Bài viết biên soạn dựa theo
Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba
Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022
VẮC XIN SỞI
Tên chung quốc tế: Vaccinum morbillorum vivum.
Mã ATC: J07BD01 (Measles, live attenuated).
Loại thuốc: Vắc xin virus sống giảm độc lực.
1 Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc tiêm: Lọ hoặc ống tiêm chứa 1 liều, 5 liều, 10 liều vắc xin đông khô.
Mỗi liều 0,5 ml vắc xin sau khi pha chứa không dưới một lượng tương đương 1.000 CCID50 và thành phần khác: Kháng sinh phù hợp (ví dụ: Khoảng 25 microgam neomycin).
Vắc xin không chứa chất bảo quản, chất sát khuẩn và chất tẩy rửa.
1.1 Dược lực học
Vắc xin sởi là chế phẩm đông khô virus sởi giảm độc lực. Chế phẩm hiện có chứa dòng virus sởi Ender giảm độc lực hơn, có nguồn gốc từ các chủng khác nhau như Edmonston AIK-C, CAM- 70, Leningrad-16… được giảm độc lực bằng cách cấy truyền nhiều lần trên nuôi cấy tế bào phôi gà ở nhiệt độ thấp. Vắc xin đơn giá virus sởi sống, giảm độc lực được dùng để kích thích tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi bằng cách kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể đặc hiệu IgG và IgM (miễn dịch dịch thể). Nghiên cứu vắc xin đơn giá virus sởi cho thấy đáp ứng kháng thể đối với tiêm phòng lần đầu tiên giống như khi bị mắc bệnh sởi nguyên phát, tăng nhất thời đầu tiên IgM huyết thanh và sau đó tăng IgG huyết thanh, tuy nhiên hiệu giá đạt được do tiêm phòng thấp hơn. Tương tự khi bị nhiễm sởi tự nhiên, hiệu giá kháng thể IgG giảm chậm theo thời gian nhưng miễn dịch được duy trì nhiều năm, thậm chí có thể suốt đời ở đa số người được tiêm phòng. Người có kích thích kháng nguyên ban đầu do mắc bệnh sởi tự nhiên hoặc do tiêm phòng thường có đáp ứng ký ức khi tiêm liều nhắc lại hoặc nhiễm sởi sau này. Đáp ứng ký ức có đặc điểm là tăng IgG nhanh nhưng nhất thời, còn IgM tăng ít hoặc không phát hiện được.
Thực tế hiện tại vắc xin virus sống giảm độc lực phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR) được sử dụng rộng rãi hơn để gây miễn dịch phòng cả bệnh sởi, bệnh quai bị và bệnh Rubella trong cùng một mũi tiêm hơn là sử dụng vắc xin đơn độc chứa từng thành phần virus sống giảm độc lực. Khi tiêm phòng MMR cho trẻ ≥ 9 tháng tuổi 1 liều đơn, khoảng 88% có hiệu quả. Nếu tiêm phòng cho trẻ ≥ 12 tháng tuổi, vắc xin có hiệu quả 98% sau 1 liều duy nhất và 99% sau 2 liều.
2 Dược động học
Thời gian miễn dịch sau tiêm phòng sởi chưa được xác định một cách chính xác, tuy nhiên có chứng cứ về huyết thanh và miễn dịch học cho thấy miễn dịch do tiêm phòng sởi kéo dài ít nhất 13 – 23 năm và có thể suốt đời ở đa số người được tiêm phòng. Hiệu giá kháng thể do tiêm phòng sởi (đo bằng phương pháp ức chế ngưng kết hồng cầu) giảm chậm và thấp hơn hiệu giả kháng thể do nhiễm tự nhiên.
3 Chỉ định
Vắc xin virus sởi sống giảm độc lực được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động để phòng chống lại sự lây nhiễm virus sởi.
