Sắt (III) hydroxide polymaltose được biết đến trong sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Sắt (III) hydroxide polymaltose.
1 Tổng quan
CTCT:
- C12H25FeO14
Hình cấu tạo và đặc điểm cấu tạo:
- Sắt (III) hydroxide polymaltose được biết đến là một phức hợp cao phân tử, có chứa sắt (III) hidroxit (Sắt có hóa trị III, Fe 3+, Fe(OH)3.H2) và cả chất mang polymaltose.
Trạng thái:
- Trọng lượng phân tử: 449.16 g/mol.
2 Sắt (III) hydroxide polymaltose là gì?
2.1 Cơ chế hoạt động
Sắt (III) hydroxide polymaltose được biết đến là một phức hợp của sắt hydroxit và isomaltose. Sắt (III) hydroxide polymaltose sẽ được hấp thu vào những tế bào của hệ thống lưới nội mô, nơi mà nó bị ion hóa thành những ion sắt.
Phần lớn những ion sắt này sẽ được vận chuyển qua transferrin vào bộ phận tủy xương, đây là chỗ mà nó sẽ được tích hợp vào hemoglobin. Trong khi đó thì những phần còn lại sẽ được tích hợp lại vào myoglobin hoặc những enzyme có chứa heme hoặc sẽ được chứa ở các dạng dự trữ hemosiderin và ferritin.
2.2 Dược động học
Hấp thu: Ở đường uống, Sắt (III) hydroxide polymaltose hấp thu rất nhanh tại ruột non. Thời gian mà phức hợp này đạt nồng độ đỉnh ở trong huyết tương là 24 tiếng (IM); 0,75 tiếng (IV).
Chuyển hóa: Sắt (III) hydroxide polymaltose sẽ không được chuyển hóa như các chất khác được chuyển hóa mà nó sẽ được sử dụng một cách trực tiếp bởi cơ thể hoặc sẽ được lưu trữ ở dưới dạng ferritin và hemosiderin.
Phân bố: Sắt (III) hydroxide polymaltose sau khi được cơ thể hấp thụ, nó sẽ được chuyển vào máu ở dưới dạng liên kết với transferrin. Sau đó Sắt (III) hydroxide polymaltose sẽ được chuyển xuống các tạng, đặc biệt là xương (nơi mà nó được sử dụng đến để sản xuất ra hồng cầu)
Thải trừ: Sắt (III) hydroxide polymaltose sẽ được thải trừ qua phân (ở dạng Fe sẽ không hấp thu được). Thời gian bán thải là 22,4 tiếng (truyền IV)
3 Chỉ định – Chống chỉ định
3.1 Chỉ định
Người lớn: Dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt, như thiếu máu nhược sắc trong quá trình mang thai và cho con bú, thiếu máu do mất máu mãn tính hay cấp tính, do ăn kiêng, bệnh chuyển hóa hay phục hồi sau phẫu thuật.
Trẻ em: Dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt do mất máu mãn tính hay cấp tính, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh chuyển hóa.
3.2 Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thiếu máu không do thiếu sắt đơn giản (thiếu máu tán huyết, rối loạn tạo hồng cầu, giảm sản tủy xương,…).
Rối loạn khi sử dụng Sắt, ví dụ như cơ thể bị thiếu máu do ngộ độc sắt, thiếu máu nguyên hồng cầu sắt và thalassemia (đường uống).
Trường hợp bệnh nhân bị mắc hội chứng Osler-Rendu-Weber, viêm đa khớp mãn tính, hen phế quản, xơ gan mất bù, viêm gan nhiễm trùng, viêm thận hoặc gan nặng (IV/IM),…
Thừa sắt.
4 Liều dùng – Cách dùng
4.1 Liều dùng
Liều lượng và thời gian sử dụng để điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt của bệnh nhân.
4.1.1 Liều dùng trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt và thiếu sắt không gây thiếu máu qua đường uống
Liều lượng điều trị thiếu máu do thiếu sắt đối với trẻ em có độ tuổi trên 12 và người lớn: Sử dụng từ 100 – 300 mg (1 – 3 viên)/ngày, trong thời gian từ 3 đến 5 tháng cho đến khi giá trị huyết sắc tố đạt mức bình thường. Sau khoảng thời gian đó, nên sử dụng thêm vài tuần với liều lượng: 100 mg/ngày (1 viên) nhằm bổ sung lượng sắt dự trữ.
Liều lượng điều trị thiếu máu do thiếu sắt đối với phụ nữ đang mang thai: Sử dụng từ 200 – 300 mg (2 – 3 viên)/ngày cho đến khi giá trị huyết sắc tố đạt mức bình thường. Sau đó cần tiếp tục sử dụng với liều 100 mg/ngày (1 viên), sử dụng đến cuối thai kỳ để bổ sung lượng sắt dự trữ.
Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn trong trường hợp điều trị và phòng ngừa thiếu sắt nhưng không kèm thiếu máu: Sử dụng 100 mg/ngày (1 viên) trong thời gian từ 1 – 2 tháng.
