Sâm Báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malvales (Bông)

Họ(familia)

Malvaceae (Bông)

Chi(genus)

Abelmoschus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.

Danh pháp đồng nghĩa

Hibiscus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep.

Sâm Báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.)

Sâm Báo được tìm thấy ở vùng núi Báo thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Sâm Báo hiện nay được coi là dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng cho sức khỏe. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Sâm Báo.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Hibiscus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep., Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.

Họ thực vật: Bông Malvaceae.

Sâm Báo là loài cây đặc biệt quý hiếm do đó cần có biện pháp bảo tồn và nhân giống.

Trong những năm gần đây, Sâm Báo đang được nhân giống và khôi phục nguồn dược liệu tại xã Vĩnh Hưng của huyện Vĩnh Lộc. Các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sâm Báo ngày càng được hoàn thiện nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu trước khi đưa ra thị trường nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của người dân.

1.1 Đặc điểm thực vật

Sâm Báo hoa hồng
Sâm Báo hoa hồng

Cây có cùng công dụng: Sâm Bố Chính (tên khoa học Hibiscus sagittifolius Kurz var. quinquelobus Gagnep.)

Sâm Báo và Sâm Bố Chính
Sâm Báo và Sâm Bố Chính

Các đặc điểm thực vật của cây Sâm Báo:

Bộ phận

Đặc điểm

Toàn cây

Sâm Báo thuộc dạng cây thân thảo, sống nhiều năm, chiều cao của cây khoảng 30 đến 50cm, một số cây cao hơn

Rễ

Rễ củ của cây có dạng hình trụ, màu trắng nhạt, chiều dài rễ khoảng 15 đến 40cm

Cành

Thân cành mọc đứng hoặc mọc bò lan ra mặt đất. Cành cây có dạng hình trụ, trên bề mặt không có lông

Lá cây mọc so le, lá có dạng hình mũi tên, gốc lá rộng, các lá phía trên rất hẹp

Hoa

Hoa nhỏ hơn hoa của Sâm Bố Chính, có màu đỏ hoặc màu vàng. Cần chú ý với cây Vông Vang (Abelmoschus moschatus (L.) Medik.)

Quả

Quả già tự mở, quả có hình trứng

Hạt

Hạt có dạng hình thận, màu đen

1.2 Thu hái và chế biến

Rễ cây Sâm Báo
Rễ cây Sâm Báo

Bộ phận dùng: Rễ củ.

Chế biến: Phơi hoặc sấy khô.

1.3 Đặc điểm phân bố và cách trồng Sâm Báo

Sâm Báo được tìm thấy ở vùng núi Báo thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, Sâm Báo còn được tìm thấy ở một số khu vực khác thuộc vùng núi thấp của tỉnh Thanh Hóa.

Sâm Bố Chính thường mọc ở các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh.

Sâm Báo là loài cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng và phát triển mạnh trên vùng đất có chứa nhiều mùn cưa, dễ thoát nước. Cây nhân giống được từ hạt.

Vùng trồng Sâm Báo cần đảm bảo không nhiễm hóa chất độc hại. Nguồn đất phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, quy trình chăm sóc cần đảm bảo vệ sinh để tạo ra những thành phần đảm bảo chất lượng nhất.

2 Thành phần hóa học

Trong rễ củ của cây Sâm Báo có chứa các hợp chất bao gồm:

  • Coumarin.
  • Flavonoid.
  • Đường khử.
  • Chất nhầy.
  • Acid amin.
  • Acid hữu cơ.
  • Phytosterol.
  • Sesquiterpen.
  • Chất nhầy chiếm 26,7%.

Các hợp chất đã phân lập trong rễ cây bao gồm: Ventricosin A, tagitinin A và một số hợp chất khác.

3 Tác dụng – Công dụng của cây sâm báo

Rễ Sâm Báo sau khi sao vàng
Rễ Sâm Báo sau khi sao vàng

3.1 Tác dụng dược lý

Trong Luận văn Tiến sĩ của Đào Thị Vui cho thấy:

  • Cao nước chiết từ cây Sâm Báo có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trên các mô hình gây loét bằng Ethanol, thắt môn vị và bằng indomethacin.
  • Cao nước chiết từ cây Sâm Báo cũng được chứng minh có tác dụng hồi phục niêm mạc dạ dày sau khi gây loét bằng Indomethacin và gây loét mạn tính bằng acid acetic.
  • Bên cạnh đó, dược liệu này còn được chứng minh có tác dụng an thần, giảm co thắt cơ trơn, giảm đau cho người bệnh đồng thời tăng cường thể lực.

3.2 Sâm Báo có tác dụng gì?

Tính vị: cây có vị ngọt, nhạt, tính bình.

Tác dụng: Nhuận phế, sinh tân dịch, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe. Sâm Báo có thể được kết hợp cùng các vị thuốc khác giúp chữa các triệu chứng ho, khát nước, gầy yếu.

4 Cách sử dụng Sâm Báo

Sâm Báo là loại dược liệu quý với nhiều công dụng đối với sức khỏe, dưới đây là gợi ý cách sử dụng Sâm Báo mà bạn đọc có thể tham khảo:

Sâm thái mỏng, dùng 1-2 lát, thêm nước sôi vào hãm và uống như trà.

Có thể sử dụng Sâm Báo dưới dạng thuốc sắc hoặc bột để chữa suy nhược, kém ăn.

5 Một số câu hỏi thường gặp

Rượu Sâm Báo
Rượu Sâm Báo

5.1 Giá Sâm Báo hoa vàng là bao nhiêu?

Giá Sâm Báo hoa vàng tươi hiện nay trên thị trường có thể dao động từ 850.000 đến 1.200.000 đồng cho mỗi kilogam.

5.2 Rượu Sâm Báo giá bao nhiêu?

Rượu Sâm Báo thường có giá thành dao động, phụ thuộc vào lượng Sâm Báo sử dụng để ngâm rượu cũng như chất lượng rượu.

6 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam, xuất bản năm 2006. Sâm Bố Chính, trang 690-693. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.

Tác giả Đào Thị Vui (Năm phát hàng 2007). Nghiên cứu thành phần hoá học và tác động dược lý theo hướng điều trị loét dạ dày của rễ củ cây sâm báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. họ Bông (Malvaceae).

Để lại một bình luận