Thương hiệu | Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-30355-18 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Warfarin Natri |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6754 |
Chuyên mục | Thuốc Tác Dụng Lên Quá Trình Đông Máu |
Thuốc Tivogg-5 được chỉ định để dự phòng tắc mạch và sau phẫu thuật gắn van tim nhân tạo, dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc phổi, điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Tivogg-5.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc chứa các thành phần sau:
- Hoạt chất Warfarin natri 5mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng – Chỉ định của thuốc Tivogg-5
2.1 Tác dụng của thuốc Tivogg-5
2.1.1 Dược động học
Hấp thu: Warfarin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, với nồng độ đỉnh trong huyết tương thường đạt được trong vòng 4 đến 5 giờ sau khi uống.
Phân bố: Thuốc liên kết cao với protein huyết tương (99%), chủ yếu gắn với Albumin và có thể tích phân bố thấp khoảng 0,14 L/kg. Nó phân bố vào hầu hết các mô cơ thể, bao gồm cả gan, nơi nó trải qua quá trình trao đổi chất. Warfarin qua được hàng rào nhau thai.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa mạnh ở gan, chủ yếu thông qua hệ thống cytochrom P450. Con đường trao đổi chất chính liên quan đến quá trình oxy hóa đồng phân S để tạo ra các chất chuyển hóa không còn hoạt tính.
Thải trừ: Warfarin có nửa đời thải trừ khoảng 40 giờ. Thuốc được thải trừ chủ yếu dưới dạng liều dùng không đổi qua nước tiểu, loại bỏ nó có thể được kéo dài ở những người bị rối loạn chức năng gan.
2.1.2 Dược lực học
Warfarin là một loại thuốc chống đông máu hoạt động bằng cách ức chế việc sản xuất các yếu tố đông máu phụ thuộc vào vitamin K trong gan, nó sẽ tích tụ trong gan và cản trở chu trình vitamin K, dẫn đến giảm sản xuất các yếu tố đông máu. Điều này dẫn đến giảm khả năng đông máu và tăng nguy cơ chảy máu.
Warfarin can thiệp vào quá trình tái chế vitamin K, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng nó được cho là có liên quan đến việc ức chế enzyme epoxide reductase của vitamin K, enzyme chịu trách nhiệm tái chế vitamin K, một đồng yếu tố thiết yếu để sản xuất các yếu tố đông máu II, VII, IX và X, cũng như protein chống đông máu C.
Điều quan trọng cần lưu ý là tác dụng của warfarin không xảy ra ngay lập tức và có thể mất vài ngày mới thấy rõ. Đây là lý do tại sao nó thường được sử dụng kết hợp với heparin, một chất chống đông máu tác dụng nhanh trong thời gian đầu điều trị. [1]
2.2 Chỉ định thuốc Tivogg-5
Thuốc Tivogg-5 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Dự phòng tắc mạch ở người bệnh mắc thấp tim và rung nhĩ.
- Dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc phổi.
- Dự phòng sau phẫu thuật gắn van tim nhân tạo.
- Điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua.
==>> Xem thêm thuốc có cùng chỉ định: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Sintrom 4 Novartis – dự phòng huyết khối tắc mạch
3 Liều dùng – Cách dùng thuốc Tivogg-5
3.1 Liều dùng Tivogg-5
Liều khởi đầu thường dùng là 2 viên/ngày trong 2 ngày, có thể hiệu chỉnh liều tuỳ theo tình trạng và đáp ứng của người bệnh.
Liều duy trì thường dùng là 3 – 9 mg/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Tivogg-5 hiệu quả
Thuốc dùng đường uống, có thể uống thuốc với một cốc nước đầy (khoảng 150ml). Uống thuốc 1 lần trong ngày, vào cùng một thời điểm mỗi ngày, nên uống thuốc vào buổi chiều để có thể thay đổi liều lượng càng sớm càng tốt sau khi có kết quả INR.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng Tivogg-5 trong các trường hợp:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc dẫn chất coumarin khác.
- Bệnh nhân xuất huyết não, chảy máu đáng kể trên lâm sàng.
- Trong vòng 72 giờ có nguy cơ chảy máu nặng sau khi phẫu thuật lớn.
- Bệnh nhân suy gan nặng, nghiện rượu.
- Phụ nữ có 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, trong vòng 48 giờ sau sinh.
- Người bệnh tăng huyết áp ác tính hoặc chưa kiểm soát được.
- Bệnh nhân viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp.
