Thạch Vĩ (Pyrrosia lingua)

Thạch Vĩ (Pyrrosia lingua)

Cây Thạch Vĩ có tên khoa học là Pyrrosia lingua (Thunb.) Farewell.). Thạch Vĩ được sử dụng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hợp như đái ra máu, sỏi đường tiết niệu. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Thạch Vĩ

1 Giới thiệu

Lá của cây Thạch Vĩ
Lá của cây Thạch Vĩ

Tên khoa học: Pyrrosia lingua (Thunb.) Farewell.

Tên gọi khác: Kim Tinh Thảo, Cây Lưỡi Mèo.

Họ thực vật: Ráng Polypodiaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Thạch Vĩ
Đặc điểm thực vật của cây Thạch Vĩ

Thạch Vĩ là một loại dương xỉ có kích thước nhỏ, thân rễ bò dài, ở phần gốc có phủ nhiều vảy, các vảy có hình giống ngọn giáo, màu nâu sẫm.

Lá mọc từ thân rễ, các lá cách xa nhau, có 2 loại gồm lá không sinh sản, thường có cuống ngắn, phiến lá hình trái xoan, hai mặt của lá nhẵn và lá sinh sản có cuống dài, trên phiến lá có nhiều lông hình ngôi sao, phiến lá có dạng hình mũi mác, chiều dài khoảng 8 đến 20cm, mặt dưới lá có màu lục nâu nhạt, các lá mang nhiều bào tử.

Bào tử có dạng hình trái xoan, có màu nâu nhạt.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, thân rễ.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Rửa sạch, cắt khúc, đem phơi hoặc sấy khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Thạch Vĩ được tìm thấy ở các tỉnh thuộc phía Nam của Trung Quốc, Myanmar, các nước Đông Dương, Ấn Độ và nhiều nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á.

Tại nước ta, Thạch Vĩ được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và một số tỉnh thuộc vùng trung du ở cả 2 miền Nam, Bắc.

2 Thành phần hóa học

Thạch Vĩ chứa phytosterol, tanin, chất béo, các chất vô cơ.

3 Tác dụng – Công dụng của cây thạch vĩ

3.1 Tác dụng dược lý

Thạch Vĩ được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi
Thạch Vĩ được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi

Khi tiến hành thử nghiệm trên giun đất, người ta nhận thấy rằng, dạng cao chiết ether etylic của cây không thấy tác dụng diệt giun.

Tuy nhiên, phần bã còn lại sau khi đem chiết lại bằng cồn, đem bốc hơi để thu cao mềm, sau đó đem lượng cao này hòa tan trong nước. Ở nồng độ 5%, cao có tác dụng diệt giun đất sau khi tiếp xúc với thuốc 45 phút.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Thạch Vĩ có vị đắng, tính hàn, hơi cay.

Tác dụng: Quy vào 2 kinh là phế và bàng quang, có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt, lợi tiểu, tán kết.

3.2.2 Công dụng

Thạch Vĩ được sử dụng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hợp như đái ra máu, sỏi đường tiết niệu.

Thân rễ được sử dụng để chữa lở loét, bệnh than, ngộ độc Lưu Huỳnh, ung nhột với liều dùng 6-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc.

Có thể dùng ngoài dưới dạng bột rắc hoặc chế thành dầu bôi.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Thạch Vĩ

Chữa phế nhiệt sinh ho từ cây Thạch Vĩ
Chữa phế nhiệt sinh ho từ cây Thạch Vĩ

4.1 Chữa viêm thận phù thũng, sỏi đường tiết niệu, đái buốt

12g Thạch Vĩ đem sắc lấy nước uống có thể dùng riêng hoặc phối hợp với Xa Tiền, Hoạt Thạch.

4.2 Chữa đái tiết niệu ra máu

Thạch Vĩ sau khi thu hái đem tán thành bột, mỗi lần sử dụng 8g cùng với nước sắc cành cây Cà Làm Thang.

4.3 Chữa phế nhiệt sinh ho

Sử dụng Thạch Vĩ và hạt Cau với lượng bằng nhau, đem tán thành bột, mỗi lần sử dụng 8g.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Thạch Vĩ trang 808-809. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024.

Để lại một bình luận