Ráng Bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Pteridophyta (ngành Dương xỉ)

Pteridopsida (Dương xỉ túi bào tử mỏng)

Bộ(ordo)

Polypodiales (Dương xỉ)

Họ(familia)

Polypodiaceae (Dương xỉ)

Chi(genus)

Drynaria

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.

Danh pháp đồng nghĩa

Polypodium quercifolium L.

Ráng Bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.)

Ráng bay thuộc dạng sống lâu năm, chiều cao mỗi cây có thể lên đến hơn 1 mét. Thân rễ to, dày, cây mọc bò, phủ nhiều lớp vảy màu hung có dạng hình chỉ, mép nham nhở, phủ lông nhọn dài. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Cây Ráng bay là cây gì?

Tên khoa học: Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.

Tên đồng nghĩa: Polypodium quercifolium L.

Tên gọi khác: Thu mùn lá sổ.

Họ thực vật: Polypodiaceae (Dương xỉ).

Cây Ráng bay là cây gì?
Cây Ráng bay là cây gì?

1.1 Đặc điểm thực vật

Ráng bay thuộc dạng sống lâu năm, chiều cao mỗi cây có thể lên đến hơn 1 mét. Thân rễ to, dày, cây mọc bò, phủ nhiều lớp vảy màu hung có dạng hình chỉ, mép nham nhở, phủ lông nhọn dài.

Lá có 2 loại:

  • Lá ở gốc cứng, chiều dài mỗi lá khoảng 25 đến 30cm, chiều rộng từ 7 đến 15cm, không có cuống, lá xẻ thùy nhọn, phiến lá có màu nâu, làm nhiệm vụ hứng mùn.
  • Lá sinh sản có cuống dài, chiều dài khoảng từ 0,6 đến 1 mét, chiều rộng từ 30-40cm, có màu vàng hơi xám, chẻ lông chim tạo thành nhiều thùy lá hình ngọn giáo, hướng lên trên.

Túi bào tử có dạng hình tròn, không có áo, xếp thành 2 hàng dọc theo gân bên. Bào tử có dạng hình trái Xoan, bên ngoài có màu vàng nhạt.

Dưới đây là hình ảnh cây Ráng bay:

Hình ảnh cây Ráng bay
Hình ảnh cây Ráng bay

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Ráng bay được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới của Châu Á, bao gồm Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Tại nước ta, cây chỉ phát hiện được ở các tỉnh thuộc phía Nam từ Phú Yên, Tây Nguyên ra đến đảo Phú Quốc.

Ráng bay có bản chất là một loài ưa sáng, có khả năng chịu bóng, thường mọc phụ sinh ở trên những loài cây gỗ hoặc trên đá, cây sinh trưởng và phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm, tái sinh tự nhiên bằng bào tử, sinh trưởng tốt nên thường tạo thành những mảng lớn, khó nhận biết được từng cá thể.

Hiện nay, nguồn Ráng bay ở nước ta tương đối phong phú, cây được khai thác chính thức vào năm 1977.

Đặc điểm phân bố
Đặc điểm phân bố

2 Thành phần hóa học

Phân tích hóa thực vật chứng minh hàm lượng phenolic và Flavonoid cao trong chiết xuất lá của cây Ráng bay.

3 Công dụng của cây Ráng bay

3.1 Tác dụng dược lý

Các tài liệu nước ngoài ghi chép rằng, cao chiết nước của cây Ráng bay cho thấy tác dụng kháng khuẩn, thân rễ có tác dụng làm săn se.

Nghiên cứu chiết xuất từ lá của cây Ráng bay cho thấy rằng, nhờ hoạt tính kháng cholinesterase và chống oxy hóa, có thể cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ do Scopolamine gây ra ở chuột và do đó có thể là liệu pháp điều trị bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan của cây Ráng bay khi dùng kết hợp với paracetamol. Kết quả cho thấy rằng, điều trị bằng chiết xuất acetone từ cây Ráng bay xen kẽ với Paracetamol làm giảm đáng kể các dấu ấn sinh học huyết thanh của độc tính với gan (ALT, AST và ALP), độc tính với thận (urê, creatinin), mức độ peroxy hóa lipid, tổn thương mô học ở gan và thận.

Hình ảnh lá cây Ráng bay
Hình ảnh lá cây Ráng bay

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Ráng bay có vị đắng, tính ôn, có tác dụng cường cốt, bổ thận, chỉ thống, hoạt huyết, tiêu viêm.

3.2.2 Công dụng

Ráng bay được dùng trong các trường hợp thận hư, bong gân tụ máu, đau mình mẩy, đau khớp, ù tai.

Liều dùng mỗi ngày là 6-12g Ráng bay sắc cùng với 200ml nước đến khi còn 50ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc Lưu ký nô theo lượng bằng nhau.

Ráng bay còn được dùng ngoài trong trường hợp chảy máu chân răng bằng cách dùng bột xát vào lợi.

Viện Quân y 6 (Tây Bắc) đã sử dụng thân rễ của cây Ráng bay đem giã nát sau đó đắp vào vết thương trong trường hợp bong gân, tụ máu, lá cây còn dùng để đắp ngoài khi bị sưng tấy.

Nhân dân Philippin sử dụng nước sắc từ thân rễ của cây Ráng bay sau đó pha loãng trong trường hợp nôn ra máu, nước sắc đặc dùng để trị giun sán.

Công dụng của cây Ráng bay
Công dụng của cây Ráng bay

4 Cây Ráng bay trị bệnh gì?

4.1 Chữa thấp khớp, giúp khí huyết lưu thông

12g Ráng bay.

12g Lưu ký nô.

12g cây Dâu.

12g rễ Nhàu.

12g Thổ Phục Linh.

12g Ngũ gia bì.

10g Quế chi.

10g Gắm đen.

10g Thiên niên kiện.

8g Đỗ Trọng dây.

Các vị đem tán nhỏ sau đó làm thành viên.

Mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần.

Cây Ráng bay trị bệnh gì?
Cây Ráng bay trị bệnh gì?

4.2 Chữa giảm bạch cầu

15g Ráng bay.

15g Đương Quy.

8g Hổ trượng.

30g Thục Địa.

Các vị đem sắc nước uống.

Hình ảnh cây Ráng bay
Hình ảnh cây Ráng bay

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Ráng bay, trang 562-563. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.

Tác giả Rafia Ferdous và cộng sự (Ngày đăng 30 tháng 1 năm 2024). Anticholinesterase and antioxidant activity of Drynaria quercifolia and its ameliorative effect in scopolamine-induced memory impairment in mice, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.

Tác giả S Chatterjee và cộng sự (Ngày đăng năm 2022). Drynaria quercifolia suppresses paracetamol‑induced hepatotoxicity in mice by inducing Nrf-2, PubMed. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.

Để lại một bình luận