Soy Lecithin

Hoạt chất Soy Lecithin được biết đến và sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho người dùng. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về  chất Soy Lecithin.

1 Soy Lecithin là gì?

Soy Lecithin là một loại Lecithin có chiết xuất từ đậu nành tạo ra lượng lớn phosphatidylserine (PS), phosphatidylcholine (PC) và phosphatidylinositol (PI).. Thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm với nhiều công dụng.

1.1 Lịch sử ra đời

Lecithin được sử dụng trong nhiều ứng dụng thực phẩm và công nghiệp. Nhà khoa học người Pháp, Maurice Gobley, lần đầu tiên phát hiện ra chất này vào năm 1850 và đặt tên cho nó. “lekithos” là thuật ngữ Hy Lạp có nghĩa là lòng đỏ trứng. Vào thời điểm đó, trứng cung cấp nguồn lecithin chính được sản xuất thương mại. Ngày nay, hầu hết lecithin được sử dụng trong các ứng dụng thực phẩm đều được lấy từ đậu nành.

1.2 Đặc điểm 

Trong hoạt chất Soy Lecithin có chứa:

  • Phosphatidylserine (PS; axit phosphatidic liên kết với serine) chiếm khoảng 3% tổng lượng phospholipid
  • Có tới 29-31,7% Phospholipid là phosphatidylcholine (PC; axit phosphatidic liên kết với choline)
  • Lên đến 20,8-23% phosphatidyletanolamine (PE; axit phosphatidic gắn với ethanolamine) trong phospholipid
  • Phosphatidylinositol (PI; axit phosphatidic liên kết với Inositol) lên tới 15-17,5% phospholipid
  • Axit photphatidic (PA; 7-17,5% tổng lượng phospholipid)
  • Phytosterol (cũng như glycoside) bao gồm β-sitosterol, sitostanol và sitosteryl β-d-glucoside
  • Phytoglycolipids (14,8% tổng lượng phospholipid 
Soy Lecithin
Công thức cấu tạo Soy Lecithin

2 Soy Lecithin có tác dụng gì?

2.1 Dược lực học

Soy Lecithin có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người có thể kể tới như:

  • Tham gia cấu tạo màng tế bào: Lecithin có vai trò rất quan trọng. Nó tham gia cấu tạo lớp màng tế bào và cấu trúc của vỏ bao quanh não cùng  hệ thống thần kinh.
  • Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể: Lecithin có khả năng làm tăng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.Nhìn vào công thức hóa học cho thấy, lecithin là chất béo nhưng thành phần cấu tạo lên phân tử hoạt chất này lại có thể hòa tan trong nước.. Từ đó khi vào ruột, lecithin sẽ nhũ hóa các loại vitamin không hòa tan trong nước như nhóm A, D, E, K, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu các chất này.
  • Duy trì nồng độ Cholesterol trong máu ở mức ổn định: Lecithin giúp nhũ hóa cholesterol và chất béo trong máu, giúp duy trì nồng độ cholesterol ở mức bình thường.
  • Đào thải độc tố trong gan: Hoạt chất Lecithin cũng giữ vai trò là chất kích thích sinh trưởng và giải độc tố ở gan rất tốt. Điều này đảm bảo môi trường gan luôn trong trạng thái tốt nhất để thực hiện các chức năng cần thiết.
  • Làm chậm quá trình lão hóa: nhất là đối với phụ nữ, Isoflavones – một hợp chất có trong đậu nành, tương tự như Estrogen có tác dụng giúp chị em phụ nữ duy trì sinh lý nữ.

2.2 Cơ chế tác dụng 

Soy Lecithin bản chất là một Lecithin, có khả năng kết dính và nhũ hóa. Khi được hấp thu vào cơ thể, Lecithin sẽ nhũ hóa và mang lại các tác dụng kể trên.

