắc hình đường hoặc hình ngọn giáo có chiều dài từ 3-10mm. Đài hoa có chiều dài từ 1.5-2.5mm, chia thành 5 thuỳ, có lông mịn. Tràng hoa màu trắng hoặc màu hồng nhạt, có chiều dài từ 3.5-5mm; thuỳ dài khoảng 2-3mm, dài gần bằng ống. Loài này có 5 nhị, chỉ nhị có chiều dài từ 4-6mm. Quả là hạch màu hồng, màu da cam hay màu vàng, đường kính 3-4mm. Hạch (vỏ quả trong) có khía và chia thành 4 phân hạch, mỗi phân hạch chứa một hạt.
1.2 Thu hái và chế biến
Các phần của cây được sử dụng: Thân, cành và lá – Ramus et Foilum Ehretiae Asperulae.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây sinh sống ở vùng có ánh sáng và độ ẩm cao, như ven đường, ven rừng và trên các bụi cây. Thời gian nở hoa là từ tháng 7 đến 11, trong khi thời gian ra quả là từ tháng 1 đến 2 năm sau đó.
Cây được tìm thấy ở một số địa điểm ở Việt Nam bao gồm Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình và Thừa Thiên-Huế. Ngoài ra, loài này cũng được phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam) và Indonesia (Java).
2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của cây này bao gồm các hợp chất như 3B-acetoxyolean-12-en-28-al, a-amyrin acetat, ẞ-amyrin acetat, stigmasterol, squalon, daucosterol, a-amyrin, bauerenol, oleanolic acid acetat, ehretiosid A1-A3, astragalin, acid rosmarinic và methyl rosmarinat.
3 Tác dụng – Công dụng của cây Xạ đen
3.1 Tác dụng dược lý
Các chất có trong cây xạ đen có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, trong đó có polyphenol, Flavonoid, quinone. Ngoài ra, chúng cũng giúp làm cho tế bào ung thư dễ dàng bị tiêu diệt, giúp ngăn ngừa sự hình thành khối u và di căn. [1]
Các chất hóa học trong cây xạ đen cũng có khả năng chống lại gốc tự do và giảm thiểu tác hại của chúng đối với tế bào.
Hơn nữa, Saponin triterpenoid có trong cây xạ đen giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân vi khuẩn, đặc biệt là những tác nhân có hại.
Cây xạ đen có tác dụng giúp duy trì huyết áp ổn định, đặc biệt là với những người cao huyết áp. Đối với những người huyết áp thấp, có thể thêm vài lát Gừng để ổn định huyết áp khi sử dụng cây xạ đen.
Các hoạt chất trong cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, men gan cao và giúp phòng chống các bệnh về gan thứ phát.
Ngoài ra, cây xạ đen còn có tác dụng cải thiện giấc ngủ và cảm giác ngon miệng đối với những người suy nhược cơ thể, hay mất ngủ và thiếu máu. Nó cũng giúp cải thiện sự tuần hoàn máu và hỗ trợ chữa trị chứng chóng mặt hoa mắt.
3.2 Vị thuốc, trà Xạ đen – Công dụng theo y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Xạ Đen có tác dụng lợi tiểu, thông kinh và tiêu độc.
3.2.2 Lá xạ đen chữa bệnh gì?
Ở Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, người Mường sử dụng thân, cành và lá của cây xạ đen để chữa trị vô sinh, các chứng bệnh viêm nhiệt, mụn nhọt và một số bệnh ngoài da. Gần đây, cây cũng được sử dụng để trị bệnh ung thư (cancer).
4 Uống lá xạ đen trong bao lâu? Uống nước xạ đen tươi hàng ngày có tốt không?
Các chuyên gia khuyên rằng, việc sử dụng cây xạ đen đun nước để uống hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và tuần hoàn máu não. Liều lượng uống thường là 100g/ngày hoặc tùy theo nhu cầu cá nhân. Có thể thấy rõ ràng những lợi ích to lớn mà cây xạ đen mang lại cho sức khỏe của con người.
5 Tác hại của cây xạ đen. Những ai không nên uống xạ đen?
Dù xạ đen là một loại dược liệu dịu nhẹ, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, hoa mắt, ngủ gà, đầy bụng và tiêu chảy. Việc sử dụng xạ đen không phù hợp cho những người bị bệnh thận, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu bạn có huyết áp thấp, nên tránh sử dụng xạ đen hoặc pha thêm gừng để tránh tình trạng hạ huyết áp. Nếu bạn đang bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa, cũng không nên sử dụng xạ đen hàng ngày.
6 Bài thuốc từ cây Xạ đen
6.1 Giải độc gan, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường khả năng phòng chống ung thư
Bài thuốc dân gian của người Mường ở tỉnh Hòa Bình được sử dụng nhằm giải độc gan, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường khả năng phòng chống ung thư. Thành phần của bài thuốc bao gồm xạ đen 100g, xạ vàng 100g, cây B1 30g và cây máu gà (kê Huyết Đằng). Chúng ta có thể đun tất cả các thành phần này với 1,5 lít nước và uống trong ngày.
6.2 Hỗ trợ điều trị ung thư gan và phổi
Nếu muốn hỗ trợ điều trị ung thư gan và phổi, chúng ta có thể sử dụng bài thuốc bao gồm lá xạ đen 50g, cây Hoàn Ngọc 50g, cây xương khỉ 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g và Bán Chi Liên 10g. Trước khi đun, chúng ta cần rửa sạch tất cả các thành phần và đun với 1 lít nước lọc cho đến khi còn khoảng 300ml, sau đó chia thành 2 lần uống. Chú ý uống sau khi ăn 30 phút và nên uống khi thuốc còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
6.3 Mụn nhọt, lở loét
Ngoài ra, nếu bạn bị mụn nhọt hoặc lở loét, bạn có thể sử dụng nước xạ đen đun và uống hàng ngày.
7 Hình ảnh cây Xạ đen
8 Tài liệu tham khảo
- Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 2, tác giả Võ Văn Chi, Nhà xuất bản y học (Xuất bản năm 2021). Xạ đen trang 1210-1211, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 2. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
- Tác giả Jin-Guang Si và cộng sự (Đăng tháng 08 năm 2021). Sesquiterpenoids from the rhizomes of Atractylodes macrocephala and their protection against lipopolysaccharide-induced neuroinflammation in microglia BV-2 cells, ScienceDirect. Truy cập ngày 14 tháng 02 năm 2023.
- Tác giả Sihao Gu và cộng sự (Đăng tháng 08 năm 2019). Antitumor, Antiviral, and Anti-Inflammatory Efficacy of Essential Oils from Atractylodes macrocephala Koidz. Produced with Different Processing Methods, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 02 năm 2023.