Vitamin K1

Hoạt chất Vitamin K1 được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích dùng trong điều trị cho trẻ sơ sinh bị xuất huyết, chảy máu do thiếu vitamin K, các trường hợp giảm Prothrombin máu. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Vitamin K1.

1 Mô tả

CTCT: C31H4602.

Trạng thái: Chất lỏng nhớt màu vàng đến hổ phách, nhớt, không mùi, điểm sôi ở 142,5 °C ở 1,00E-03 mmHg, điểm nóng chảy -20 độ, không tâm trọng nước; ít tan trong methanol; hòa tan trong etanol; sol trong axeton, benzen, ete dầu hỏa, hexan và dioxan; sol trong cloroform và các dung môi chất béo khác; sol trong dầu thực vật.

Cấu trúc của Vitamin K1
Cấu trúc của Vitamin K1

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Vitamin K1 (Phytonadione) là một loại thuốc dùng để điều trị và kiểm soát tình trạng thiếu vitamin K, đây là một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến xuất huyết nội sọ và các loại chảy máu khác.

2.2 Cơ chế tác dụng 

Vitamin K1 tham gia vào quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu tiền thân thành các yếu tố chức năng. Trong quá trình kích hoạt, vitamin K1 được chuyển thành vitamin K1 epoxit không hoạt động. Thông thường, vitamin K1 epoxide được kích hoạt lại bởi vitamin K1 epoxide reductase. Thuốc chống đông máu hoạt động bằng cách ức chế enzyme này và ngăn chặn quá trình tái chế vitamin K1. Kết quả là, số lượng các yếu tố đông máu hoạt động giảm. Nó giúp ngừa, cải thiện tình trạng xuất huyết do thiếu vitamin K.

Vitamin K1 rất cần cho cho hoạt của nhiều protein phụ thuộc vào nó như protein S, protein C, các yếu tố II, VII, IX, X.

2.3 Dược động học

Hấp thu: Ở tiêu hóa nhờ muối mật, Vitamin K1 hấp thu dễ dàng khi tiêm bắp.

Phân bố: 90%  liên kết với protein huyết.

Chuyển hóa: Thành chất chuyển hóa phân cực ở gan.

Thải trừ: Qua phân, nước tiểu. Vitamin K1 có nửa đời thải trừ 2-3 giờ.

3 Chỉ định – Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Phylloquinone uống được chỉ định để điều trị thiếu hụt prothrombin do dẫn xuất coumarin hoặc indanedione; và hạ prothrombin máu thứ phát sau liệu pháp kháng khuẩn, salicylat, hoặc vàng da tắc nghẽn hoặc rò mật khi sử dụng đồng thời muối mật.

Vitamin K1  điều trị giảm Prothrombin máu do hạn chế tổng hợp, hấp thu vitamin K hoặc do dùng kháng sinh.

Vitamin K1 dùng trong ngừa và điều trị thiếu vitamin K dẫn đến chảy máu ở trẻ sơ sinh.

3.2 Chống chỉ định

Người mẫn cảm với Vitamin K1.

4 Những ứng dụng trong lâm sàng

Vitamin K1 được sử dụng ngoài nhãn hiệu cho xuất huyết nội sọ liên quan đến thuốc chống đông máu đối kháng vitamin K. Cần lưu ý rằng có hai loại vitamin K tự nhiên: vitamin K1 (phylloquinone) và Vitamin K2 (menaquinone), và chúng có vai trò sinh lý khác nhau.

5 Cách uống – Liều dùng Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh, người lớn

5.1 Liều dùng

Trẻ sơ sinh chảy máu do thiếu vitamin K, thời gian dùng từng liều như sau:

Lúc mới sinh: 1-2mg.

Sau 4-7 ngày tuổi: 2mg.

Sau sinh 1 tháng: 2mg.

Chống đông

Người lớn: 2,5-25mg. Liều tiếp đó tùy vào tình trạng và đáp ứng thời gian Prothrombin.

