Thường Xuân được biết đến khá phổ biến với công dụng giải ngộ độc, trị phong huyết, đau nhức viêm khớp, viêm gan, đau đầu. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Thường Xuân
1 Giới thiệu về Thường Xuân
Thường Xuân hay còn được gọi là cây trường xuân và cây Dây thường xuân, có tên khoa học là Hedera sinensis (Tobl.) Hand.- Mazz. [H. nepalensis K. Koch var. sinensis (Tobl.) Rehder], là loài thuộc họ Nhân Sâm – Araliaceae.
1.1 Thường xuân leo là cây gì?
Cây leo thường xuân là loại cây có rễ móc khí sinh và không có gai. Cây có lá đơn, phiến lá phân thùy, dài từ 5-10cm và rộng từ 3-8cm, có gân chân vịt. Cụm hoa của cây có nhiều tán và có lông sao. Đài có 5 răng nhỏ, tràng 5, gốc rộng, có một mào cuốn ở giữa, nhị 5, bầu 5, hoa thường xuân nhỏ, màu vàng trắng, bắc rất nhỏ. Quả của cây thường xuân là quả hạch tròn, khi chín có màu đen.
1.2 Các loại thường xuân
1.3 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Thân dây (Thường xuân đằng), tên khoa học là Caulis Hederae Sinensis.
1.4 Đặc điểm phân bố
Thường Xuân sinh trưởng trên đất đá và sống ở những khu rừng ẩm có độ cao từ 1000-1600m. Thời điểm hoa nở là từ tháng 5 đến tháng 8 và thời điểm ra quả là từ tháng 9 đến tháng 11. Loài cây này được tìm thấy ở Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, cũng như ở Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc.
2 Ý nghĩa của Thường Xuân. Cây Thường xuân hợp mệnh gì?
Theo truyền thống, Thường Xuân có khả năng đuổi xa tà ma, hóa giải những vận rủi, mang lại bình an và thịnh vượng cho gia chủ. Tên của loài cây cũng có ý nghĩa tượng trưng cho tài lộc, sự sống động và may mắn. Theo phong thủy, Thường Xuân thuộc mệnh Mộc, đồng nghĩa với màu xanh lá cây. Màu xanh là biểu tượng của sự an yên và hài hòa. Nếu bạn có tính cách nóng tính, khó kiểm soát cảm xúc và ảnh hưởng đến công việc chung, thì trồng cây Thường Xuân có thể giúp bạn. Loài cây này phù hợp với mọi độ tuổi và bất cứ ai cũng có thể trồng thành công.
3 Thành phần hóa học
Các thành phần hoạt tính của Thường Xuân bao gồm hederagenin, monodesmoside α-hederin, hederacoside B, hederacoside C và hederacoside D.
4 Công dụng – Tác dụng của Thường Xuân
4.1 Tác dụng dược lý
Thường Xuân được sử dụng để điều trị các bệnh hô hấp cấp tính như viêm phế quản cấp tính do virus, hen phế quản và viêm phế quản tái phát viêm mãn tính. Năm 2011, một nghiên cứu đã chứng minh rằng các sản phẩm từ lá của cây này được sử dụng hiệu quả và an toàn để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, bao gồm các triệu chứng như ho, khạc đờm, khó thở và thở gấp.
4.1.1 Chống viêm và chống oxy hóa
Thường Xuân chứa nhiều polyphenol, bao gồm Saponin và Flavonoid, có thể mang lại nhiều lợi ích tiềm năng, đặc biệt là khả năng chống viêm và oxy hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất Lá thường xuân có thể bảo vệ khỏi bệnh tiểu đường ở chuột và giảm viêm trong tế bào phổi của con người.
4.1.2 Trị ho
Thường Xuân có tác dụng tốt cho hệ hô hấp trên, đặc biệt là trong việc điều trị hen suyễn, viêm phế quản, ho ở trẻ em và COPD. Nghiên cứu cho thấy rằng lá thường xuân có thể giúp giảm ho trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh, đặc biệt là cho trẻ em. Cây thường xuân có tác dụng chống viêm và kích hoạt hệ thống tín hiệu beta2-adrenergic trong cơ thể, giúp mở rộng phế quản và tiểu phế quản để tăng lưu lượng không khí.
4.1.3 Cải thiện chất lượng không khí
Cây Thường Xuân là một trong 10 loại cây lọc không khí hàng đầu của NASA và có thể giúp thanh lọc không khí trong nhà. Tuy nhiên, nếu bạn có vật nuôi hoặc trẻ em, cây này có thể gây phát ban trên da.
4.2 Công dụng của Thường Xuân theo y học cổ truyền
4.2.1 Tính vị, tác dụng
Thường Xuân có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng giải độc, bình can, tiêu thũng hoạt huyết; khư phong, lợi thấp.
4.2.2 Tác dụng của Thường Xuân
Nấu thân, lá, hạt với rượu ấm để dùng giải ngộ độc; ngâm hạt trong rượu để trị phong huyết, đau lưng.
Dây được dùng ở Trung Quốc trị đau nhức viêm khớp, viêm gan, đau đầu, mắt mờ, nhọt độc sưng đau và nôn ra máu.
Ở Ấn Độ, lá và quả cây được sử dụng để điều trị các triệu chứng như sưng hạch và đau khớp thấp. Lá thường được dùng làm thuốc chườm nóng, trong khi quả được hãm để uống.
5 Thường Xuân có độc không?
Các loài cây Hedera đều chứa các hợp chất độc hại, chúng gây kích ứng và dị ứng ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là ở lá non và quả. Terpenoid saponin, bao gồm hederasaponin A và B (hoặc B và C), Rutin, axit caffeic, axit chlorogenic và emetine đã được tìm thấy trong lá Hedera. Bệnh viêm da tiếp xúc có thể xảy ra vào bất kỳ tháng nào do các hợp chất gây kích ứng và dị ứng này có trong lá cây quanh năm. Cây thường xuân Anh, bất kể trồng trong nhà hay ngoài trời, đều có thể gây phát ban dị ứng trên da. Một số người có phản ứng này sau khi cắt tỉa cây để tạo cảnh quan hoặc làm vườn.
6 Tài liệu tham khảo
- Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Cây thường xuân trang 90 – 91, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
- Tác giả Larisa AJ Barnes và cộng sự (Đăng tháng 12 năm 2020). The effects of Hedera helix on viral respiratory infections in humans: A rapid review, ScienceDirect. Truy cập ngày 25 tháng 03 năm 2023.
- Tác giả Rena Goldman (Đăng ngày 14 tháng 10 năm 2021). Everything You Want to Know About English Ivy, Healthline. Truy cập ngày 25 tháng 03 năm 2023.