Cây trúc đào được biết đến với công dụng phổ biến là hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe tim mạch, và cũng có thể dùng để chiết xuất tinh dầu. Ngoài những công dụng thông thường của cây hay được nhắc tới, những đặc tính, đặc điểm về loài thực vật này là gì? Xin mời bạn đọc tham khảo một vài thông tin có thể bổ ích với bạn tại Thuốc Gia Đình nhé !
Giới thiệu về cây Trúc đào
Trúc đào hay còn gọi là Giáp trúc đào hay đào lê. Đây là một loại thực vật thuộc họ Trúc đào – Apocynaceae với tên khoa học là Nerium oleander L.
Cây trúc đào là thực vật sống lâu năm. Thông thường, ta sẽ bắt gặp loại cây này ở những vườn hoa vì hoa của cây rất đẹp. Không chỉ làm cảnh cây còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh lý.
Đặc điểm thực vật
- Trúc đào là loại cây nhỏ sống lâu năm, thường mọc thành bụi với chiều cao khoảng 3-5m, có các nhánh màu lục, mọc thẳng, có cạnh, khi cắt ra có mủ trắng.
- Lá cây mọc đối hay mọc vòng 3, đơn, nguyên, hình ngọn giáo, cứng, màu lục sẫm, mặt dưới có màu xám nhẹ, có một gân chính to.
- Phiến lá dài khoảng 5-20cm, rộng khoảng 3.5 cm, mép lá uốn xuống. Cuống lá dài 5-10mm.
- Hoa màu hồng hay trắng, xếp thành xim dạng ngù ở ngọn. Có lá đài hình tam giác dài nhọn đầu. Tràng có ống dạng phễu, cách tràng hình trứng ngược; tràng phụ đính trên gốc cánh tràng gồm 5 vẩy hình sợi bản, không xẻ thùy.
- Quả gồm 2 đại mảnh, dài 7-17cm, đường kính 1-1.3cm, chứa nhiều hạt có lông mày có chùm lông ở đỉnh.
Đặc điểm phân bố
Trúc đào có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Bắc Phi, được nhập trồng làm cây cảnh trong các vườn hoa vì có hoa đẹp. Đây là loại cây khá là phổ biến ở nước ta, thường thấy ở các vườn hoa. Ngoài ra, cây cũng được trồng ở nhiều nước Châu Á hay Châu Âu
Đây là loại thực vật ưa sáng. Ra hoa vào tháng 6- tháng 9.
Chế biến và thu hoạch
Trúc đào có bộ phận dùng là Lá và toàn cây với tên khoa học là Folium et Herba Nerii. Cây được trồng bằng cách giâm cành và sau một năm có thể thu hái.
Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, thường được dùng tươi. Lá cây được thu hái quanh năm để chiết oleandrin. Thông thường lá được hái vào mùa hè, mùa thu, các mùa khác cũng thu hái được tuy nhiên hoạt chất sẽ ít hơn.
Sau khi thu hoạch, lá cần đem đi phơi khô để bảo quản được lâu cũng như giữ được hàm lượng dược chất được nhiều nhất.
1 Thành phần hóa học
Trong các bộ phận của cây đề chứa chất Nhựa có màu kem, vàng vàng rời hóa lục. Trong những chất nhựa này có chứa các glycosid tim chủ yếu là oleandrin (neriolin, folinerin). Ngoài ra, trong lá còn có chứa nhựa, tanin, một loại paraffin, Vitamin C, một số tinh dầu, Saponin, Flavonoid,… Trong vỏ có tinh dầu, dầu béo, một số glucosid.
2 Tác dụng – Công dụng của cây trúc đào
2.1 Tác dụng dược lý của cây Trúc đào
Với hoạt chất là oleandrin được chiết xuất từ lá cây Trúc đào có tác dụng làm chậm nhịp tim, kéo dài thời gian tâm trương, đặc biệt có lợi cho bệnh nhân bị hẹp van 2 lá. Oleandrin có tác dụng nhanh, ít tích lũy, thải trừ nhanh. Hoạt chất này còn có tác dụng lợi tiểu.
Theo báo cáo về nghiên cứu khoa học gần đây, người ta còn khám phá ra được rằng có thể chiết xuất chloroform từ cây Trúc đào. Hoạt chất này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung Hela trong quá trình nuôi cấy và ức chế sự di chuyển của tế bào. Từ đó các nhà khoa học nhận ra được Trúc đào là một cây thuốc tiềm năng có được nhiều tính chất dược lý và sinh lý bao gồm cả điều trị ung thư.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Cây Xuyên khung – Vị thuốc bổ tăng cường lưu thông máu
2.2 Công dụng của cây Trúc đào theo YHCT
2.2.1 Tính vị – tác dụng
Các bộ phận của cây đều có vị chát, đắng
Tác dụng: Bổ tim (làm mạnh lên và làm chậm nhịp tim, nâng cao huyết áp) và lợi tiểu không trực tiếp. Ngoài ra có tác dụng sát trùng, chống ngứa.
2.2.2 Công dụng của cây Trúc đào
- Cây trúc đào thường được sử dụng trong chữa trị
- Suy tâm thu
- Viêm cơ tim não suy (loạn nhịp nhanh)
- Dùng ngoài điều trị bệnh ngoài da lở ngứa, mụn loét, đụng giập
- …..
2.3 Cách dùng
- Trúc đào sau khi được thu hái lá, chiết xuất hoạt chất và chế phẩm là dạng cao ( viên 0.02 hoặc 0.05) dùng không quá 0.2g mỗi ngày.
- Nếu dùng ngoài, đem lá đi ngâm và nghiên ra trong nước (20g trong 1l nước) hoặc làm nước rửa chống nấm tóc, ghẻ, mụn loét, đụng giập.
- Hoặc lấy lá đem đi hãm hoặc thuốc đắp
- Hiện nay, người ta còn bào chế ra thuốc Neriolin dạng viên nén.
3 Lưu ý khi sử dụng
Do cây Trúc đào có các hoạt chất có thể gây độc tới tế bào cũng như cơ thể vậy nên không được tự ý sử dụng cũng như dùng với liều lượng cao nếu như không có chỉ định và hướng dẫn của các y bác sĩ.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Cây Sài đất – Vị thuốc thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ và điều trị gan
4 Tài liệu tham khảo
- Nhận thức cây thuốc và dược liệu (xuất bản năm 2021). Trúc đào trang 305-306, nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2023.
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (xuất bản năm 2021). Trúc đào trang 1088-1089, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2023.
- Tác giả Mohapatra S và cộng sự, ngày đăng năm 2021. Leaf Extract of Nerium oleander L. Inhibits Cell Proliferation, Migration and Arrest of Cell Cycle at G2/M Phase in HeLa Cervical Cancer Cell., pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.