4.1.2 Liều dùng trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt truyền tĩnh mạch
Liều sử dụng sẽ được tính bằng công thức: Tổng liều sắt (mg) = trọng lượng của cơ thể (kg) x (Hb mục tiêu – Hb thực tế bằng g/L) x 0,24 + depot Fe. Đối với có thể có trọng lượng dưới hoặc bằng 34 kg: Sắt depot được tính với liều: 15 mg/kg (tối đa: 500mg). Đối với có thể có trọng lượng trên 34 kg: depot Fe: 500mg.
Truyền tình mạch chậm với 50ml đầu tiên (tương đương 5 – 10 giọt/phút) và cần phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Nếu cơ thể dung nạp tốt có thể tăng tốc độ truyền lên là 30 giọt/phút. Lưu ý, liều lượng sẽ có thể khác nhau giữa các sản phẩm.
4.1.3 Liều dùng trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt tiêm bắp
Người lớn
- Liều sử dụng sẽ được tính bằng công thức: Tổng liều sắt (mg) = trọng lượng của cơ thể (kg) x (Hb mục tiêu – Hb thực tế bằng g/L) x 0,24 + depot Fe. Đối với có thể có trọng lượng dưới hoặc bằng 34 kg: Sắt depot được tính với liều: 15 mg/kg (tối đa: 500mg). Đối với có thể có trọng lượng trên 34 kg: depot Fe: 500mg.
- Có thể cho bệnh nhân uống 2ml cách ngày cho đến khi đạt được tổng liều Fe hoặc 4ml trong một khoảng thời gian dài hơn.
- Quản lý liều dựa vào kỹ thuật Hochstetter tiêm ở tinh mạch – mông: Liều sử dụng suy nhất và tối đa hàng ngày với bệnh nhân có cân nặng từ 10 – 45 kg là 100mg (2ml); bệnh nhân có cân nặng trên 45kg là 200mg (4ml). Lưu ý, liều sử dụng có thể khác nhay tùy thuộc vào tùng sản phẩm.
Trẻ em
- Liều sử dụng sẽ được tính bằng công thức: Tổng liều sắt (mg) = trọng lượng của cơ thể (kg) x (Hb mục tiêu – Hb thực tế bằng g/L) x 0,24 + depot Fe. Đối với có thể có trọng lượng dưới hoặc bằng 34 kg: Sắt depot được tính với liều: 15 mg/kg (tối đa: 500mg). Đối với có thể có trọng lượng trên 34 kg: depot Fe: 500mg.
- Quản lý liều dựa vào kỹ thuật Hochstetter tiêm ở tinh mạch – mông: Liều sử dụng suy nhất và tối đa hàng ngày với trẻ sơ sinh có cân nặng 5kg: 25 mg (0,5ml); trẻ em có cân nặng từ 5 – 10 kg: 50 mg (1ml). Trẻ em có cân nặng trên 10 kg: sử dụng liều tương đương với người lớn. Lưu ý, liều sử dụng có thể khác nhay tùy thuộc vào tùng sản phẩm.
4.2 Cách dùng
Đối với dạng uống:
- Sắt (III) hydroxide polymaltose được sử dụng bằng đường uống. Nên sử dụng Sắt (III) hydroxide polymaltose ở trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn xong.
- Ở dạng viên: Có thể nhai hoặc nuốt cả viên.
- Ở dạng siro hay dung dịch uống, có thể trộn với nước trái cây hoặc sữa để sử dụng.
Đối với dạng tiêm: Sẽ được thực hiện bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp.
5 Tác dụng không mong muốn
- Gây phản ứng quá mẫn dẫn đến tình trạng bị hội chứng Kounis, nhiễm hemosiderosis ngoại sinh (tác dụng phụ này xảy ra khi tĩnh mạch và tiêm bắp). Ngoài ra còn có thể là tăng khả năng gây bệnh của một số loại vi khuẩn.
- Gây rối loạn máu và hệ bạch huyết: Bệnh hạch ở toàn thân (tác dụng phụ này xảy ra khi tĩnh mạch và tiêm bắp).
- Rối loạn tim như bị đau ngực, nhịp tim nhanh (tác dụng phụ này xảy ra khi tĩnh mạch và tiêm bắp).
- Rối loạn hệ tiêu hóa, có thể gây buồn nôn, nôn, bị táo bón, đi ngoài phân đen, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, răng bị đổi màu và bị viêm dạ dày (tác dụng phụ này xảy ra khi sử dụng bằng đường uống)
- Rối loạn hệ hô hấp, trung thất và lồng ngực: Gây co thắt phế quản có kèm theo cả tình trạng bị khó thở (tác dụng phụ này xảy ra khi tĩnh mạch và tiêm bắp).
- Rối loạn hệ thần kinh: Bị chóng mặt và đau đầu (tác dụng phụ này xảy ra khi tĩnh mạch và tiêm bắp).
