Trypsin

Trypsin là một loại enzyme được sản xuất trong tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa bằng cách phân hủy protein thành các phân tử nhỏ hơn mà cơ thể có thể sử dụng. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Trypsin.

1 Trypsin là gì?

Trypsin là một enzyme tiêu hóa quan trọng, được tìm thấy trong hệ thống tiêu hóa của hầu hết các loài động vật có xương sống, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa bằng cách thủy phân protein. Nó cũng có thể được gọi là enzyme phân giải protein hoặc proteinase.

2 Trypsin có ở đâu?

Trypsin bắt đầu ở dạng không hoạt động gọi là trypsinogen, được tạo ra trong tuyến tụy – đây là một tuyến nằm ở bụng phía sau dạ dày, chịu trách nhiệm sản xuất một số hormone và enzyme. Sau đó Trysinogen được được tiết vào ruột non  được kích hoạt và chuyển thành trypsin.

Trypsin được tìm thấy trong ruột non của người. Nó cũng có thể được làm từ nấm , thực vật và vi khuẩn. Đồng thời cũng thường được sản xuất cho mục đích thương mại từ tuyến tụy của vật nuôi.

Trypsin cũng có thể được tạo ra từ nguồn vi khuẩn hoặc nấm, thực vật. Đồng thời cũng thường được sản xuất cho mục đích thương mại từ tuyến tụy của vật nuôi. Đặc biệt là chiết xuất từ ​​tuyến tụy của lợn (được gọi là trypsine của lợn).

Nó cũng có thể được làm từ các nguồn động vật lấy thịt khác. Hầu hết các chất bổ sung trypsin bán trên thị trường đều được kết hợp với các enzyme khác.

Cấu trúc tinh thể của Trypsin
Cấu trúc tinh thể của Trypsin

3 Trypsin có tác dụng gì?

Trypsin là một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa protein có trong chế độ ăn thành peptide và axit amin. Những axit amin này rất cần thiết cho sự phát triển cơ bắp, sản xuất hormone và các chức năng quan trọng khác của cơ thể. Ở ruột non, trypsin phân hủy protein, tiếp tục quá trình tiêu hóa bắt đầu ở dạ dày.

Vì vậy, trypsin và hai proteinase tiêu hóa chính khác là pepsin và chymotrypsin đều được coi là mắt xích quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Tiêu hóa bằng enzyme trypsin là một bước cần thiết trong quá trình phân hủy và hấp thu protein, vì protein có trọng lượng phân tử quá lớn để có thể hấp thụ vào máu qua niêm mạc ruột.

==> Xem thêm hoạt chất: Vi khuẩn Bacillus Clausii

4 Thiếu hụt Trypsin gây ra tình trạng gì?

Khi cơ thể không sản xuất đủ trypsin có thể dẫn đến một số biến chứng sau đây:

4.1 Cơ thể kém hấp thu

Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ trypsin, cơ thể có thể gặp vấn đề về tiêu hóa và được gọi chung là bệnh kém hấp thu. Nó làm giảm khả năng tiêu hóa hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Theo thời gian, khả năng hấp thu kém sẽ gây ra sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu .

4.2 Viêm tụy

Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ trypsin trong máu để làm xét nghiệm chẩn đoán viêm tụy. viêm tuyến tụy có thể dẫn đến tình trạng:

  • Đau ở phần giữa hoặc phần trên bên trái của bụng
  • Sốt
  • Tim đập loạn nhịp
  • Buồn nôn

Mặc dù các trường hợp nhẹ được biết là sẽ khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị, nhưng các trường hợp nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng và suy thận , có thể dẫn đến tử vong.

4.3 Bệnh xơ nang

Các bác sĩ cũng kiểm tra lượng trypsin và chymotrypsin xuất hiện trong máu và phân. Ở trẻ sơ sinh, lượng lớn các enzyme này trong máu là dấu hiệu của bệnh xơ nang rối loạn di truyền lặn. Ở người lớn, lượng trypsin và chymotrypsin trong phân thấp là dấu hiệu của bệnh xơ nang và các bệnh về tuyến tụy, chẳng hạn như viêm tụy.

5 Bổ sung Trysin có tác dụng gì?

Trypsin được sử dụng để bổ sung cho những người thiếu enzyme cần thiết cho tiêu hóa.

Nó cũng được dùng kết hợp với Bromelain và Rutin để điều trị viêm xương khớp và nhiều tình trạng khác, nhưng không có bằng chứng khoa học tốt nào hỗ trợ những công dụng khác này.