- Bệnh nhân tiền sử bị hoại tử do warfarin, dễ bị ngã, người cao tuổi, tâm thần, không kiểm soát được. tiền sản giật, sản giật, dọa sảy thai.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Heparin-Belmed 5000IU/ml trị huyết khối tĩnh mạch
5 Tác dụng phụ
Trên hệ/cơ quan | Tác dụng phụ (chưa rõ tần suất) |
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng | Sốt |
Miễn dịch | Quá mẫn |
Thần kinh | Chảy máu não, chảy máu dưới màng cứng |
Mạch máu | Chảy máu |
Hô hấp, lồng ngực và trung thất | Tràn máu màng phổi, chảy máu cam |
Tiêu hóa | Chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu trực tràng, nôn ra máu, viêm tụy, tiêu chảy, buổn nôn, nôn, đi tiêu phân đen |
Gan mật | Vàng da, rối loạn chức năng gan |
Da và mô dưới da | Phát ban, rụng tóc, ban xuất huyết, hội chứng ngón chân tím, hồng ban gây các vết sưng da dẫn đến bầm máu, nhồi máu và hoại tử da, chứng calci hóa mạch máu và hoại tử da (caiciphylaxis) |
Thận và tiết niệu | Tiểu ra máu |
Xét nghiệm | Giảm hematocrit không rõ nguyên nhân, giảm hemoglobin |
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Thuốc phân giải fibrin như Streptokinase và alteplase | Chống chỉ định, có thể làm tăng tác dụng dược lý của warfarin và tăng nguy cơ chảy máu |
Clopidogrel, NSAID, Sulfinpyrazon, Thuốc ức chế thrombin như bivalirudin, dabigatran, Dipyridamol, Heparin không phân đoạn và dẫn xuất heparin, Heparin phân tử lượng thấp, Fondaparinux, Rivaroxaban, Thuốc đối kháng thụ thể glycoprotein llb/ llla như eptifibatid, tirofiban và abciximab, Prostacyclin, Thuốc chống trầm cảm SSRI và SNRI | Nên tránh dùng các thuốc hoặc dùng cẩn thận và tăng cường theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng |
Allopurinol, capecitabin, Erlotinib, Disulfiram, thuốc kháng nấm nhóm azol, omeprazol, Paracetamol (sử dụng thường xuyên, kéo dài), propafenon, amopdaron, Tamoxifen, methylphenidat, zafirlukast, các fibrat, các statin (ngoại trừ Pravastatin, tương tác chủ yếu với Fluvastatin), Erythromycin, sulfamethoxazol, metronidazol | Các thuốc làm tàng tác dụng của warfarin |
Barbiturat, primidon, carbamazepin, Griseofulvin, thuốc tránh thai đường uống, Rifampicin, azathioprin, phenytoin | Các thuốc đối kháng tác dụng warfarin |
Các corticosteroid, nevirapin, ritonavir | Các thuốc có tác động biến đổi |
Các thuốc kháng sinh phổ rộng | có thể làm tăng tác dụng của warfarin |
Cholestyramin và sucralfat | có thể làm giảm sự hấp thu warfarin |
Glucosamin | Đã có báo cáo tăng INR |
Dược liệu chứa cỏ St. John (Hypericum perforatum) | nguy cơ làm giảm nồng độ huyết tương và giảm tác dụng lâm sàng của warfarin |
Rượu | Dùng một lượng lớn rượu có thể thay đổi chuyển hóa của warfarin |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trong giai đoạn đầu điều trị, bệnh nhân cần được kiểm tra chỉ số INR hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần và có thể kiểm tra chỉ số INR sau thời gian dài hơn khi giá trị INR đã ổn định.
Bệnh nhân thiếu hụt protein C và S nên khởi đầu điều trị với liều nạp warfarin hoặc warfarin chậm vì có nguy cơ hoại tử da.
Thận trọng khi dùng Tivogg-5 ở bệnh nhân có nguy cơ chảy máu nặng như: bị tai biến mạch máu não, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tiền sử chảy máu đường tiêu hóa, phối hợp với NSAID.
Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nên tạm ngưng dùng warfarin trong vòng 2 – 14 ngày vì dùng luôn có thể làm tăng nguy cơ chảy máu thư phát ở não.
Bệnh nhân phẫu thuật cần kiểm tra chỉ số INR để đánh giá có nên dùng tiếp warfarin hay không (trừ phẫu thuật nha khoa).
Thận trọng ở người bệnh mắc loét dạ dày tiến triển, cường giáp hoặc nhược giáp.
Cần hiệu chỉnh liều ở các bệnh nhân sau: giảm cân, bệnh cấp tính và ngừng hút thuốc (giảm liều); tăng cân, tiêu chảy và nôn (tăng liều).
Không dùng thuốc cho người bệnh bị rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galctose, chứng thiếu hụt Lapp lactase hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Thời kỳ mang thai
Chống chỉ định dùng Tivogg-5 cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ vì warfarin có thể gây dị tật bẩm sinh và chết thai.
7.2.2 Thời kỳ cho con bú
Warfarin tiết được qua sữa mẹ, tuy nhiên ở liều điều trị thuốc không gây ảnh hưởng lên trẻ bú mẹ. Có thể dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Biểu hiện quá liều: Chưa có báo cáo, tuy nhiên có thể xuất hiện nguy cơ chảy máu.
Xử trí: Điều trị quá liều phụ thuộc vào các dấu hiệu chảy máu (nếu có) và INR của người bệnh.
7.4 Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-30355-18
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Tivogg-5 giá bao nhiêu?
Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Tivogg-5 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Tivogg-5 mua ở đâu?
Thuốc Tivogg-5 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Tivogg-5 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc đường uống dạng viên nén, viên nhỏ dễ uống.
- Giá cả hợp lý, phải chăng.
- Thuốc Tivogg-5 hiệu quả trong dự phòng tắc mạch và sau phẫu thuật gắn van tim nhân tạo, dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc phổi, điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua.
- Sử dụng lại warfarin có liên quan đến việc giảm đáng kể đột quỵ do thiếu máu cục bộ và thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch khi so sánh với việc không sử dụng lại warfarin ở những bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ liên quan đến warfarin. [2]
- Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất Dược phẩm, cung cấp ra thị trường các loại thuốc đạt chất lượng, được sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn GMP – WHO, đáp ứng những yêu cầu sản xuất nghiêm ngặt nhất. [3]
12 Nhược điểm
- Thuốc kê đơn, cần chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
- Có thể gặp phải tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc.
Tổng 21 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Warfarin, PubChem. Truy cập ngày 10 tháng 02 năm 2023.
- ^ Tác giả Chatree Chai-Adisaksopha và cộng sự (Đăng tháng 12 năm 2017). Warfarin resumption following anticoagulant-associated intracranial hemorrhage: A systematic review and meta-analysis, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 02 năm 2023.
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây
Review Tivogg-5
Chưa có đánh giá nào.