Trương Quân (Trung Quân – Ancistrocladus tectorius)

Trương Quân (Trung Quân - Ancistrocladus tectorius)

Cây Trương Quân có tên khoa học là Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.), được nhân dân phối hợp với các loại thuốc khác dùng trong trường hợp phù nề. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Trương Quân

1 Giới thiệu

Hình ảnh lá cây Trương Quân
Hình ảnh lá cây Trương Quân

Tên khoa học: Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.

Tên gọi khác: Dây Lá Lợp, Trung Quân, Dây Sườn Bò.

Họ thực vật: Trung quân Ancistrocladaceae .

1.1 Đặc điểm thực vật

Hình ảnh móc gai của cây do lá biến thành
Hình ảnh móc gai của cây do lá biến thành

Trương Quân thuộc dạng cây bụi leo, cây thường leo nhờ những gai cong móc được biến thành từ những cành nhỏ.

Thân cây có dạng hình trụ, trên thân có nhiều sẹo do lá sau khi rụng để lại, cành cây nằm ngang.

Cụm hoa mọc thành xim ở đầu cành, hoa có kích thước nhỏ, màu đỏ.

Đài 5, tràng 5.

Quả có 5 cánh nhưng không đều, hạt có dạng hình cầu.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 12 năm nay đến tháng 3 năm sau.

1.2 Thu hái và chế biến

Trương Quân có thể sử dụng toàn cây
Trương Quân có thể sử dụng toàn cây

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Dây và rễ đem rửa sạch, sau đó rửa sạch và phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Ancistrocladaceae Wall. có khoảng 10 loài trên thế giới, chi này thường phân bố ở những vùng nhiệt đới của châu Á hoặc một số nơi ở Tây Phi.

Có 7 loài được tìm thấy ở Ấn Độ và 3 loài được tìm thấy ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi, điển hình là các tỉnh từ Quảng Nam trở vào, cây hiếm gặp ở miền Bắc.

Độ cao phân bố của Trương Quân rơi vào khoảng vài chục mét đến 1000 mét.

Là loài cây ưa sáng, có thể chịu được bóng, thường được tìm thấy ở những quần hệ thuộc các khu rừng kín nguyên sinh hoặc thứ sinh. Đôi khi, có thể bắt gặp Trương Quân ở những đồi có nhiều cây bụi hoặc bờ nương.

Cây phát triển tốt ở những vùng nhiệt đới điển hình, cây phát triển về chiều dài ở những vùng đất tốt, rừng còn nguyên sinh.

Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, có khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt.

Cây sau khi chặt phá vẫn có khả năng tái sinh tiếp.

Cây được đồng bào Tây Nguyên sử dụng để làm dây buộc hoặc che chắn xung quanh nhà.

2 Công dụng của cây trương quân

Cây Trương Quân
Cây Trương Quân

2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cây có vị đắng, tính bình, hơi chát, không độc.

Tác dụng: Giải nhiệt, mạnh gân xương, trợ khí, giải độc, hành huyết, trừ đờm, trục ứ.

2.2 Công dụng

Trương Quân là loại cây được sử dụng để chữa phong thấp, đau lưng, phụ nữ sau sinh muốn dùng để lại sức. Bên cạnh đó, cây còn sử dụng để chữa lỵ và sốt rét với liều từ 8 đến 16g đem sắc hoặc ngâm rượu uống.

3 Bài thuốc chữa phù nề từ cây Trương Quân

Trương Quân được dùng làm thuốc chữa phù nề
Trương Quân được dùng làm thuốc chữa phù nề

200g rễ và dây leo của cây Trương Quân.

200g vỏ cây Đỗ Trọng Nam.

200g rễ Nhàu.

100g rễ Sâm Bố Chính.

100g Yếm Rùa.

Tất cả các vị đem đi thái nhỏ, sau đó phơi khô và sao vàng rồi ngâm với 1 lít rượu. Thời gian ủ từ 15 đến 20 ngày sau đó mỗi lần uống 30ml, ngày uống 2 lần.

4 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Trương Quân, trang 1029-1030. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.

Để lại một bình luận