Rau lủi (Gynura Acutifolia)

Rau lủi (Gynura Acutifolia)

Rau lủi là loại cây được trồng nhiều ở khu vực miền núi vùng cao, như Gia Lai, Quảng Nam. Nó không chỉ là một món ăn dân giã mà còn có công dụng trong y học. Vậy Rau lủi có những đặc điểm nào? Hãy cùng Thuốc Gia Đình tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1 Giới thiệu về cây Rau lủi

Cây Rau lủi có tên khoa học là Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae.

1.1 Mô tả thực vật

Rau lủi thuộc loại thân bò, chiều dài thường từ 1m trở lên, thân nhẵn, có màu tím với nhiều cành. Lá của cây mọc so le, có cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép lá có khía răng cưa không đều. Lá dày, nhẵn và mang mùi thơm đặc trưng giống như mùi của thuốc Bắc. 

1.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Ở Việt Nam, Rau lủi phân bố chủ yếu ở các khu vực miền núi vùng cao, như Gia Lai, Quảng Nam và các vùng địa hình dốc.

Cây thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Bộ phận của cây được sử dụng trong y học là toàn bộ cây, cả khi tươi hay sau khi phơi hoặc sấy khô.

2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc Rau lủi 

Thời vụ trồng Rau lủi: Rau lủi có thể trồng quanh năm, tuy nhiên, thời kỳ tốt nhất là đầu mùa xuân ở Miền Bắc và đầu mùa mưa ở Miền Nam.

Đất trồng Rau lủi: Rau lủi là một loại cây tương đối dễ trồng và phù hợp trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất nên có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, và thoát nước tốt. Cần bố trí đất trước khi trồng bằng cách bừa sẵn, lên luống, bón phân, và lên luống khoảng 15 – 30 ngày trước khi trồng.

Bón phân (lượng phân bón lót tính cho 1.000m2): Sử dụng phân chuồng hoai với lượng khoảng 1,5 – 2 tấn, kết hợp trộn lẫn với 50kg phân NPK.

Cách trồng:

  • Sử dụng xén nhỏ để tạo hố trồng hoặc dùng bay chọc lỗ để cắm hom vào luống.
  • Khoảng cách giữa các cây nên là từ 10 – 15cm, trồng thẳng hàng ngang.
  • Sau khi trồng, nén chặt đất và tưới nước để đất dính chặt vào cây.
  • Trồng vào những ngày trời dâm mát; nếu trồng trong mùa nắng khô, nên che thêm lưới đen phía trên luống trồng.

Sau khi trồng được khoảng 2 tuần, cần bổ sung khoảng 2kg Urê/1000m2. Việc bón phân có thể thực hiện bằng cách hòa loãng phân trong nước và sau đó tưới bằng bình hoa Sen trên mặt luống. Để đảm bảo sự hiệu quả, sau khi tưới phân, cần tiếp tục tưới một lần nữa bằng nước lã để làm sạch phân đạm bám dính trên lá rau.

Chăm sóc sau khi trồng: Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, đặc biệt là trong mùa nắng hạn. Kết hợp việc nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám, sâu khoang, và ốc sên ăn lá và chồi non.

3 Công dụng của Rau lủi

Theo Y học cổ truyền, Rau lủi được mô tả có vị cay ngọt, tính bình. Rau lủi được sử dụng trong nhiều mục đích chăm sóc sức khỏe như:

  • Trị các vấn đề đường hô hấp: Viêm họng, viêm khí quản, ho khan, ho có đờm.
  • Hỗ trợ bệnh lý liên quan đến xương khớp: Phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Giảm đau và chống viêm: Chấn thương sưng đau, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân.
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa: Táo bón, viêm đại tràng, điều hoà máu huyết, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt.
Công dụng của Rau lủi
Công dụng của Rau lủi 

4 Chế biến Rau lủi như thế nào?

Ngoài việc được sử dụng như một vị thuốc, Rau lủi cũng được chế biến thành những món ăn hàng ngày tốt cho sức khỏe. Bạn có thể kết hợp Rau lủi với các thực phẩm khác như tôm, cua, thịt,… với các món xào, luộc, kho,…

Món ăn được chế biến từ Rau lủi
Món ăn được chế biến từ Rau lủi

5 Bài thuốc có chứa Rau lủi

5.1 Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Sử dụng 5 – 10 lá Rau lủi, nhai tươi và nuốt phần nước, dùng mỗi ngày 2 lần sáng, chiều có tác dụng giảm đường huyết. Có thể sử dụng thói quen này kết hợp với các thuốc trị đái tháo đường khác.

5.2 Điều trị viêm họng, ho

Nhai vài lá rau lủi, ngậm và nuốt phần nước.

5.3 Điều trị viêm phế quản

Ăn các món ăn có chứa Rau lủi giúp giảm các triệu chứng của viêm phế quản

5.4 Chữa lành vết thương

Dùng Rau lủi đã rửa sạch đắp vào vết thương giúp cầm máu và mau lành vết thương.

5.5 Hỗ trợ điều trị đái dắt, bí tiểu

Sắc rau lủi với 200ml nước, sử dụng 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 10-15 ngày để có hiệu quả.

Để lại một bình luận