Người cao tuổi: Dùng liều thấp hơn.

Trẻ sơ sinh xuất huyết do thiếu vitamin K

Liều dụng phòng:

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh: 1mg lúc mới sinh để tiêm bắp.

Trẻ sinh non

  • <2,5kg: 0,4mg/kg tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch.
  • ≥2,5kg: 1mg tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch.

Liều điều trị: 1mg dùng tiêm bắp/tĩnh mạch/dưới da.

Thuốc chống đông quá mức

Người lớn:

  • Trường hợp nặng: 5-10mg tiêm tĩnh mạch chậm/tiêm dưới da ít nhất 30 giây, tối đa 40mg/ngày.
  • Người có INR 5-9: 0,5-1mg tiêm tĩnh mạch.
  • Người có INR >9: 1mg tiêm tĩnh mạch.
  • Dùng trước khi phẫu thuật: 5mg tiêm tĩnh mạch.

Trẻ em:

  • Để đảo dược hoàn toàn >1,6kg: Tiêm tĩnh mạch 0,25-0,3mg/kg.
  • Để đảo ngược một phần >13kg: Tiêm tĩnh mạch 0,03mg/kg.

Người cao tuổi: Dùng liều thấp hơn.

Có thể tham khảo liều dùng Vitamin K1 được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng theo Quyết định 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 như sau:

Trẻ >1,5kg: 1mg tiêm bắp.

Trẻ từ 1,5kg trở xuống: 0,5mg dùng tiêm bắp.

Với trẻ được chỉ định tiêm bắp thì nên tiến hành tiêm ngay khi sinh/mổ lấy thai, ngay khi được chăm sóc thiết yếu theo quyết định cụ thể dưới đây:

Liều dùng, cách dùng Vitamin K1 cho trẻ em
Liều dùng, cách dùng Vitamin K1 cho trẻ em

5.2 Cách dùng

Vitamin K1 có dạng viên uống, dạng tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch tùy theo tình trạng, đối tượng và nhu cầu dùng thuốc.

Cách uống, liều dùng Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh cần được phụ huynh thực hiện theo đúng chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ hoặc dưới sự thực hiện của nhân viên y tế.

6 Tác dụng không mong muốn

Tim mạch Tiêu hóa Thần kinh Da, mô dưới da Mạch máu Chấn thương, ngộ độc, biến chứng Khác
Khó thở Rối loạn vị giác Chóng mặt Đổ mồ hôi

Đỏ bừng mặt

Tím tát

Huyết áp giảm

Mảng cứng, ngứa

Ban đỏ

Tổn thương giống xơ cứng bì

Viêm tĩnh mạch

Kích ứng

Mạch nhanh, yếu

Phản ứng phẩn vệ hiếm khi xuất hiện

7 Tương tác thuốc

Thuốc chống đông máu Coumarin: Đối kháng tác dụng.

Thuốc Orlistat: Dùng cách Vitamin K1 khoảng 2 giờ để tránh khiến Vitamin K1 giảm tác dụng.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Acid tranexamic điều trị, ngăn ngừa chảy máu

8 Thận trọng

Vitamin K1 dùng thận trọng cho:

  • Người cao tuổi.
  • Người suy gan.
  • Phụ nữ cho thai.
  • Người mang van tim cơ học.
  • Trẻ em.
  • Phụ nữ cho con bú.

Theo dõi các phản ứng quá mẫn, đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch

Theo dõi INR để đánh giá hiệu quả và sự cần thiết phải dùng một liều khác

Xenical và dầu khoáng đều làm giảm hấp thu các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K.

9 Nghiên cứu về tác dụng của vitamin K1 đối với hoạt động vôi hóa động mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường

Mục tiêu: Chúng tôi nhằm mục đích xác định xem việc bổ sung vitamin K1 có ức chế hoạt động vôi hóa động mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường hay không.