Tiêm phòng cơ bản để phòng bệnh sởi cho trẻ em từ 9 – 11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại liều thứ 2 vào lúc 18 tháng tuổi. Hiện vắc xin kết hợp sởi, quai bị, rubella được sử dụng thay thế vắc xin sởi đơn để tiêm phòng cơ bản vào lúc trẻ 12 tháng tuổi. Trong những trường hợp nhất định, thời gian tiêm vắc xin phối hợp sởi, quai bị, rubella có thể điều chỉnh xuống 9 tháng cho phù hợp lịch tiêm trong tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Trường hợp bùng phát dịch sởi: Y tế địa phương có thể khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trong vùng dịch. Mũi tiêm tại thời điểm 6 đến dưới 9 tháng tuổi không được tính là mũi cơ bản do khả năng sinh miễn dịch thấp. Trẻ càng nhỏ tuổi thì sự chuyển đổi huyết thanh càng thấp nên cần tiêm thêm mũi thứ 2 vào lúc 12 – 15 tháng tuổi, tiêm thêm một mũi tiền học đường vào lúc 4 – 6 tuổi cũng được khuyến cáo rộng rãi.
Tất cả những người (cả trẻ nhỏ và người lớn) có nguy cơ nhiễm sởi cao đều phải tiêm phòng nếu không có chống chỉ định, bao gồm cả người có thể có miễn dịch với sởi nhưng thiếu chứng cứ thích đáng. Người nhiễm HIV: Trẻ em và người lớn nhiễm HIV, có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, mà không có chứng cứ bị suy giảm miễn dịch nặng đều phải tiêm phòng vắc xin sởi. Vì đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin có thể giảm khi bệnh AIDS tiến triển nên tiêm phòng sớm trong quá trình nhiễm HIV thì có nhiều khả năng gây được đáp ứng miễn dịch.
Tiêm phòng sau phơi nhiễm: Tiêm 01 liều vắc xin sởi trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm vẫn có thể có tác dụng tạo miễn dịch chủ ộng. Tiêm một vài ngày trước khi phơi nhiễm cũng có thể bảo vệ đã kết thúc mang thai. Trong khi mang thai, nếu vô tình tiêm vắc được phần nào.
4 Chống chỉ định
Vắc xin sởi đông khô là loại vắc xin sống giảm độc lực do đó được chống chỉ định trong những trường hợp sau:
Dị ứng với bất cứ thành phần nào cỏ trong vắc xin.
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh nặng.
U ác tính đang được điều trị bằng liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị hoặc kết thúc điều trị chưa quả 6 tháng.
Ghép cơ quan đang trong quá trình dùng thuốc ức chế miễn dịch. Sau khi ghép tuỷ và ngừng thuốc ức chế miễn dịch chưa quá 12 tháng.
Bệnh nhân dùng liều cao corticosteroid và ngừng thuốc chưa quá 3 tháng, bao gồm bệnh nhân nhi dùng đường uống hoặc đặt trực. tràng với liều 2 mg/kg/ngày trong ít nhất 1 tuần hoặc 1 mg/kg/ngày trong 1 tháng, hoặc người lớn dùng với liều 2 40 mg/ngày trong 1 tuần.
Chi tiêm vắc xin sau khi đã ngừng sử dụng immunoglobulin ít nhất 3 tháng; chỉ dùng immunoglobulin cho người đã tiêm vắc xin ít nhất 3 tuần.
Nhiễm virus HIV và có suy giảm miễn dịch nặng.
Không chỉ định vắc xin cho người bị bệnh lao tiến triển chưa được điều trị.
Ngoài ra: Chống chỉ định với người mẫn cảm với Neomycin hoặc các kháng sinh khác có trong thành phần vắc xin. Không chỉ định vác xin cho phụ nữ mang thai.
Không chỉ định vắc xin cho người có nhiễm khuẩn cấp.
5 Thận trọng
Với những người đang ốm hoặc đang có vấn đề về tâm thần không nên tiêm vắc xin.
Cồn hoặc chất hoạt động bề mặt dùng làm sạch da tại vị trí tiêm vắc xin cần chờ cho bay hơi hết mới tiến hành tiêm vắc xin.
Vắc xin sống giảm độc lực nên được tiêm đồng thời với các vắc xin khác ở nhiều vị trí khác nhau hoặc tiêm cách nhau ít nhất 3 tuần. Khi tiêm vắc xin sởi có thể có các triệu chứng nhiễm sởi không. điển hình tương tự như xuất hiện ở những người nhiễm sởi lần đầu từ môi trường tự nhiên hoặc sau khi tiêm vắc xin với biểu hiện: Sốt cao, ngứa không điển hình; đau bụng; viêm phổi. Cho dù triệu chứng nhiễm sởi không điển hình thường xuất hiện ở những bệnh nhân được tiêm vắc xin sởi chứa virus bất hoạt nhưng cũng đã được. ghi nhận khi tiêm vắc xin sởi sống chứa virus giảm hoạt lực, các triệu chứng này thưởng nhẹ hoặc thoáng qua không phát hiện được. Co giật: Vắc xin sởi phải dùng thận trọng ở trẻ em có tiền sử sốt cao, co giật, tổn thương não hoặc bất cứ bệnh nào mà cần tránh stress gây ra do sốt. Trẻ em có tiền sử cá nhân hoặc gia đình (nghĩa là anh chị em ruột, bố mẹ) bị co giật có nguy cơ cao co giật sau khi tiêm phòng vắc xin sởi.
