Sâm Bố Chính (Abelmoschus rhodopetalus)

Sâm Bố Chính (Abelmoschus rhodopetalus)

Sâm bố chính được biết đến khá phổ biến với công dụng chữa bệnh suy dinh dưỡng gầy gò, lao lực, mệt mỏi và suy nhược thần kinh. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Sâm bố chính.

1 Giới thiệu về cây Sâm bố chính

Sâm bố chính, còn được biết đến với các tên gọi như Thổ hào sâm, Bụp nhân sâm, Sâm báo, Sâm nam, Sâm Phú Yên, là một loại cây thuộc họ Bông – Malvaceae, tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. (Hibiscus sagittifolius Kurz.). (họ Bông). 

Cây Vông vang (Abelmoschus moschatus subsp. tuberosus) là cây dây bò giả dạng Sâm bố chính.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thảo có đặc tính sống lâu năm, chiều cao thường dao động từ 0,5 đến 1 mét. Thân cây có lông và lá mọc đơn lẻ, mép lá có khía răng. Lá ở gốc có hình xoan không xẻ thùy, trong khi đó lá ở ngọn thường chia thành 5 hoặc đôi khi 3 thùy hẹp, tạo thành hình mũi tên. Gân lá có dạng chân vịt và lá kèm có hình sợi. Hoa mọc đơn lẻ ở kẽ lá, có màu đỏ hoặc hồng. Quả cây có hình dạng trứng nhọn, có khía dọc và được phủ đầy lông cứng. Hạt có hình thận và có màu nâu.

⇒ Xem thêm dược liệu khác tại đây: Cây Nhân sâm – Vị thuốc quý, đại bổ dưỡng với sức khỏe

Sâm bố chính - Vị thuốc bổ dưỡng chữa suy nhược cơ thể
Sâm bố chính (phải) và Vông vang (trái)

1.2 Thu hái và cách chế biến Sâm bố chính

Các phần của cây được sử dụng: rễ và lá – Radix et Folium Abelmoschi.

Rễ được thu hái vào mùa thu đông, cắt bỏ rễ con, ngâm trong nước và gạo, đem đun chín rồi phơi khô.

Trồng sâm bố chính bao lâu thu hoạch? Với kỹ thuật chăm sóc đúng, thời gian trồng cây sâm bố chính để thu hoạch là 9 tháng.

⇒ Xem thêm dược liệu khác tại đây: Đảng sâm – Vị thuốc bồi bổ cơ thể, chữa vàng da, viêm thận hiệu quả

1.3 Đặc điểm phân bố

Sâm bố chính là một loài cây phổ biến, phân bố rộng khắp trong và ngoài nước. Cây này có thể được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Úc, Châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, sâm bố chính thường mọc tự nhiên ở các vùng núi thấp và được trồng ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây thường mọc rải rác trong rừng thưa, ven rừng và nơi ẩm ướt, ở độ cao tới 900m. Thời gian ra hoa của sâm bố chính thường từ tháng 3 đến tháng 7.

Ở Việt Nam, cây phân bố ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hoà, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình. 

Sâm bố chính - Vị thuốc bổ dưỡng chữa suy nhược cơ thể
Hoa Sâm bố chính

2 Thành phần hóa học

Sâm bố chính chứa chất nhày, ngoài sesquiterpenoid (bao gồm (R)-lasiodiplodin, acyl hibiscon, hibiscon B…) còn chứa protid, phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ.

3 Tác dụng – Công dụng của cây Sâm bố chính

3.1 Tác dụng dược lý 

Cao cồn của sâm bố chính có tác dụng an thần và ức chế thần kinh trung ương. 

Một quinon sesquiterpenoid mới, Acyl hibiscone B, cùng với năm hợp chất đã biết, ( R )-lasiodiplodin, ( R )-de- O -methyllasiodiplodin, dibutyl phthalate, ( R )- 9-phenylnonan-2-ol và hibiscone B, thu được từ thân củ của Abelmoschus sagittifolius cho thấy khả năng gây độc tế bào đáng kể đối với các dòng tế bào ung thư Hela và HepG-2 ở người.

Hợp chất sesquiterpenoid mới Abelsaginol là một chất chống oxy hóa tự nhiên đầy hứa hẹn trong môi trường sinh lý nước.

3.2 Vị thuốc Sâm bố chính – Công dụng theo y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Sâm bố chính có vị ngọt nhạt, tính bình; có tác dụng sinh tân dịch, bổ mát, nhuận phế và dưỡng tâm; sao với gạo thì có tính ấm, giúp tiêu hoá tốt, bổ tỳ vị và thêm mạnh sức. 