Một số người bôi trypsin trực tiếp lên vết thương và vết loét để loại bỏ mô chết và cải thiện khả năng chữa lành.

Mặc dù có rất nhiều trường hợp người ta bổ sung các enzym tiêu hóa, chẳng hạn như trypsin, pepsin và chymotrypsin,… để điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (chẳng hạn như trào ngược axit), nhưng cho đến hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng nhận ủng hộ việc sử dụng các enzym bổ sung để điều trị các tình trạng Đường tiêu hóa (GI) thông thường

Trypsin cũng được sử dụng trong một số tình trạng sau mặc dù cũng không đủ bằng chứng để cho thấy trypsin có hiệu quả thật sự do đó cần có thêm bằng chứng để đánh giá hiệu quả của trypsin đối với những mục đích sử dụng này., ví dụ như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư ruột kết và trực tràng (và các loại ung thư khác)
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Nhiễm trùng
  • Dị ứng
  • Viêm xương khớp

6 Tác dụng phụ

Trypsin được coi là tương đối an toàn khi bôi lên da để làm sạch và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu nghiên cứu để chỉ ra liệu enzyme này có an toàn khi sử dụng bằng đường uống hay không. 

Các tác dụng phụ nhẹ như đau cục bộ và cảm giác nóng rát tạm thời đã được ghi nhận khi bôi trypsin lên da để điều trị vết thương. 

Sự khó chịu ở đường tiêu hóa thường được báo cáo do sử dụng các enzym không kê đơn, dùng qua đường uống, đặc biệt ở liều cao.

Có những báo cáo hiếm gặp về phản ứng dị ứng nghiêm trọng, được gọi là sốc phản vệ được liên kết với chymotrypsin đường uống. Sốc phản vệ được coi là một trường hợp cấp cứu y tế.

Nếu bạn gặp các triệu chứng sau khi dùng Trypsin thì nên đến ngay cơ sở y tế hoặc nên được cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.

  • Khó thở hoặc âm thanh hơi thở ồn ào
  • Sưng lưỡi hoặc cổ họng
  • Khó nói chuyện (khàn giọng)
  • Khò khè
  • Ho, chóng mặt

7 Liều lượng và cách sử dụng

Liều trypsin uống trung bình lên tới 50 miligam (mg) và thường được kết hợp với bromelain (một loại enzyme phân giải protein khác).

8 Trypsin không nên sử dụng ở đối tượng nào?

Không nên sử dụng Trypsin ở những đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai, vì không có đủ dữ liệu nghiên cứu lâm sàng để chứng minh sự an toàn của trypsin đối với người mang thai.
  • Những người đang cho con bú, vì không có đủ dữ liệu nghiên cứu lâm sàng để chứng minh sự an toàn của trypsin đối với những người đang cho con bú và trẻ sơ sinh của họ
  • Trẻ em mắc bệnh xơ nang, một tình trạng hiếm gặp gọi là bệnh đại tràng xơ hóa, được cho là có liên quan đến việc dùng enzym tiêu hóa liều cao 

==> Xem thêm hoạt chất: Busulfan-Tác nhân chống ung thư

9 Một số nghiên cứu về tác dụng của Trypsin

9.1 Tác dụng của trypsin trong điều trị vết thương, vết bỏng

Các chất bổ sung trypsin không kê đơn thường được sử dụng tại chỗ hoặc trên da để giúp hỗ trợ làm lành vết thương. Đây là một tác dụng phổ biến nhằm mục đích giúp cơ thể loại bỏ mô chết để mô mới có thể thay thế. Phá vỡ protein trong mô chết được cho là cơ chế chính của trypsin. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chymotrypsin (một loại enzyme phân giải protein liên quan đến trypsin) có thể làm giảm sự phá hủy các mô xảy ra do bỏng. Thuốc trypsin và chymotrypsin đã được sử dụng lâm sàng từ năm 1961 

Nghiên cứu: The Role of Trypsin:Chymotrypsin in Tissue Repair
Nghiên cứu: The Role of Trypsin:Chymotrypsin in Tissue Repair

Một nghiên cứu còn kết luận rằng sự kết hợp giữa trypsin và chymotrypsin có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các triệu chứng viêm và phục hồi tổn thương mô nghiêm trọng so với nhiều chế phẩm enzyme khác

9.2 Tác dụng của Trypsin trong giảm viêm và giảm phù nề

Đã có nhiều nghiên cứu cũ sử dụng thuốc trypsin và chymotrypsin đường uống trong chấn thương và phẫu thuật chỉnh hình để giảm viêm và phù nề, hoặc sưng tấy. 

