Wasabia Japonica hay cây Wasabi có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Wasabia Japonica.
1 Giới thiệu về Wasabia Japonica
Wasabi hay tên tiếng Việt là cây Mù tạt, có tên khoa học là: Wasabia japonica (Miq.) Matsum., thuộc họ Cải – Brassicaceae
Các tên đồng nghĩa khác của cây: Cochlearia wasabi Siebold, Eutrema japonica (Miq.) Koidz., E. wasabi Maxim., Lunaria japonica Miq., Wasabia pungens Matsum., W. wasabi (Maxim.) Makino.
Tên tiếng Anh: Japanese horseradish
2 Phân bố, sinh thái
2.1 Cây Wasabi có nguồn gốc từ Nhật Bản
Loại cây này rất khó phát triển, vì nó phát triển tốt nhất ở vùng nước chảy và nước phải sạch; rễ được trồng theo cách truyền thống bên bờ suối trên núi được coi là tốt hơn so với rễ được trồng bằng công nghệ thủy canh hiện đại.
Gần đây, việc trồng wasabi đã được thử nghiệm ở New Zealand và Tây Mỹ để phục vụ cho cộng đồng người Nhật.
2.2 Cây wasabi được trồng ở Việt Nam
Hiện tại, Wasabi đã được trồng ở nước ta, cây wasabi ở Việt Nam được trồng tại Đà Lạt hay Sapa là những nơi thỏa mãn về điều kiện khí hậu. Sau 18 – 20 tháng, có thể thu hoạch wasabi. Một số vùng núi phía bắc Việt Nam có điều kiện sông suối phù hợp với cách trồng thủy canh cây wasabi, cũng đang bước đầu nghiên cứu trồng loại cây này.
Cây wasabi có thể được trồng từ hạt giống wasabi hoặc từ những chồi non mọc xung quanh rễ. Tuy nhiên, nếu cây được trồng theo phương pháp thủy canh, bạn nên chọn trồng cây từ chồi cây để cây có thể mọc nhanh hơn, giảm thời gian phát triển.
3 Bộ phận sử dụng
Trong y học có thể dùng lá hoặc rễ, trong thực phẩm thường dùng rễ cây.
4 Thành phần hóa học
Giống như các cây trong họ bắp cải, wasabi có vị cay nồng nhờ isothiocyanate. Hai glucosinolate đã được xác định trong rễ: Sinigrin (90%), đây cũng là hợp chất có mùi thơm đặc trưng của mù tạt đen và cải ngựa, và dấu vết của glucocochlearin. Các hợp chất không vị này được thủy phân bằng enzym thành dầu mù tạt cay nồng allyl isothiocyanate (CH 2 =CH–CH 2 –NCS) và sec -butyl isothiocyanate (CH 3 –CH 2 –CH(CH 3 )–NCS) tương ứng. Isothiocyanate tổng số wasabi tươi là khoảng 0,2%.
Các thành phần vi lượng khác được xác định trong phần dễ bay hơi là 6-metylthiohexyl isothiocyanat, 7-metylthioheptyl isothiocyanate và 8-metylthioocytl isothiocyanate. Các hợp chất này, ω-methylthioalkyl isothiocyanate, đặc trưng cho wasabi và thường được coi là nguyên nhân tạo ra hương vị đặc trưng được những người sành ăn Nhật Bản yêu thích. Tuy nhiên, các chất tương đồng chuỗi ngắn của các hợp chất này cũng xuất hiện trong một loại thảo mộc của Ý.
Trong một nghiên cứu, Năm lignan glycoside mới, wasabiside AE , và bốn hợp chất phenolic đã biết, được phân lập từ rễ của Wasabia japonica. Ngoài ra, sáu thioglycoside mới đặc trưng từ rễ của Wasabia japonica cùng với một chất tương tự đã biết đã được phân lập. Trong số các hợp chất này, một số hợp chất có cầu nối disulfide nối mô-đun carbohydrate và aglycone, cực kỳ hiếm trong tự nhiên. Đặc biệt, hợp chất tạo thành một hệ thống vòng 1,4,5-oxadithiocane bất thường.
Một nghiên cứu khác cho thấy, từ rễ của Wasabia Japonica, một dẫn xuất 2-butenolide mới (1) và 17 hợp chất được báo cáo trước đây (2 – 18) đã được phân lập và xác định cấu trúc.
