Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) |
Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) |
Scrophulariaceae (Huyền sâm) |
Chi(genus) |
Veronica |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Veronica officinalis |
Thủy cự là loài cây sống lâu năm, thân thảo, có nguồn gốc từ châu u. Bề mặt có phủ một lớp lông tơ. Thân cành phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, hai mặt đều phủ lông, mép lá khía răng cưa. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Veronica officinalis
Họ thực vật: Huyền Sâm (Scrophulariaceae).
1.1 Đặc điểm thực vật
Thủy cự là loài cây sống lâu năm, thân thảo, có nguồn gốc từ châu u. Bề mặt có phủ một lớp lông tơ. Thân cành phân nhánh nhiều.
Lá mọc đối, hai mặt đều phủ lông, mép lá khía răng cưa, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình trứng, đầu tù, cuống lá ngắn, có lông.
Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hoa có dạng hình ống ngắn, 3 thùy trên có kích thước gần bằng nhau, thùy dưới có kích thước nhỏ hơn. Hoa có màu xanh lam nhạt, tím hoặc tím hồng. Trên cánh hoa có những đường sọc màu đậm hơn. Vòi nhụy mảnh, 2 nhị dài màu trắng.
Quả nang, gần giống hình trái tim. Bên trong có một số hạt dẹt.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây Thủy cự.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Veronica với hơn 200 loài, thuộc họ Plantaginaceae và phân bố ở hầu hết Bắc bán cầu và nhiều nơi ở Nam bán cầu.
Thủy cự có nguồn gốc từ lục địa châu Âu, môi trường sống lý tưởng của Thủy cự là các rìa rừng có độ ẩm cao, đồng cỏ, đồng bằng và các khu vực có độ cao lên đến 2000 mét. Thủy cự là loài sống lâu năm, độ cao mỗi cây không quá 60cm.
2 Cách trồng
Thủy cự có thể được trồng trong vườn hoặc trong chậu. Cây nhân giống bằng hạt, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt do đó không cần chăm sóc quá nhiều, đây cũng là loài chịu được khí hậu lạnh. Khi trồng, nên chọn những đất có độ tơi xốp, không cần có quá nhiều chất dinh dưỡng. Thời điểm gieo hạt là vào mùa xuân, tưới nước để hạt nhanh nảy mầm. Sau khi hạt nảy mầm, tiến hành tỉa và đem trồng ra vườn.
3 Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học trong cây Thủy cự có thể kể đến bao gồm axit hexadecanoic (20,62%), β-ionone (17,88%), hexahydrofarnesyl acetone (13,92%) và E -caryophyllene (6,78%).
4 Tác dụng của cây Thủy cự
4.1 Tác dụng chống viêm
Chiết xuất Thủy cự có ảnh hưởng nhỏ đến khả năng giải phóng hạt của tế bào mast nhưng lại ức chế biểu hiện gen và protein của chemokine eotaxin trong tế bào biểu mô phổi A549. Hơn nữa, việc giải phóng chất trung gian gây viêm PGE(2) đã giảm thông qua việc ức chế biểu hiện COX-2 thông qua con đường truyền tín hiệu NF-κB trong các tế bào A549 được kích hoạt bởi TNF-α. Phân tích hóa thực vật đã xác định verproside và verminoside là các glycosid iridoid phổ biến nhất. Nghiên cứu này chứng minh được tác dụng chống viêm của Thủy cự khi nghiên cứu ở cấp độ phân tử, tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá tác dụng của thảo dược này trên động vật và trong các thử nghiệm trên lâm sàng.
4.2 Tác dụng chống loét dạ dày
Các nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất Thủy cự có tác dụng hỗ trợ chữa lành vết loét, thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày, có thể đem lại những lợi ích nhất định trong điều trị loét dạ dày.
5 Công dụng theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền Romania sử dụng các bộ phận trên mặt đất của cây Thủy cự để điều trị các bệnh lý khác nhau như bệnh thận, ho, viêm mũi. Thủy cự còn được biết đến với công dụng chữa lành vết thương.
6 Tài liệu tham khảo
Tác giả Carsten Gründemann và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2013). Traditionally used Veronica officinalis inhibits proinflammatory mediators via the NF-κB signalling pathway in a human lung cell line, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
Tác giả M Scarlat và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 1985). Experimental anti-ulcer activity of Veronica officinalis L. extracts, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.