Tần giao là một vị thuốc được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc y học cổ truyển, với nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt là giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu và nhuận tá tràng. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về vị thuốc Tần giao.
1 Tổng quan
1.1 Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tần giao.
Tên khác: Tần qua; Tần cửu; Thanh táo; Thuốc trặc; Trường sơn cây.
Tên khoa học: Radix Gentianae Qinjiao.
1.2 Mô tả thực vật
Cây Tần giao là một loại cây gỗ thân nhỏ, thấp, chiều cao trung bình chỉ từ 1 – 1,5m. Cành cây nhẵn, màu xanh lục hoặc tím sẫm, phần thân ở các đốt thường to hơn. Lá Tần giao là loại lá đối, hình mũi mác.
Cụm hoa tập trung nọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, lá bắc thẳng, hoa có màu trắng đốm tím; tím; tím nhạt.
Tần Giao có quả chứa các nang nhẵn, giống như hình của móng tay
1.3 Phân bố, thu hái, chế biến
Cây thường được tìm thấy mọc hoang hoặc có ở nhiều tỉnh của Trung Quốc, có thể kể đến điển hình như tỉnh Quảng Đông, Đài Loan, hay Đông Bắc… . Ngoài ra còn thấy ở một số vùng lãnh thổ khác: Hàn Quốc, Ấn Độ…
Ở Việt Nam, Tần Giao thường mọc rải rác ở nhiều tỉnh thành, hay thấy nhất là ở bụi hoang hay bãi đất trống.
Tần giao có thể thu hoạch vào mọi thời điểm trong năm, nhưng lý tưởng nhất vẫn là vào mùa hè (tháng 7 – tháng 8).
1.4 Bộ phận sử dụng
Toàn bộ rễ, vỏ thân và lá của cây đều có thể đem sử dụng.
2 Thành phần hoá học
Thành phần chính trong dược liệu Tần Giao gồm:
-
Gentianin A, Gentianin B, Gentianin C;
-
Gentianide;
-
Các alkaloid,;
-
Glucozo;
-
Tinh dầu.
3 Công dụng
3.1 Theo y học cổ truyền
Tính vị: Tần giao vị đắng, tính mát
Quy kinh: Các kinh vị, đại tràng, can và đởm.
Công năng: Vị thuốc Tần giao có tác dụng giúp khu phong, trừ thấp, tiêu huyết ứ, giảm sưng đau.
Chủ trị:
-
Vỏ rễ và thân cây thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh do nhiễm phong như đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, sưng đau các khớp, ngoài ra còn chữa vàng da, giảm ho, hạ sốt, tiêu trừ nhọt độc, rôm sẩy.
-
Theo Đông y, nước sắc của rễ cây Tần giao có thể dùng làm thuốc lợi tiểu, hạ sốt và giảm đau, trị chứng đau do thấp khớp, trừ mụn nhọt và tiêu chảy.
-
Tại Thái Lan, rễ Tần giao thường chữa chứng đi tiểu buốt, tiêu chảy, tiêu độc khi bị rắn cắn.
3.2 Tác dụng dược lý
-
Chống viêm
-
Giảm đau, hạ sối
-
An thần
-
Tim mạch: tăng đường máu, hạ và ổn định huyết áp, ổn định nhịp tim.
4 Liều dùng & cách dùng
4.1 Liều dùng
Ngày dùng 6 ~ 12g, tối đa dùng tới 20g mỗi ngày, có thể dùng theo dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
4.2 Bài thuốc kinh nghiệm
4.2.1 Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm
4.2.2 Rễ Tần giao, Sài hồ, Miết giáp, Địa cốt bì, mỗi vị 10g. Tri mẫu, Đương quy, mỗi vị 5g. Ô mai 4g. Sắc uống ngay trong ngày.
Tần giao, Cam Thảo 8g, Địa cốt bì mỗi loại 12g. Sắc uống ngay trong ngày.
4.2.3 Chữa phong thấp, chân tay tê bại
Rễ Tần giao, rễ Gai tầm xoong, rễ Hoàng lực, mỗi vị 20g. Rễ Thiên niên kiện, Củ Cốt khí, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tần giao, Phòng kỷ 12g mỗi vị. Bạch Chỉ, Nhũ hương, Đào nhân, Hải phong đằng, Hoàng bá, Uy linh tiên mỗi loại 10g. Xuyên Khung, Độc Hoạt, mỗi loại 8g. Sắc uống trong ngày.
4.2.4 Chữa bong gân, sai khớp
Tần giao 20g, Xuyên tiêu, Cốt Toái Bổ, mỗi vị 20g, lá Diên tươi 50g. Sắc uống lúc còn ấm, ngày 1 thang.
Lá Tần giao, lá Diên, lá Ngải Cứu, dùng tươi, lượng bằng nhau. Giã nhỏ đắp ngày 2 lần.
4.3 Lưu ý
Người ốm yếu, bệnh tật và những người bị tiêu chảy không nên sử dụng.
5 Tài liệu tham khảo
1. Xinxin Zhang và cộng sự (Ngày đăng: 15 tháng 7 năm 2018). Botany, traditional use, phytochemistry, pharmacology, quality control, and authentication of Radix Gentianae Macrophyllae-A traditional medicine: A review, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
2. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2006). Thanh táo trang 834 – 836, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.