Streptococcus Faecalis

Streptococcus Faecalis được sử dụng trong lâm sàng như một loại Probiotics nhằm mục đích tăng cường lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ điều trị các rối loạn trên hệ tiêu hóa như tiêu chảy, loạn khuẩn, phân sống… Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Streptococcus Faecalis.

1 Lịch sử ra đời 

Streptococcus Faecalis là một chỉ tiêu để xác định mức độ nhiễm phân của thực phẩm trong kiểm nghiệm.

Trước năm 1984, nhóm enterococci được phân loại thuộc chi streptococcus, do đó Enterococcus faecalis được gọi là Streptococcus Faecalis.

Streptococcus faecalis wikipedia (Thư viện bách khoa toàn thư mở) khi tìm kiếm sẽ cho ra kết quả Enterococcus faecalis.

2 Đặc điểm

Streptococcus là tên có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: streptos có ý nghĩ là chuỗi xoắn.

Nhóm liên cầu khuẩn này có dạng hình ovan kéo dài hay hình cầu, gram dương, không di động và không có khả năng sinh bào tử dù một số loại vi khuẩn thuộc nhóm này có thể tạo vỏ nhày.

Chúng có thể pháp triển tốt trong điều kiện kỵ khí dù là loại vi khuẩn hiếu khí tùy tiện.

Trong môi trường nuôi cấy azide tetrazolium chứa TTC ở phòng thí nghiệm , khuẩn lạc của Streptococcus có màu hồng đến đỏ đậm.

Nhóm Streptococcus có oxidase âm tính và có phản ứng catalase. 

Khoảng chống chịu: Chúng có thể sống trong môi trường có nồng độ muối 6,4%, nhiệt độ 10 – 45 độ C, pH 4,5 – 10.

Liên cầu khuẩn Streptococcus Faecalis
Liên cầu khuẩn Streptococcus Faecalis

Streptococcus Faecalis thuộc nhóm streptococcus và có đầy đủ những đặc tính của nhóm này.

Đường kính của Streptococcus Faecalis nhỏ hơn 2 mcm.

Nhiệt độ sinh trưởng lý tưởng là 30 – 35 độ C. Có thể sống sót trên đất khoảng 77 ngày, trên pho mát 180 ngày, không tạo độc tố.

Vi khuẩn này lên men Glucose sinh Acid Lactic, vì vậy làm giảm pH môi trường.

Khi nuôi cấy trên thạch máu, có thể tạo phản ứng pseudocatalase.

Streptococcus Faecalis không chịu được sự thanh trùng, trong môi trường acid pH < 6,3 hay những chất kháng sinh, sát trùng. Tuy nhiên, chúng có khả năng đề kháng với nhiều loại kháng sinh như Vancomycin, Cephalosporin, Clindamycin, aztreonam…

3 Tác dụng dược lý

3.1 Dược lực học

Streptococcus Faecalis trong cơ thể người tồn tại ở ruột, miệng hay âm đạo…

Nó có thể sống hòa bình, mang lại những tác dụng có lợi với đường ruột và sẽ phát triển mạnh mẽ trên vết bỏng hay vết thương hở.

Streptococcus Faecalis có thể gây một số bệnh cho người như viêm hạch có mủ, viêm khớp, viêm thận cấp hay viêm van tim, viêm họng, đau dạ dày và gây mùi hôi ở cổ họng. Triệu chứng thường gặp là sốt, đau hòng, tiêu chảy, mẩn đỏ da, nôn…

3.2 Cơ chế tác dụng 

Streptococcus Faecalis sản sinh acid lactic, điều trị loạn khuẩn đường ruột.

Chúng còn giúp gia tăng lợi khuẩn thuộc nhóm bifidobacteria trong đại tràng.

Streptococcus Faecalis còn chứa gen 3 Ebp, quy định OG1RF operons gây ra viêm nội tâm mạc của Streptococcus Faecalis. Các perons này sản xuất các pili bề mặt để bám vào tế bào. Đây chính là những kháng nguyên ở người viêm nội tâm mạc.

4 Chỉ định – Chống chỉ định

4.1 Những ứng dụng trong lâm sàng

Streptococcus Faecalis được dùng làm thành phần để bổ sung trong nhiều chế phẩm probiotics, dùng tương tự như các loại men tiêu hóa giúp giảm triệu chứng của cơ thể khi thiếu Lactose.

Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích miễn dịch đường ruột, chữa tiêu chảy hay các triệu chứng tiêu hóa như khó tiêu, phân sống… không chỉ trên người mà còn ở các loài động vật khác hay trong chăn nuôi.

Những đối tượng sau cũng có thể bổ sung Streptococcus Faecalis như người mới phẫu thuật giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại có thể gây ra nhiễm trùng máu, bênh nhân mắ viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng tiết niệu, viêm màng não, bệnh tim mạch như viêm cơ tim…

Streptococcus Faecalis còn được nghiên cứu để dùng như một chế phẩm sinh học.

4.2 Chống chỉ định

Không sử dụng Streptococcus Faecalis cho những người dị ứng với Streptococcus Faecalis hay bất cứ thành phần nào khác trong chế phẩm Streptococcus Faecalis.

