Vitamin B10 (PABA; Axit para-aminobenzoic)

Axit para- aminobenzoic (PABA) là hoạt chất xuất hiện tự nhiên trong cơ thể. Còn trong thực phẩm, vitamin B10 có ở ngũ cốc, trứng, sữa và thịt. Vậy tác dụng với sức khoẻ của chất naỳ như thế nào? Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi tới quý bạn đọc các thông tin về hoạt chất PABA.

paba 2 1
Hình 1: Axit para- aminobenzoic (PABA) hay Vitamin B10 là gì?

1 Axit para- aminobenzoic (PABA) hay Vitamin B10 là gì?

Tên chung quốc tế: Axit para- aminobenzoic.

Công thức hoá học: H2NC6H4CO2H.

2 Vitamin B10 có tác dụng gì?

Vitamin B10 hoặc Paba là chất hòa tan trong nước phức hợp vitamin B tuy nhiên nó chưa được coi là vitamin thực sự. Nó giúp hình thành axit folic khi luôn tạo được liên kết trong việc sử dụng protein và Axit Pantothenic (B5).

Hoạt chất này tiếp tăng sức khoẻ cho da đầu, tóc và sắc tố da, do sự can thiệp của nó vào chuỗi phản ứng oxy hóa dẫn đến sự hình thành melanin từ dopamine và đảm bảo khả năng bảo vệ mạnh mẽ khỏi ánh nắng mặt trời hay còn có thể nói là củng cố sức đề kháng của lớp biểu bì nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Sự kết hợp của Biotin, axit pantothenic, axit folic và axit para-amino benzoic (Paba hoặc Vitamin B10) hỗ trợ cải thiện màu tóc bạc, bệnh bạch biến và bệnh vẩy nến.

PABA cũng tăng cường cho cơ thể chống lại các tác động của viêm nhiễm. Sự thiếu hụt của nó có thể gây ra bệnh chàm, lupus ban đỏ, đốm đen trên da, rối loạn gan, do đặc tính chống độc và hoạt động kém của đường ruột.

Loại hoạt chất này còn có tác dụng lợi tiểu hay là một chất diệt khuẩn hiệu quả chống lại rickettsiae và tăng cường tác dụng của penicillin. Cạnh tranh với aldosterone (đây là hormone vỏ thượng thận phân biệt với các corticosteroid khác do có nhóm aldehyde ở carbon 18; nó là corticoid khoáng gây giữ natri và mất Kali ở thận) phòng trừ các bệnh lý do tăng tiết loại hormon này.

3 Công dụng và chỉ định

PABA được sử dụng cho bệnh gây ra sự cương cứng, đau đớn (bệnh Peyronie), một chứng rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp gây ra mụn nước trên da (pemphigus), xơ cứng da và mô liên kết (xơ cứng bì) và nhiều tình trạng khác.

PABA được biết đến nhiều nhất như một loại kem chống nắng bôi lên da .

4 Chống chỉ định

Mẫn cảm với PABA.

5 Liều dùng và cách dùng

Liều dùng PABA theo đường uống ít hơn 12g/ngày.

Liều dùng PABA thoa trên da trẻ em khoảng 220 mg/kg mỗi ngày hoặc ít hơn.

paba 1
Hình 2: Sử dụng Vitamin B10 như thế nào?

==>> Xem thêm về hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Healthaid Healthy Mega hỗ trợ tăng cường sức khỏe cơ thể

6 Tác dụng không mong muốn

PABA khi uống một cách thích hợp có thể khá an toàn. PABA có thể gây kích ứng da và cũng có thể làm ố vàng quần áo. Nó có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và chán ăn. Khi dùng PABA với liều lượng cao sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Uống nhiều hơn 12 gam mỗi ngày có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như các vấn đề về gan, thận và máu.

Đối với PABA baò chế dạng nhỏ mắt và thoa trên da thì chưa ghi nhận tác dụng không mong muốn.

7 Tương tác thuốc

Axit para-aminobenzoic (PABA) có thể làm giảm hiệu quả của một số loại kháng sinh nhóm sulfonamid: sulfamethoxazole (Gantanol), Sulfasalazine (Azulfidine), sulfisoxazole (Gantrisin) và trimethoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra).

Dapsone (Avlosulfon) được sử dụng làm thuốc kháng sinh bị giảm hiệu quả khi dùng cùng Axit para-aminobenzoic (PABA) trong điều trị nhiễm trùng.

Axit para-aminobenzoic (PABA) có thể làm giảm tốc độ cơ thể phân hủy cortisone. Uống PABA và tiêm cortisone có thể làm tăng tác dụng phụ của cortisone.

Vitamin B10 giảm tác dụng bởi rượu, caffein và sulfonamid. 

PABA hiệu quả nhất khi kết hợp với Vitamin C, nhóm vitamin B và axit folic. Với liều hàng ngày là 10mg.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc BoniHair (Hộp 30 viên) tạo màu tóc đen tự nhiên

8 Thận trọng khi sử dụng 

PABA rất an toàn khi thoa lên da trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên đường uống thì chưa có báo cáo về việc sử dụng PABA an toàn trên hai đối tượng này.

Quá liều PABA do xơ cứng bì (thiếu H2 chuyển hóa) có thể gây phì đại tuyến giáp, ức chế sản xuất hormone tuyến yên.

9 Tài liệu tham khảo

1. Bruce S Mackie, Leila E Mackie, cập nhâp năm 1999. The PABA story, Wiley Online Library. Truy cập ngày 21 tháng 07 năm 2023.

2. C G Hughes, cập nhập tháng 11 năm 1983. Oral PABA and vitiligo, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 07 năm 2023.

Để lại một bình luận