Tơm Trơng (Urceola minutiflora)

Tơm Trơng (Urceola minutiflora)

Tơm trơng thành phần chính trong bài thuốc dân gian Amakông, làm tăng cường thể lực và khả năng sinh lý ở nam giới, ngoài ra, dược liệu còn giúp hạ acid uric, điều trị gout. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về Tơm Trơng.

1 Giới thiệu cây Atao Nenso

Tơm trơng có tên khoa học là Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton hay còn gọi là Tơm trơng Atao Nenso, Mộc tình, Mặc sang hoa nhỏ là dây leo thân gỗ thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae).

Đây là loài cây dược liệu, thành phần chính trong bài thuốc dân gian Amakông, làm tăng cường thể lực và khả năng sinh lý ở nam giới.

1.1 Mô tả

Tơm trơng là dây leo thân gỗ, thường mọc bò trườn và vượt tán, có thể cao tới 1,5m

Cây có Nhựa mủ trắng khi phơi khô bẻ vỏ thân cây có màng tơ trắng.

Lá thuôn nhọn, có lông tơ mỏng, mọc đối hình xoắn hay xoắn bầu dục thon. Mặt trên và mặt dưới của lá nhẵn bóng, được bao phủ bởi lớp lông tơ mềm trắng.

Rễ to, cứng, có mùi thơm, thân mảnh, không lông.

Hình ảnh cây tơm trơng
Hình ảnh cây tơm trơng

1.2 Cây Tơm trơng mọc ở đâu?

Tơm trơng Atao Nenso mọc trong rừng lá rộng thứ sinh thường xanh hay rụng lá. Phân bố ở vùng nhiệt đới từ miền Trung đến miền Nam của Ấn Độ (gồm các bang Bengal, Uttar Pradesh,…)

Ở Việt Nam, loài cây này phân bố chủ yếu ở vùng EaSup, Vườn Quốc gia Yok Đôn tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, Tơm trơng có phân bố ở  Lâm Đồng (Đức Trọng), Đắk Lắk (Ea H’leo) và Gia Lai (Krông Pa). Cây mọc ở độ cao từ 200 – 900 m, tập trung từ 300 – 500 m, trên đất sa thạch hoặc đất sét pha cát. 

2 Bộ phận sử dụng

Thân và rễ cây tơm trơng

Thu hoạch phần thân và rễ của cây vào cuối mùa xuân hằng năm vì đây là lúc hai bộ phận này chứa nhiều dưỡng chất nhất.

Cây sau khi thu hái sẽ được cắt thành từng khúc ngắn khoảng 10-20cm đem phơi khô làm thuốc.

2.1 Phân biệt tơm trơng thật và giả

Để biết chính xác là cây tơm trơng thật, bạn chỉ cần bẻ phần vỏ cây ra sẽ thấy những sợi tơ mỏng màu trắng dính vào được kéo dài ra theo (Sợi màu trắng chính là nhựa khô của vỏ tơm trơng). Nếu là cây giả sẽ không có những sợi tơ màu trắng này

Phân biệt tơm trơng thật và giả
Phân biệt tơm trơng thật và giả

3 Cách trồng

Tại Ấn Độ, cây được trồng bằng phương pháp giâm hom bằng xử ký chất kích thích ra rễ, sau đó cấy trong túi bầu hay trên khay, đặt trong môi trường có độ ẩm thích hợp, sau 30 – 45 ngày, hom sẽ ra rễ. Hom giâm lấy từ đoạn rễ cho tỷ lệ ra rễ tốt hơn so với đoạn thân, thời vụ giâm hom vào tháng 6 – 7 là tốt nhất.

Tại Việt Nam, nghiên cứu nhân giống cây tơm trơng bằng hom cho kết quả: Nhân giống bằng hom cho hiệu quả cao nhất khi hom giâm non hoặc hom già, vị trí cắt hom ngay mắt đốt thân được xử lý với IAA ở nồng độ 1,5% vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau)

4 Thành phần hóa học

Theo Nguyễn Mộng Quỳnh (2012) các hoạt chất trong cây Tơm trơng gồmcó triterpenoid, alcaloid, Flavonoid, polyphenol, tanin, Saponin, sterols gồm β-sitosterol và β-sitosterol-3-O-β-D-gluco-pyranosid (daucosterin), đường khử và các acid hữu cơ

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học

Thành phần hóa học dịch chiết Tom Trơng Atao Nenso gồm: Alcoloid (dạng Base) – Phytosterol, Flavonoid, Saponin, Tanin, Acid Amin hữu cơ, Acid Uronic.

  • Hàm lượng Alcaloid % = 0,1016± 0,0232%
  • Hàm lượng Phytosterol = 0,5947± 0,0028%

5 Tác dụng của cây Tơm trơng

Ở Ấn Độ, trong các bài thuốc truyền thống cây tơm trong thường được dùng để chữa bệnh đau bao tử, sốt rét, các bệnh lây lan qua đường tình dục, bệnh thấp khớp, ra mồ hôi trộm, lợi tiểu.

Ngoài ra, còn có tác dụng làm giảm acid uric và cholesterol máu, chống oxy hóa, chống loét, chống nấm, chống xơ vữa động mạch, làm bất hoạt những chất độc tế bào, điều hòa miễn dịch, kháng ung thư, cải thiện lưu thông tuần hoàn và mạch vành tim, gan,…

Đặc biệt, lá có tác dụng làm giảm lượng acid uric và kích dục.

Lá có tác dụng làm giảm lượng acid uric
Lá có tác dụng làm giảm lượng acid uric

Đây là loài dược liệu nhắc đến nhiều trong bài thuốc của Amakông, làm tăng cường thể lực và khả năng tình dục.

Công dụng
Công dụng

6 Tài liệu tham khảo

  • Tác giả: Nguyễn Thanh Nguyên và cộng sự (Ngày đăng: ngày 26 tháng 08 năm 2015). Nghiên cứu nhân giống cây tơm trơng bằng hom, Tạp chí dược liệu, tập 20, số 6/2015 (trang 388-394). Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2023.
  • Tác giả: Nguyễn Thanh Nguyên và cộng sự (Ngày đăng: năm 2019). KHU VỰC PHÂN BỐ VÀ KIỂU THẢM THỰC VẬT CỦA TƠM TRƠNG (Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) Ở TÂY NGUYÊN, Tạp chí KHLN số 1/2019 (19 – 26). Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2023.
  • Tác giả: Nguyễn Mộng Quỳnh (Ngày đăng: năm 2012). Nghiên cứu về thành phần hóa học dược Tơm trơng Nensơ trong bài thuốc Amakong. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 2007 – 2012, MPL: QV 766 NGU 2012 2 – 001888. Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2023.

Để lại một bình luận