5 Liều dùng – Cách dùng

5.1 Liều dùng 

Liều dụng Streptococcus Faecalis rất đa dạng, phụ thuộc vào hàm lượng và dạng bào chế của từng chế phẩm, từng nhà sản xuất khác nhau. 

Bạn nên sử dụng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất hay theo chỉ định của bác sĩ.

5.2 Cách dùng 

Sử dụng bằng đường uống, có thể dùng trước ăn 30 phút hay sau ăn 1 – 2 giờ.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Dexamethasone: Corticosteroid chống viêm  – Dược thư Quốc Gia 2022

6 Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng không mong muốn của Streptococcus Faecalis có thể gặp phải trên Đường tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, có cảm giác khó chịu, đau bụng…

Trên một nghiên cứu sử dụng sữa đậu nành bằng đường uống có bổ sung  3 probiotics là Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis cho 189 bệnh nhân nặng để đánh giá sự an toàn.

Kết quả cho thấy: Có 2 trường hợp mọc vi khuẩn staphylococcus epidermis, thuộc nhóm 1 (nhóm sử dụng sữa đậu nành chứa probiotics), nhưng vi khuẩn này không phải là probiotics. Không có mẫu cấy máu nào mọc 1 trong 3 loại probiotic bổ sung vào sữa đậu nành là Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis.

Do vậy, Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis không xâm nhập vào 
máu bệnh nhân, không gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân nặng.

7 Tương tác thuốc

Thông tin về tương tác thuốc của Streptococcus Faecalis còn hạn chế, bạn cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng trước khi dùng Streptococcus Faecalis với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Streptococcus Faecalis có khả năng kháng các kháng sinh như aminoglycosid, aztreonam, cephalosporin, clindamycin, trimetthoprim-sulfamethoxazoe, nafcillin và Oxacillin, đặc biệt là các kháng hiện chung với vancomycin.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Cystamin: Tác nhân bảo vệ phòng xạ ức chế men transglutaminase 

8 Thận trọng 

Không dùng sản phẩm chứa Streptococcus Faecalis cho người có mẫn cảm, dị ứng với Streptococcus Faecalis.

Không dùng các sản phẩm chứa Streptococcus Faecalis khi đã hết hạn hay đã ẩm mốc, hư hỏng trong quá trình bảo quản.

Sản phẩm men vi sinh chứa Streptococcus Faecalis không phải là thuốc, vì vậy không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người là khác nhau.

Bảo quản: Bảo quản những sản phẩm chứa Streptococcus Faecalis ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ, độ ẩm cao và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm tay trẻ nhỏ.

9 Các câu hỏi thường gặp

9.1 Có nên sử dụng Streptococcus Faecalis cho trẻ em không?

Trẻ em khi gặp những biểu hiện loạn khuẩn trên đường tiêu hóa có thể sử dụng các loại men vi sinh có chứa Streptococcus Faecalis, khi sử dụng, bạn cần chú ý dùng đúng liều lượng và thời gian được chỉ định và không lạm dụng sản phẩm.

Đặc biệt khi trẻ bị loạn khuẩn do đang dùng một số loại kháng sinh, bạn cần sử dụng men vi sinh có chứa Streptococcus Faecalis theo chỉ chỉ định của bác sĩ.

9.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Streptococcus Faecalis không?

Phụ nữ có thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Streptococcus Faecalis và thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung đang dùng để được tư vấn cụ thể.

10 Các dạng bào chế phổ biến

Streptococcus Faecalis  được bào chế dạng viên, bột hay cốm, Dung dịch uống…. vô cùng phong phú.

Sản phẩm có chứa Streptococcus Faecalis trên thị trường hiện nay: Bioenzyme – TD, Men uống Biogin Gold, Lalumax, Biolactomin Gold, Bio Zincikim, Colibacter, Biozlevure Baby HT, Chubikids, Smart Canxi Nano, Bio-acimin Gold, Mama Sữa Non Gold, Bio – Dermark, Biovital…

Hình ảnh sản phẩm: 

Sản phẩm chứa Streptococcus Faecalis
Sản phẩm chứa Streptococcus Faecalis

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Dương Văn Sĩ (Ngày đăng: năm 2010). Chuyên đề tìm hiểu về vi khuẩn Streptococcus Faecalis, Đại học Nông Lâm – Khoa Nông Học. Truy cập ngày 29 tháng 08 năm 2023.
  2. Tác giả: Tạ Thị Tuyết Mai và cộng sự (Ngày đăng: năm 2016). SỰ AN TOÀN CỦA 3 PROBIOTICS: LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS, BIFIDOBACTERIUM LONGUM, STREPTOCOCCUS FAECALIS Ở BỆNH NHÂN NẶNG, Y học TP. Hồ Chí Minh – phụ bản tập 20, số 06/2026. Truy cập ngày 29 tháng 08 năm 2023.
  3. Tác giả: M J Kim và cộng sự (Ngày đăng: tháng 5 năm 1987). Identification of Streptococcus faecalis and Streptococcus faecium and susceptibility studies with newly developed antimicrobial agents, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 08 năm 2023.

Để lại một bình luận