5 Tính chất wasabia
Một nghiên cứu đã xem xét tác động của lá Wasabi đối với chế độ ăn giàu chất béo 45% Kcal trên chuột béo phì mắc bệnh tiểu đường nhẹ. Đặc biệt, tác dụng bảo vệ gan (nghĩa là trọng lượng gan, mô bệnh học của gan, aspartate aminotransferase huyết thanh, alanine aminotransferase và gamma-glutamyltransferase) trong 12 tuần sử dụng liên tục 250 mg/kg Metformin và 200, 100 hoặc 50 mg/kg lá wasabi qua đường uống đã được điều tra. Tất cả các biểu hiện bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan, bao gồm béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), đều giảm phụ thuộc vào liều sau 84 ngày điều trị bằng đường uống metformin hoặc mỗi liều trong số ba liều lá wasabi. Đặc biệt, liều 50 mg/kg lá wasabi cho thấy tác dụng ức chế hiệu quả đối với bệnh tiểu đường do chế độ ăn giàu chất béo gây ra và các biến chứng liên quan đến béo phì, NAFLD và tăng lipid máu, có thể so sánh với tác dụng của metformin.
Dịch chiết nước của lá Wasabi có hoạt tính loại bỏ mạnh mẽ các gốc tự do 1,1-Diphenyl-2-picryhydrazyl (DPPH) và oxit nitric (NO), như vậy, dịch chiết nước lá mù tạt có hoạt tính chống oxy hóa đáng kể, và chế độ ăn có lá Wasabi thể hiện tác dụng chống tăng cholesterol máu ở chuột có hàm lượng cholesterol cao, đi kèm với sự điều hòa chuyển hóa cholesterol và giảm hoạt động xanthine oxidase của gan
Các chất phân lập từ rễ cây Wasabia Japonica còn được nghiên cứu và cho thấy tác dụng mạnh mẽ chống tăng sinh dòng tế bào A549 và SK-MEL-2 (là 2 dòng tế bào khối u ở người). Không chỉ có vậy, các chất từ rễ mud tạt còn cho thấy đặc tính chống viêm, bảo vệ thần kinh.
6 Ăn wasabi có tốt không?
Wasabi được dùng là gia vị cay nổi tiếng trong các món sushi hay các món sashimi của Nhật Bản
Không chỉ làm thực phẩm, trở thành một phần không thể thiếu trong các món sushi hay sashimi, Wasabi còn cho thấy nhiều công dụng quý đối với sức khỏe như: chống viêm, chống oxy hóa, phòng chống sự phát triển của khối u, giảm cholesterol máu…
Trong cuốn “Handbook of Medicinal Herbs – second edition” còn ghi chép chỉ định của mù tạt là dùng trong bệnh ung thư, sốt, xoang hay điều trị huyết khối
Vì vậy, ăn wasabi có nhiều tác dụng có lợi đối với cơ thể.
7 Tài liệu tham khảo
- Handbook of Medicinal Herbs – second edition (Xuất bản năm 2002). Wasabi, Japanese Horseradish trang 759, Handbook of Medicinal Herbs – second edition. Truy cập ngày 24 tháng 06 năm 2023.
- Tác giả: Young Sun Lee và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 12 tháng 06 năm 2010). Anti-oxidant and Anti-hypercholesterolemic Activities of Wasabia japonica, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 06 năm 2023.
- Tác giả: Chung Sub Kim và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 28 tháng 10 năm 2016). Wasabisides A-E, Lignan Glycosides from the Roots of Wasabia japonica, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 06 năm 2023.
- Tác giả: Chung Sub Kim và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 28 tháng 09 năm 2018). Rare Thioglycosides from the Roots of Wasabia japonica, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 06 năm 2023.
- Tác giả: Beom-Rak Choi và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 16 tháng 09 năm 2020). Anti-Diabetic Obesity Effects of Wasabia Japonica Matsum Leaf Extract on 45% Kcal High-Fat Diet-Fed Mice, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 06 năm 2023.
- Tác giả: Jong Eel Park và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 28 tháng 02 năm 2022). Anticancer and Anti-Neuroinflammatory Constituents Isolated from the Roots of Wasabia japonica, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 06 năm 2023.