Sâm Cát Lâm (Callerya speciosa)

Sâm Cát Lâm (Callerya speciosa)

Sâm Cát Lâm được biết đến là loại thảo dược phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới và được sử dụng theo truyền thống để ngăn ngừa nhiều rối loạn. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại Sâm này.

1 Giới thiệu về Sâm Cát Lâm

Sâm Cát Lâm còn có tên gọi khác là Cát sâm, Sâm gạo, Sâm trâu, Sâm chào mào; với tên khoa học là Callerya speciosa (Champ.) Schot (Millettia speciosa Champ.), thuộc họ Đậu – Fabaceae.

Trong dân gian, loại cây này được biết đến với khả năng chữa một số bệnh như ho, viêm khớp, viêm gan, kinh nguyệt không đều,… Bên cạnh đó, Sâm cát lâm còn là một nguyên liệu nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong một số món ăn địa phương và được cho là rất bổ dưỡng.

1.1 Đặc điểm thực vật

Bộ phận Mô tả
Sâm cát lâm là cây nhỡ leo, dài 1,5-5m hay hơn.
Rễ
  • Nạc
  • Cành non phủ lông dày màu nâu nâu.
  • Kép lông chim dài 10cm
  • Lá chét 7-13, hình bầu dục dài hay trái xoan, dài 3-8cm, rộng 1-3cm, mặt trên xám hay đen, mặt dưới xám nâu; gần bên 5-6 dính nhau ở gần mép lá
  • Lá kèm 56mm; lá kèm phụ 1,5mm.
Hoa
  • Lớn
  • Màu trắng
Quả
  • Đậu dẹt, dài khoảng 15cm, rộng 1.5cm
  • Lông mềm màu nâu
Hạt
  • Hình trứng
  • 3-5 hạt
sam cat lam 3
Cây Cát Lâm

 

1.2 Đặc điểm phân bố

Sâm cát lâm được tìm thấy nhiều ở khu vực phía Bắc Việt Nam như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam. Một số tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng tìm thấy được loại Sâm này.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi chỗ dãi nắng, trong rừng thưa, dọc suối, trong lùm bụi, ở độ cao 100-350m.

Ra hoa tháng 6-9, có quả tháng 9-12.

sam cat lam 2
Phân bố của Sâm Cát Lâm

1.3 Thu hái và chế biến

Cũng như các loại Sâm khác, Sâm cát lâm sử dụng rễ củ – Radix Calleryae Speciosae để sử dụng làm dược liệu và nhiều ứng dụng khác. Vào mùa đông xuân, đào rễ củ ở những cây đã lớn khoảng trên một năm tuổi, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng, để sống hoặc tẩm nước Gừng hay nước mật, sao vàng.

2 Thành phần hóa học

Sâm cát lâm được công nhận tốt về đặc tính dược phẩm do sự tồn tại của nhiều hợp chất có nhiều lợi ích sinh học cho sức khỏe con người như giàu Saponin, Flavonoid, phenolic glycoside, polysacarit và formononetin.

sam cat lam 1
CTHH của Sâm Cát Lâm

3 Tác dụng của Sâm Cát lâm

Trong dân gian, loại cây này được biết đến với khả năng chữa một số bệnh như ho, viêm khớp, viêm gan, kinh nguyệt không đều, tê nhức cổ tay hoặc đầu gối, khí huyết ra ít, thiếu máu, lao phổi, viêm phế quản mãn tính và viêm gan mãn tính.

Ngoài ra, củ Sâm cát lâm là một nguyên liệu nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong một số món ăn địa phương và được cho là rất bổ dưỡng. 

4 Công dụng của Sâm Cát Lâm theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị – Tác dụng

Sâm cát lâm có vị ngọt, tính bình; giúp thư cân hoạt lạc, bổ hư nhuận phế.

4.2 Công dụng của Sâm cát lâm

Thường dùng để trị

  • Đau vùng lưng chân, thấp khớp
  • Viêm phế quản mạn tính (lao phổi ho khan), phổi kết hạch
  • Viêm gan mạn tính
  • Di tinh, bạch đới.

Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng trị họ do phế hư, viêm gan, đau lưng chân, sản hậu hư nhược, tứ chi yếu mỏi, các chứng loét và mụn nhọt.

sam cat lam 4
Sâm Cát Lâm

5 Một số bài thuốc từ Sâm cát lâm

5.1 Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, họ nhiều đờm

Dùng Cát sâm (tẩm gừng sao vàng) 30g, sắc uống.

5.2 Chữa nhức đầu, ho khan, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện

Dùng Cát sâm (tẩm mật sao) 30g, sắc uống.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2021). Cát sâm, trang 352-353, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.
  2. Tác giả Vu Quang Lam và cộng sự, ngày đăng báo năm 2022. Cytotoxicity of Callerya speciosa Fractions against Myeloma and Lymphoma Cell Lines, pmc. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.

Để lại một bình luận