Sâm bố chính - Vị thuốc bổ dưỡng chữa suy nhược cơ thể
Dược liệu Sâm bố chính

3.2.2 Công dụng và cách dùng Sâm bố chính

Sâm bố chính thường dùng trong các bệnh suy dinh dưỡng gầy gò, lao lực, mệt mỏi và suy nhược thần kinh. 

Sâm bố chính từ lâu đã được sử dụng trong phương pháp chữa bệnh của Y Tổ Hải Thượng Lãn Ông để điều trị ho, sốt nóng, và suy nhược cơ thể. Theo kinh nghiệm của ông, sâm bố chính có thể thay thế nhân sâm để bổ khí. Bên cạnh đó, tài liệu của Đông y Trung Quốc cũng ghi nhận về khả năng bổ khí của loài sâm này.

So sánh sâm bố chính và sâm Hàn Quốc? Sâm Bố Chính là một loại thảo dược quý được coi là tương đương với nhân sâm Hàn Quốc về chất lượng, thành phần dược tính và công dụng chữa bệnh. Hiện nay, Sâm Bố Chính là một trong những giống sâm quý được ưa chuộng tại Việt Nam, xếp thứ 2 về chất lượng sau Sâm Ngọc Linh.

Hiện nay, có nhiều người sử dụng loại cây này như là một loại thuốc bổ, hỗ trợ tiểu tiện, điều hòa kinh nguyệt và có khả năng chữa trị bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Ngoài ra, lá và hoa của cây cũng được sử dụng ngoài da để chữa trị các triệu chứng về ghẻ và ngứa. 

Ở Trung Quốc, rễ và lá của loại cây này được sử dụng để chữa trị bệnh viêm da, mụn nhọt, suy nhược thần kinh, táo bón, tiêu khát, ho, lao phổi. Liều lượng khuyến cáo cho việc sử dụng nội tiết là 6-12g, có thể sử dụng dưới dạng chiết xuất bằng cách ngâm rượu hoặc nghiền thành bột uống.

4 Bài thuốc từ Sâm bố chính

  • Bổ khí huyết: Lấy 30g Sâm bố chính, 15g mỗi vị sao khô: Ý dĩ, Đương Quy, Hoài Sơn, Hồi đầu và tán bột. Sau đó trộn với Mật Ong hoặc mạch nha, mỗi ngày uống 15-20g.
Sâm bố chính - Vị thuốc bổ dưỡng chữa suy nhược cơ thể
Sâm bố chính tươi
  • Đối với người đái són, táo bón, khô khát, gầy yếu, suy nhược, có thể nấu Sâm bố chính thành cao và pha với sữa hoặc cao ban long uống.
  • Để chữa bệnh bạch đới, ta nấu rễ Sâm bố chính giã nhỏ và nấu, ăn cùng gạo nếp.
  • Để tăng hiệu quả của Sâm bố chính trong việc bổ máu, dưỡng âm, lợi thuỷ và sinh tân: Cắt Gừng thành lát và sắp xếp lớp lát gừng xen kẽ với củ sâm. Sau đó, phun rượu gạo lên cho đầy và đem hấp trong nồi.

5 Hình ảnh cây Sâm bố chính

Hình ảnh Sâm bố chính
Sâm bố chính
Sâm bố chính
Cây Sâm bố chính
Hoa Sâm bố chính
Hoa Sâm bố chính
Hoa Sâm bố chính
Hoa Sâm bố chính
Hoa Sâm bố chính đẹp
Hoa Sâm bố chính
Hoa Sâm bố chính
Hoa Sâm bố chính
Cây Sâm bố chính
Cây Sâm bố chính

6 Tài liệu tham khảo

  1. Nhận thức cây thuốc và dược liệu, chủ biên Trần Hùng (Xuất bản năm 2021). Sâm bố chính trang 74 – 75, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1, tác giả Võ Văn Chi, Nhà xuất bản y học (Xuất bản năm 2021). Sâm bố chính trang 90 – 91, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  3. Tác giả Thuc Dinh Ngoc và cộng sự (Đăng ngày 1 tháng 7 năm 2022). A Potent Antioxidant Sesquiterpene, Abelsaginol, from Abelmoschus sagittifolius: Experimental and Theoretical Insights, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 04 năm 2023.

Để lại một bình luận