2.3 Dược động học

Soy Lecithin có dược động học hấp thu tương đối tốt. Phosphatidylserine từ lecithin đậu nành được cơ thể hấp thu nhanh chóng , đạt mức tối đa trong vòng 90 phút sau khi uống và đạt mức đáy trong huyết thanh trong vòng 180 phút. Lecithin với lượng Choline tương đương có giá trị thấp hơn khi đo sau khi uống 30 phút (86% so với 33%) so với choline chloride (3g) với 2,3g choline; nhưng nó vẫn tiếp tục tăng trong 12 giờ.

3 Chỉ định – Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Soy Lecithin được sử dụng với mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho người sử dụng.

3.2 Chống chỉ định

Không sử dụng Soy Lecithin cho các trường hợp: dị ứng, mẫn cảm với hoạt chất.

4 Những ứng dụng trong lâm sàng 

Một trong những ứng dụng của Soy Lecithin là người ta sử dụng Soy Lecithin để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người. Soy Lecithin thường có mặt trong bảng thành phần của các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm giúp tăng cân, tăng cường trao đổi chất haowjc sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ.

5 Liều dùng – Cách dùng 

5.1 Liều dùng 

Soy Lecithin có liều lượng dùng tùy thuộc vào nhu cầu cơ thể. Liều lượng sử dụng khuyến cáo là từ 1000-5000mg/ngày. 

5.2 Cách dùng 

Soy Lecithin hấp thu tốt qua đường uống, có thể uống vào trong hoặc sau bữa ăn.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Astaxanthin – hoạt chất chống oxy hoá vượt trội, an toàn 

6 Tác dụng không mong muốn

Hoạt chất Soy Lecithin có một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình người dùng sử dụng thuốc như là rối loạn tiêu hóa, dị ứng,…. Nếu gặp các tác dụng phụ với tần suất nhiều và tình trạng trầm trọng thì cần ngưng sử dụng và báo với bác sĩ.

7 Tương tác thuốc 

Chưa có báo cáo hay nghiên cứu nào về việc Soy Lecithin có tương tác thuốc và thức ăn. Tuy nhiên vẫn nên báo với bác sĩ nếu bạn đang điều trị với nhiều thuốc cùng một lúc.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Calcium Pantothenate là gì? Calcium Pantothenate có tác dụng gì? 

8 Thận trọng 

Không sử dụng Soy Lecithin nếu người dùng có tiền sử dị ứng.

Trong Soy Lecithin có chứa Phytoestrogen – có cơ chế hoạt động gần giống với Hormon Estrogen nên nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý có thể gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.

9 Các câu hỏi thường gặp

9.1 Có nên sử dụng Soy Lecithin cho trẻ em không?

Không có khuyến cáo nên sử dụng cho trẻ em hay không. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì hiện tại vẫn chứa có nhiều nghiên cứu chứng minh tính an toàn/ hiệu quả khi sử dụng Soy Lecithin cho trẻ em.

9.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Soy Lecithin không?

Không có dữ liệu về tính an toàn/ hiệu quả của Soy Lecithin đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy không sử dụng hoạt chất Soy Lecithin cho đối tượng này vì lo ngại về tính an toàn.

10 Các dạng bào chế phổ biến

Soy Lecithin được bào chế dạng viên nang cứng hoặc bột/cốm.

Một số chế phẩm thông dụng trên thị trường như Viên uống Soy Lecithin 1325mg, Soy Lecithin Powder, Wisdom Weight,…

Soy Lecithin
Chế phẩm chứa Soy Lecithin

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả G.R. List (Ngày đăng năm 2015). Soybean Lecithin: Food, Industrial Uses, and Other Applications, Polar Lipids. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2023.
  2. Tác giả C. R. Scholfield (Ngày đăng 1 tháng 10 năm 1981). Composition of soybean lecithin – Scholfield – 1981 – Journal of the American Oil Chemists’ Society, Journal of the American Oil Chemists’ Society. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2023.

Để lại một bình luận