Rau cúc sữa là một loại cây ăn được và làm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày và bệnh dạ dày trên khắp thế giới. Vậy những đặc tính cùng với những ứng dụng trong y học của loại thảo dược này là gì ? Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Rau cúc sữa.
1 Giới thiệu về Rau cúc sữa
Rau cúc sữa hay còn gọi là nhũ cúc rau, rau diếp đắng có tên khoa học là Sonchus oleraceus L., thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Trong y học cổ truyền Brazil, rau cúc sữa được sử dụng phổ biến bằng đường uống dưới dạng dịch truyền hoặc thuốc sắc để điều trị đau dạ dày và các rối loạn tiêu hóa khác và cũng được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc nhuận tràng và nhuận tràng, một chất chống viêm và trong điều trị các vấn đề về tim mạch.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây thảo mọc hằng năm; có thân rỗng, thẳng, nhẵn, cao 30-100cm hay hơn. Lá mọc so le,xẻ tua, với các thuỳ có răng, thuỳ cuối cùng hình tam giác, có tai rộng, tận cùng thành mũi. Cụm hoa đầu màu vàng, dạng trứng, thành ngù hay thành tán; lá bắc nhiều, xếp nhiều dãy, lợp lên nhau hình tam giác hay hình dài. Quả bé dẹp, mỗi mặt có 3 gờ dọc mào lòng rất mềm, xếp thành nhiều dây, dài 7mm.
1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Đây là một loài có nguồn gốc từ Châu u hiện đã phân bố trên toàn cầu, được tiêu thụ rộng rãi ở một số khu vực Châu Á, Châu u và Châu Đại Dương như một loại thực phẩm bổ sung do giá trị dinh dưỡng cao của chúng.
Rau cúc sữa mọc trên các bãi hoang, bãi ven sông suối ở độ cao dưới 1800m.
1.3 Thu hái và chế biến
Rau cúc sữa được sử dụng toàn bộ để chế biến và sử dụng làm dược liệu. Có thể thu hái thân cây quanh năm, thái nhỏ để dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
2 Thành phần hóa học
Lá và ngọn non có 2.4% hydrat carbon, 1.2% protein, 0.8% chất béo và 1.2% tro, có nhiều Vitamin C. Dịch sữa của cây chứa 0.41% chất Cao Su.
3 Thành phần hoá học
Lá và ngọn cây có khoảng 2.4% hydrat carbon, 1.2% protein, 0.8% chất béo và 1.2% tro, có nhiều vitamin C. Dịch sữa của cây chứa 0.41% chất cao su.
4 Tác dụng của rau cúc sữa
Rau cúc sữa có khả năng điều trị sốt rét đặc biệt vậy nên đã thu hút các nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá, và đã tìm hiểu được thêm vô vàn những công dụng khác như:
- Ức chế ký sinh trùng, virus, nấm và vi khuẩn
- Chống viêm và chống ung thư
- Sử dụng để điều trị viêm xương khớp, bệnh bạch cầu, ung thư ruột kết, ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư vú, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư gan.
- Điều hòa miễn dịch, chống mỡ máu, hen suyễn, chống loãng xương,…
5 Công dụng của rau cúc sữa theo Y học cổ truyền
5.1 Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, tính lạnh, hơi có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.
Dịch sữa của cây khi khô thành một chất gôm màu trắng; với liều 1525g, nó sẽ tạo thành một loại thuốc xổ có hiệu lực, một loại thuốc tẩy tác dụng lên ruột, lên sự bài tiết mật và tạo ra những khối phân lỏng nhiều làm cho nó trở thành có ích trong việc trị liệu phù thũng, cổ trướng, tràn dịch màng phổi. Nó tạo nên những cơn đau bụng và buốt mót, do đó cần phối hợp với các chất kích thích thơm như Hồi, carbonat magnesium.
5.2 Công dụng
Thường được dùng trị:
- Viêm ruột, lỵ;
- Đau gan, xơ gan;
- Ruột thừa, viêm vú;
- Viêm hầu họng, viêm miệng, sưng amygdal;
- Nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung.
Liều dùng 15-30g, sắc uống.
Dùng ngoài trị nhọt đinh và viêm mủ da, vô danh thủng độc. Để chữa viêm tai giữa nghiền cây tươi để dùng ngoài hoặc chích dịch để dùng như thuốc nhỏ tại. Có nơi còn dùng trị rắn cắn.
Ở Phi Châu (Tuynidi) người ta cũng dùng để làm tan mụn cóc bằng cách giã cành lá tươi đắp; cũng dùng dịch lá tươi để nhỏ vào tai trị đau tai giữa.
Rau cúc sữa được dùng làm rau ăn ở Inđônêxia, Philippin, Việt Nam và cả ở Phi Châu. Người ta dùng ăn như rau xà lách, có tác dụng trị cảm mạo và dùng cho phụ nữ đang cho con bú ăn để có nhiều sữa.
Ở châu Phi, nước sắc những phần cây trên mặt đất được chỉ định dùng trị bệnh trĩ (uống mỗi buổi sáng từ 1-2 ly). Nước sắc này cũng có tính lọc máu và chống đái đường.
Ở Nuven Calêđôni, loài cây này thường gặp ở các vùng ven biển, sau khi giã ra sẽ cho một loại nước uống dùng cho các phụ nữ mang thai để làm cho thai không quá lớn.
6 Một số bài thuốc từ Rau cúc sữa
6.1 Xơ gan
Rau cúc sữa 30g, Rau chua me 30g xào với thịt lợn nạc dùng ăn như thức ăn.
6.2 Viêm vú, đinh nhọt, viêm da
Dùng rau cúc sữa 15-30g tươi, sắc uống. Đồng thời giã cây tươi đắp lên chỗ đau
7 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2021). Rau cúc sữa, trang 502-503, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.
- Tác giả Xinchi Feng và cộng sự. Traditional application and modern pharmacological research of Artemisia annua L, pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.