Giảm tiểu cầu: Cá nhân có tiền sử xuất huyết dưới da do giảm tiểu. cầu hoặc giảm tiểu cầu, có triệu chứng lâm sàng sau khi tiêm phòng vắc xin sởi.
Bệnh có sốt: Quyết định tiêm phòng hay trì hoãn khi đang bị sốt hoặc mới khỏi sốt phụ thuộc nhiều vào mức độ nặng và nguyên nhân của bệnh. Bệnh nhẹ, như viêm đường hô hấp trên nhẹ (kèm sốt nhẹ hoặc không) không cản trở tiêm phòng.
Lao: Bệnh lao có thể nặng lên về lâm sàng khi bị mắc bệnh sởi. nhưng không có chứng cứ vắc xin có tác dụng như vậy đối với bệnh lao và không cần thiết phải làm test tuberculin trước khi tiêm phòng.
6 Thời kỳ mang thai
Với phụ nữ mang thai, chỉ nên tiêm vắc xin (nếu cần) sau khi đã kết thúc mang thai. Trong khi mang thai, nếu vô tình tiêm vắc xin thì việc kết thúc mang thai là không bắt buôc.
Không nên dùng vắc xin sởi sống cho phụ nữ đang mang thai; tránh thụ thai trong vòng 1 – 3 tháng sau khi tiêm vắc xin.
Chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của vắc xin sởi đối với sự phát triển của bào thai, tuy nhiên về lý thuyết có nguy cơ phản ứng bất lợi trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vắc xin.
7 Thời kỳ cho con bú
Chưa rõ virus sởi trong vắc xin có vào trong sữa hay không. Nhà sản xuất khuyến cáo vắc xin cần dùng thận trọng đối với người cho con bú. Virus có trong vắc xin sẽ nhân lên trong cơ thể và một số có thể vào sữa sau khi dùng vắc xin cho mẹ. Tuy nhiên, không có bằng chứng là vắc xin có tác động xấu đối với trẻ bú mẹ.
8 Tác dụng không mong muốn (ADR)
8.1 Thường gặp
Sốt 38,3 – 39,4 °C hoặc hơn gặp ở 5 – 15% trường hợp sau khi tiêm vắc xin khoảng 1 tuần và thường kéo dài vài ngày.
Phát ban (ban nhỏ, giống sởi) gặp ở khoảng 5% trường hợp sau khi tiêm vắc xin từ 5 – 12 ngày.
8.2 Ít gặp
Tác dụng toàn thân: co giật, đa số co giật sau khi tiêm phòng giống sốt cao co giật (xảy ra 5 – 11 ngày sau khi tiêm phòng).
Phản ứng dị ứng: mày đay tại chỗ tiêm.
Tại chỗ: sưng to, rắn, ban đỏ, nốt phồng và phù ở chỗ tiêm, mày đay.
Cơ xương: có thể đau khớp, viêm khớp.
8.3 Hiếm gặp hoặc rất hiếm gặp
Trên da: Hội chứng Stevens-Johnson đã được ghi nhận trên 01 ca trẻ em 10 tháng tuổi sau khi tiêm vắc xin sởi.
Thần kinh: viêm não, bệnh não trong vòng 30 ngày sau tiêm phòng, viêm toàn não xơ cứng bán cấp; liệt mắt (nhìn đôi): 3 – 24 ngày sau tiêm phòng, ghi nhận 1/1 triệu liều.
Huyết học: giảm tiểu cầu, bệnh hạch bạch huyết nhẹ.
Toàn thân: nhức đầu, ho, đau họng, sổ mũi, viêm mũi, đau mắt, mệt mỏi toàn thân, tiêu chảy. Có thể có triệu chứng sởi không điển hình, rất nhẹ.
