Seo Gà (Phượng Vĩ Thảo – Pteris multifida Poir)

Seo Gà (Phượng Vĩ Thảo - Pteris multifida Poir)

Cây Seo Gà có tên khoa học là Pteris multifida Poir được sử dụng kết hợp cùng các vị dược liệu khác để chữa kiết lỵ, mụn nhọt, chốc lở, bệnh ngoài da rất hiệu quả. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Seo Gà

1 Giới thiệu

Hình ảnh toàn cây Seo Gà
Hình ảnh toàn cây Seo Gà

Tên khoa học: Pteris multifida Poir.

Tên gọi khác: Phượng Vĩ Thảo, Cỏ Luồng.

Họ thực vật: Seo gà Pteridaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây Seo Gà được sử dụng để chữa kiết lỵ
Cây Seo Gà được sử dụng để chữa kiết lỵ

Seo Gà thuộc dạng cây thảo, chiều cao khoảng 20 đến 40cm hoặc cao hơn.

Cây có thân rễ nhỏ, ngắn, mọc bò trên mặt đất.

Lá mọc thẳng từ thân rễ, phiến lá xẻ sâu hình lông chim 2 lần. Phiến lá nhẵn, gân lá rõ, có 2 loại:

Lá không sinh sản có phiến ngắn, màu lục nhạt hơi có màu vàng, các thùy có đặc điểm không đều, to nhỏ, mọc đối nhau, mép lá hơi khía răng cưa, có đầu tròn, thùy tận cùng thuôn dài thành mũi nhọn.

Lá sinh sản dài, có màu đen dẫm gồm nhiều thùy hình dải thuôn uốn éo, lá mọc đối, phiến lá có đầu nhọn, méo lá gập lại thành túi bào tử dày đặc, cuống lá dài, màu nâu nhạt ở gốc, hơi vàng ở phía trên.

Bào tử có dạng hình bốn cạnh, hơi tròn có màu vàng hơi nhạt, có nhiều u sần nhỏ.

Mùa sinh sản rơi vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Hình ảnh lá cây Seo Gà
Hình ảnh lá cây Seo Gà

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Seo Gà có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Cây được phân bố nhiều ở khu vực Đông và Đông Bắc.

Tại nước ta, Seo gà mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng phía Bắc.

Là loại cây có sức sống tốt, có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cằn cỗi hoặc đất ít dinh dưỡng.

Cây có khả năng chịu bóng và thường mọc thành từng đám, do cây có khả năng đẻ nhánh tốt.

2 Thành phần hóa học

Tác giả người Nhật Bản đã phân lập được beta-sitosterol và beta-sitosterol-beta-glucoside.

3 Tác dụng – Công dụng của cây seo gà

Đặc điểm thực vật của cây Seo Gà
Đặc điểm thực vật của cây Seo Gà

3.1 Tác dụng dược lý

Các nghiên cứu cho thấy rằng, Seo Gà có tác dụng chống gây đột biến thông qua nghiên cứu sử dụng chất gây đột biến là picrolonic và benzopyren.

Cao khi chiết bằng cách sắc Seo Gà với nước có khả năng ức chế mạnh gây sự đột biến gây ra bởi acid picrolonic và tác dụng yếu hơn đối với benzopyren.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Vị ngọt, nhạt, hơi đắng, có tính lặng. Rễ có vị ngọt, đắng, hơi tê.

Tác dụng: Lương huyết, thanh nhiệt, lợi thấp.

3.2.2 Công dụng

Toàn cây Seo Ga được sử dụng để chữa kiệt lỵ mạn tính, viêm ruột, viêm họng, lỵ trực khuẩn, sưng vú, viêm tuyến nước bọt, mụn nhọt, lở, bệnh ngoài da với liều dùng được khuyến cáo là 12 đến 24g, có thể tăng liều lên 40g thông qua việc sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.

Nước sắc từ lá của cây có tác dụng chữa bỏng.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Seo Gà

Cây Seo Gà chữa kiết lỵ hiệu quả
Cây Seo Gà chữa kiết lỵ hiệu quả

Chữa kiết lỵ

20g toàn cây Seo Gà.

20g Dây Mơ lông.

20g rễ Cỏ Tranh.

20g rễ Phèn Đen.

3 lát Gừng sống.

Sắc lấy nước, chia làm 2-3 lần uống trong ngày, uống khi đói.

Hoặc:

  • 30g Seo Gà.
  • 12g Vỏ Sắn Thuyền.
  • 6g Cám Gạo rang vàng hoặc 20g Đậu Đen rang cháy.
  • Sắc lấy nước uống.

Hoặc:

  • 24g rễ Seo Gà.
  • 100g lá chè tươi.
  • Sắc lấy nước uống làm 3 lần trong ngày.

4.1 Chữa lở loét, các bệnh ngoài da

Sử dụng toàn cây Seo Gà, đốt cháy thành than, tán nhỏ bột, sau đó trộn với Dầu Vừng rồi xoa lên vùng tổn thương.

Có thể sử dụng cây Seo Gà tươi, giã lấy nước và bã đắp lên vùng tổn thương.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Seo gà, trang 729-730. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.

Để lại một bình luận