- Rối loạn mạch máu: Cơ thể bị tụt huyết áp, người nóng bừng lên và ngất (tác dụng phụ này xảy ra khi tĩnh mạch và tiêm bắp).
- Rối loạn chung và tình trạng tại chỗ dùng thuốc: Người bị ớn lạnh, sốt, phản ứng tại chỗ tiêm như bị đau, bị viêm cục bộ có kèm theo bệnh hạch bẹn hoặc đau bụng một phần tư dưới (tác dụng phụ này xảy ra khi tiêm bắp).
- Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau lưng, đau cơ, đau khớp, cứng cánh tay, chân hoặc mặt (tác dụng phụ này xảy ra khi tĩnh mạch và tiêm bắp).
- Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban, mày đay, ban đỏ, ngứa, toát mồ hôi.
6 Tương tác thuốc
Nếu sử dụng cùng lúc sắt qua đường tiêm và đường uống sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm sự hấp thu các những chế phẩm sắt được sử dụng qua đường uống.
Đường tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp sẽ làm tăng tỷ lệ tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, huyết áp bị đỏ,… khi sử dụng cùng với thuốc ức chế ACE.
7 Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị quá mẫn với Sắt (III) hydroxide polymaltose.
Thận trọng khi sử dụng Sắt (III) hydroxide polymaltose cho những bệnh nhân bị tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm, nhiễm trùng hoặc khối u, rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh về tim mạch, thiếu máu kháng trị hay bệnh lý sắc tố, có khả năng liên kết với sắt thấp,….
Trường hợp sử dụng Sắt (III) hydroxide polymaltose để truyền tĩnh mạch cần được khuyến cáo sử dụng tại bệnh viện khi sử dụng bằng đường tiêm bắp không thực tế hay khi những xét nghiệm cho kết quả tủy xương không có chứa Fe dự trữ.
Thận trọng đối với bệnh nhân bị suy gan và suy thận khi sử dụng bằng đường tiêm.
Thời kỳ mang thai và đang cho con bú: Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên cần phải sử dụng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ.
8 Nghiên cứu về Sắt (III) hydroxide polymaltose trong Y học
Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phức hợp sắt polymaltose và axit folic (Mumfer) so với công thức sắt (sắt fumarate) ở bệnh nhân nữ bị thiếu máu
Việc điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt bằng các chế phẩm uống thông thường gặp trở ngại do phản ứng huyết học không thể dự đoán được bên cạnh khả năng gây kích ứng đường tiêu hóa. Phức hợp sắt polymaltose (IPC), một công thức sắt uống mới có khả năng hấp thu tốt hơn, đáp ứng tạo máu có thể dự đoán được và ít tác dụng phụ hơn được so sánh với sắt fumarate đường uống ở 100 bệnh nhân nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Các thông số lâm sàng (xanh xao, suy nhược) cũng như các thông số sinh hóa (Hb, sắt huyết thanh, tổng khả năng liên kết sắt) cho thấy những thay đổi thuận lợi với IPC; đánh giá của bác sĩ và bệnh nhân cũng ủng hộ IPC hơn sắt fumarate.
An toàn và hiệu quả của phức hợp sắt(III)-hydroxit polymaltose / đánh giá của hơn 25 năm kinh nghiệm
Đánh giá sau đây về phức hợp sắt(III)-hydroxit polymaltose (IPC, Maltofer) cho thấy sắt có khả dụng sinh học đáng kể sau khi uống, đặc biệt ở những đối tượng thiếu sắt. Nhiều thử nghiệm lâm sàng ở nam giới, phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh đã chỉ ra rằng IPC có hiệu quả trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt (IDA). Do đặc tính động học của nó, IPC được dùng tốt nhất trong bữa ăn và có thể dùng liều sắt cao hơn một chút so với muối sắt cổ điển. Về mặt chấp nhận và tuân thủ của bệnh nhân, IPC thể hiện lợi thế rõ ràng so với muối sắt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ gián đoạn điều trị với IPC thấp hơn so với muối sắt. Điều này thường liên quan đến tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ liên quan đến Đường tiêu hóa trên thấp hơn.
9 Các dạng bào chế phổ biến
Dạng thuốc và hàm lượng:
- Dạng dung dịch uống có hàm lượng 600mg/60ml.
- Dạng viên nang có hàm lượng 50mg, 100mg.
- Dung dịch dạng tiêm.
10 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Peter Geisser. Evaluation of efficacy and safety of iron polymaltose complex and folic acid (Mumfer) vs iron formulation (ferrous fumarate) in female patients with anaemia, Pubmed. Truy cập ngày 04 tháng 9 năm 2023.
- Tác giả Peter Geisser. Safety and efficacy of iron(III)-hydroxide polymaltose complex / a review of over 25 years experience, Pubmed. Truy cập ngày 04 tháng 9 năm 2023.
- Chuyên gia Drugbank. Iron polymaltose , Drugbank. Truy cập ngày 03 tháng 04 năm 2024