Phản ứng phản vệ (khó thở, hạ huyết áp…) có thể đe dọa tính mạng đã xảy ra ở một vài trẻ em có tiền sử phản ứng phản vệ với trứng, tỷ lệ ghi nhận 33 ca trên 70 triệu liều và chỉ có 11 ca trong 33 ca xảy ra ngay khi tiêm vắc xin.
Rất hiếm xảy ra các phản ứng nặng sau khi tiêm phòng vắc xin sởi. Một ít số liệu chứng tỏ phản ứng không phụ thuộc vào tuổi.
8.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR
Sốt cao co giật: Trẻ em có nguy cơ có thể dùng thuốc hạ nhiệt trước khi sốt và tiếp tục dùng thuốc trong 5 – 7 ngày. Phản ứng phản vệ: Có thể có phản ứng dị ứng với neomycin hoặc gelatin thủy phân có trong vắc xin virus sởi sống trên thị trường. Phải có sẵn adrenalin để dùng ngay khi tiêm phòng vắc xin sởi xảy ra phản ứng phản vệ.
9 Liều lượng và cách dùng
9.1 Cách dùng
Tiêm dưới da và tốt nhất ở mặt ngoài cánh tay. Vắc xin sau khi pha vô trùng và không có các chất bảo quản, sát trùng và tẩy rửa, vì các chất này có thể làm bất hoạt virus sống của vắc xin.
9.2 Liều lượng
Liều đơn 0,5 ml cho trẻ em và người lớn.
Trong thời kỳ dịch bệnh, tạo miễn dịch cho trẻ em 9 – 11 tháng tuổi và tạo miễn dịch lần thứ hai lúc 18 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại trước khi vào trường mẫu giáo (4 – 6 tuổi) hoặc trước khi vào trường khi cấp II (10 – 12 tuổi).
10 Tương tác thuốc
Tiêm vắc xin sởi kết hợp với uống Vitamin A cho trẻ em là một phần thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng của WHO và chương trình này đã được áp dụng tại Việt Nam. Có 1 nghiên cứu báo cáo rằng đáp ứng miễn dịch giảm nếu tiêm vắc xin lúc 6 tháng tuổi (trước tuổi thường tiêm vắc xin sởi), trong khi các nghiên cứu khác nói chung không tìm thấy sự thay đổi nào đáng kể về việc biến đổi huyết thanh hoặc đáp ứng miễn dịch đối với trẻ em tiêm vắc xin lúc 9 tháng tuổi (lứa tuổi thường bắt đầu tiêm vắc xin).
10.1 Với các vắc xin khác
Vắc xin virus sởi sống có thể được tiêm đồng thời với một vắc xin bất hoạt khác như vắc xin bại liệt sống uống, vắc xin Rubella sống và hoặc vắc xin virus quai bị sống nhưng vào các vị trí tiêm khác nhau. Ngoài 3 loại vắc xin trên, các vắc xin virus sống khác nên tiêm cách ít nhất 1 tháng khi dùng vắc xin sởi sống.
Có thể dùng đồng thời với các loại vắc xin như vắc xin cộng hợp Haemophilus typ b, vắc xin viêm gan B hoặc các giải độc tố bạch hầu, uốn ván và vắc xin họ gà nhưng phải tiêm vào các vị trí khác nhau.
10.2 Với các thuốc ức chế miễn dịch
Tiêm vắc xin virus sởi sống cần hoãn lại ít nhất 3 tháng đối với người đang dùng thuốc corticosteroid toàn thân trong 2 tuần hoặc lâu hơn. Tiêm phòng cũng nên tránh khi xảy ra ức chế miễn dịch toàn thân do dùng corticosteroid tại chỗ lâu dài.
10.3 Tuberculin
Vắc xin sởi có khả năng ức chế tạm thời phản ứng tuberculin ở da. Do đó, khi cần làm test tuberculin, phải làm trước, đồng thời hoặc 4 – 6 tuần sau khi tiêm phòng.
Chế phẩm globulin miễn dịch và sản phẩm máu
Kháng thể chứa trong các chế phẩm globulin miễn dịch và sản phẩm máu có thể cản trở đáp ứng miễn dịch đối với một số vắc xin virus sống bao gồm cả vắc xin sởi. Vắc xin sống giảm độc lực nên dùng ít nhất cách 3 tuần trước hoặc ít nhất sau 3 tháng khi sử dụng immunoglobulin.
Cập nhật lần cuối: 2021.