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chymotrypsin uống bằng đường uống có thể có hiệu quả trong việc giảm viêm và phù nề do gãy xương (chẳng hạn như gãy xương ở bàn tay). 

Một nghiên cứu khác báo cáo rằng việc sử dụng trypsin cùng với bromelain có tác dụng tốt hơn các enzyme đơn lẻ trong việc giảm phù nề và cải thiện khả năng chữa lành. Những thí nghiệm này chủ yếu được thực hiện ở thỏ.

Nghiên cứu: Polyenzyme preparation Wobe-Mugos inhibits growth of solid tumors and development of experimental metastases in mice
Polyenzyme preparation Wobe-Mugos inhibits growth of solid tumors and development of experimental metastases in mice

9.3 Tác dụng của Trypsin đối với bệnh ung thư

Kết quả nghiên cứu về việc sử dụng trypsin để điều trị ung thư còn chưa rõ ràng. Trong khi một số nghiên cứu phát hiện ra rằng trypsin có thể có đặc tính ức chế khối u (làm chậm sự tiến triển của ung thư), 8 bằng chứng khác chỉ ra khả năng trypsin có thể thúc đẩy sự lây lan của một số loại ung thư.

Trong một nghiên cứu trên động vật cũ liên quan đến việc sử dụng trypsin qua trực tràng lâu dài trộn với các enzyme khác (Papain và chymotrypsin), tác dụng chống ung thư đã được phát hiện ở những con chuột được tiêm tế bào ung thư, với 30% không bị ung thư. 

Theo một nghiên cứu năm 2006, trypsin có thể liên quan đến sự phát triển ung thư ở ruột kết và trực tràng. Ung thư đại trực tràng có sự có mặt của trypsin có xu hướng dẫn đến tiên lượng xấu và thời gian sống sót không bệnh ngắn hơn.

Trong một nghiên cứu năm 2003 được công bố bởi tạp chí Nghiên cứu Ung thư, đối tượng nghiên cứu bị ung thư dạ dày và 49 người mắc bệnh ung thư thực quản đã được quan sát. Nghiên cứu cho thấy trypsin có thể làm chậm sự tiến triển của ung thư biểu mô hoặc ung thư bắt đầu ở lớp niêm mạc của các cơ quan.

Nghiên cứu: A tumor-suppressive role for trypsin in human cancer progression
Nghiên cứu: A tumor-suppressive role for trypsin in human cancer progression

9.4 Trypsin giúp phục hồi chấn thương thể thao

Dữ liệu từ các nghiên cứu điều tra tác động của các enzyme không kê đơn, chẳng hạn như trypsin, trong việc cải thiện khả năng phục hồi cơ bắp sau khi tập thể dục đã được thực hiện

Một nghiên cứu cho thấy trong một nhóm gồm 20 nam giới khỏe mạnh được chỉ định bổ sung Protease từ 18 đến 29 tuổi đã đẩy nhanh thời gian phục hồi (bao gồm cả thời gian đối tượng nghiên cứu trải qua cơn đau và khả năng co bóp của cơ) sau khi chạy xuống dốc. 

Tuy nhiên, một thử nghiệm giả dược, ngẫu nhiên mù đôi cho thấy những người tham gia nghiên cứu sử dụng chất bổ sung enzyme tiêu hóa hoặc giả dược để điều trị chứng đau nhức cơ khởi phát muộn không có sự khác biệt về thời gian hồi phục.

10 Chế phẩm

Trypsin thường có mặt trong các chế phẩm bảo vệ sức khỏe kết hợp cùng với các loại enzym khác

Chế phẩm có chứa Trypsin
Chế phẩm có chứa Trypsin

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Dilip Shah và công sự (đăng ngày 05 tháng 12 năm 2017). The Role of Trypsin:Chymotrypsin in Tissue Repair, PMC. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023
  2. Tác giả M Wald và cộng sự (Đăng năm 1998). Polyenzyme preparation Wobe-Mugos inhibits growth of solid tumors and development of experimental metastases in mice, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023
  3. Tác giả Keishi Yamashita  và cộng sự (đăng ngày 15 tháng 10 năm 2003). A tumor-suppressive role for trypsin in human cancer progression, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023

Để lại một bình luận