Phương pháp: Đây là một phân tích hậu kỳ về thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mù đôi ViKCoVaC (tác dụng của Vitamin-K1 và Colchicine đối với hoạt động vôi hóa mạch máu ở những đối tượng mắc bệnh Tiểu đường) được tiến hành ở Perth, Tây Úc. Những người bị đái tháo đường và đã có vôi hóa mạch vành (điểm Canxi mạch vành > 10), nhưng không có bệnh mạch vành lâm sàng, được chụp PET 18F-NaF cơ bản, sau đó bổ sung vitamin K1 đường uống (10 mg/ngày) hoặc giả dược trong 3 tháng, sau đó hình ảnh PET 18F-NaF được lặp lại. Chúng tôi đã kiểm tra xem các cá nhân được chỉ định ngẫu nhiên bổ sung vitamin K1 có làm giảm sự phát triển của các tổn thương dương tính với 18F-NaF PET mới trong động mạch vành và động mạch chủ hay không.

Kết quả: Tổng cộng, 149 cá nhân đã hoàn thành các nghiên cứu hình ảnh cơ bản và theo dõi. Bổ sung vitamin K1 làm giảm độc lập tỷ lệ phát triển các tổn thương dương tính với 18F-NaF PET mới trong động mạch vành (OR: 0,35; KTC 95%: 0,16, 0,78; P = 0,010), động mạch chủ (OR: 0,27; KTC 95%: 0,08, 0,94; P = 0,040) và ở cả động mạch chủ và động mạch vành (OR: 0,28; KTC 95%: 0,13, 0,63; P = 0,002).

Kết luận: Ở những người mắc bệnh đái tháo đường, việc bổ sung 10 mg vitamin K1/ngày có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tổn thương vôi hóa mới trong động mạch chủ và động mạch vành như được phát hiện khi sử dụng 18F-NaF PET. 

10 Các dạng bào chế phổ biến của Vitamin K1

Các sản phẩm chứa Vitamin K1
Các sản phẩm chứa Vitamin K1

Vitamin K1 được bào chế dưới dạng:

Lọ dung dịch Mixen dùng cho trẻ  sơ sinh với hàm lượng 2mg/0,2ml dùng có kèm theo với pipet.

Viêm nén/viên nén bao đường Vitamin K1 đường uống hàm lượng 1, 5, 10mg. đây dạng dùng tiện lợi, nhanh gọn khi dùng và cũng rất dễ bảo quản.

Dạng thuốc tiêm với các dạng như:

  • Nhũ dịch dầu trong nước.
  • Dung dịch trong dầu.
  • Dung dịch Mixen.

Với các hàm lượng Vitamin K1: 1mg/0,5ml; 5mg, 10mg, 20mg/1ml.

Dạng đường tiêm dùng khi không uống được viên thuốc, cần hấp thu nhanh.

Biệt dược gốc của Vitamin K1 là:  Konakion, Mephyton, Aquamephyton, Vitamin K1,…

Các sản phẩm khác chứa Vitamin K1 là: Phytodion, Vitamin K1 Phytok

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Curtis J. Ingold; Shane R. Sergent (Ngày đăng 11 tháng 2 năm 2023). Phytonadione (Vitamin K1), Pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023
  2. Tác giả Jamie W Bellinge, Roslyn J Francis, Sing C Lee, Nicola P Bondonno, Marc Sim, Joshua R Lewis, Gerald F Watts, Carl J Schultz (Ngày đăng 11 tháng 1 năm 2022).The effect of vitamin K1 on arterial calcification activity in subjects with diabetes mellitus: a post hoc analysis of a double-blind, randomized, placebo-controlled trial, Pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023
  3. Chuyên gia của Pubchem. Phytonadione, Pubchem. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023
  4. Chuyên gia của Mims. Phytomenadione, Mims. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023

Để lại một bình luận