Rau Má Núi (Geophila repens (L.) Johnston.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Rubiaceae (Cà phê)

Chi(genus)

Geophila

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Geophila repens (L.) Johnston.

Danh pháp đồng nghĩa

Geophila herbacea (Jacq.) Kuntze.

Rau Má Núi (Geophila repens (L.) Johnston.)

Địa háo bò thuộc dạng cây thảo, thân mảnh, mọc bò, cây sống tương đối dai. Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục rộng, những lá gần gốc có dạng hình tim, cây có tác dụng thanh nhiệt. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Geophila repens (L.) Johnston.

Tên đồng nghĩa: Geophila herbacea (Jacq.) Kuntze.

Tên gọi khác: Địa háo bò.

Họ thực vật: Cà phê (Rubiaceae).

Cây rau má núi
Cây rau má núi
Hình ảnh cây Rau má núi
Hình ảnh cây Rau má núi

1.1 Đặc điểm thực vật

Rau Má núi thuộc dạng cây thảo, thân mảnh, mọc bò, cây sống tương đối dai. Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục rộng, những lá gần gốc có dạng hình tim. Mặt trên có màu nâu lục, mặt dưới có màu nhạt hơn, lá mềm, gân lá hình chân vịt, những lá kèm có dạng hình bán nguyệt cao 1-7mm.

Hoa gồm 1-3 chiếc, mọc trên một cuống mảnh, lá bắc hình dải, lá đài gồm 4-7 lá cao 4-6mm, tràng có màu trắng có ống hẹp.

Quả hạch màu đỏ, có dạng gần giống hình cầu, mỗi quả gồm 2 hạch, mỗi hạch gồm 1 hạt.

Mùa hoa từ tháng 8 đến tháng 9, mùa quả từ tháng 10 đến tháng 12.

Cây rau má núi
Cây rau má núi
Rau má núi thuộc dạng cây thảo
Rau má núi thuộc dạng cây thảo

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Toàn cây sau khi hái về đem rửa sạch, thái nhỏ sau đó phơi khô.

Hình ảnh cây rau má núi
Hình ảnh cây rau má núi

1.3 Đặc điểm phân bố

Geophila D. Don là một chi nhỏ được tìm thấy ở vùng ôn đới ấm, nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại nước ta chỉ có một loài là rau má núi.

Rau má núi phân bố ở vùng Đông Ấn Độ (giáp với Trung Quốc), Nam Trung Quốc, Tây Nam đến Lào, Việt Nam. Tại nước ta, cây thường gặp ở một số tỉnh phía Bắc từ phía Quảng Bình trở ra.

Rau má núi là loài ưa ẩm, có khả năng chịu bóng nhẹ, thường mọc ở vùng chân đồi, ven rừng, bờ nương rẫy. Tại các tỉnh đồng bằng như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,… rau má núi đôi khi còn mọc ở cả vườn trồng cây ăn quả.

Rau má núi là loài ra hoa quả nhiều hàng năm, quả khi chín thường bị các loài gặm nhấm và chim ăn, phân thân của cây có khả năng đẻ nhánh rất khỏe.

Rau má núi
Rau má núi

2 Tác dụng của cây Rau má núi

Địa háo bò có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hút mủ, tiêu thũng.

Lá cây Địa háo bò được dùng trong các trường hợp ban, sởi, đái vàng. Liều dùng thông thường từ 10-20g sắc lấy nước uống.

Ngoài ra, Địa háo bò còn được dùng trong các trường hợp mụn nhọt, lở loét có mủ bằng cách sử dụng toàn cây Rau má núi (liều 10-15g) đem sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp bằng cách dùng tươi, giã nát và đắp tại vùng tổn thương.

Nhân dân Ấn Độ còn sử dụng Rau má núi (Địa háo bò) trong trường hợp long đờm, tuy nhiên việc sử dụng liều cao có thể gây nôn.

Nhân dân Quảng Đông – Trung Quốc sử dụng toàn cây rau má núi trong trường hợp bị đau dạ dày, rắn độc cắn, viêm thận.

Hình ảnh lá cây rau má núi
Hình ảnh lá cây rau má núi

3 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Rau má nước, trang 592-593. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Rau má núi, trang 522-523. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.

Để lại một bình luận