Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Animalia (Động vật) Chordata (Động vật có dây sống) Sauropsida (Mặt thằn lằn) |
Bộ(ordo) |
Squamata (Có vảy) |
Rắn là một loại động vật quen thuộc trong những bài thuốc chữa bệnh như đau nhức xương khớp, …. Vậy những đặc tính cũng như công dụng của loài động vật này là gì? Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin cụ thể về Rắn.
1 Giới thiệu về Rắn
Rắn thuộc nhóm bò sát (động vật có máu lạnh) có đặc điểm chung như thân dài có vảy nhỏ, bụng có vảy lớn, không có chân, di chuyển bằng cách trườn bụng. Miệng có xương hàm trên, xương hàm dưới, xương cánh, xương ngang đều có khớp đóng và dây chằng rất đàn hồi làm cho rắn có thể há rất to, dễ dàng nuốt mồi .
Rắt có rất nhiều loài, những chỉ một số loài được dùng phổ biến làm thuốc chữa bệnh như rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn ráo và rắn cap nia.
1.1 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Trên thế giới, rắn có gần 3000 loài sống trên cạn, dưới nước và ở biển, gồm rắn độc và rắn không độc, đa dạng nhất là ở những vùng nhiệt đới. Riêng 4 loài rắn hổ mang, cạp nong, cạp ma và rắn ráo là đặc sản ở các nước Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, rắn có mặt ở khắp nơi từ vùng rừng núi đến trung du, đồng bằng với số lượng 140 loài trong đó có 32 loài có nọc độc. Thường gặp trong rừng thưa, hang hộc, bờ bụi,… Rắn là loài máu lạnh, ẩn mình ở trong hang để ngủ trong mùa đông. Rắn ăn chuột, ếch, nhái, thằn lằn, chim hoặc có thể cả những loài rắn khác.
2 Thành phần hóa học
Rắn cung cấp nhiều sản phẩm làm thuốc:
- Thịt rắn: chứa protid, nhiều acid amin, trong đó có những loại cần thiết cho cơ thể như luc, lysin, Arginin, valin; chất mỡ và chất sapnozid (theo tài liệu nước ngoài)
- Mặt rắn: chứa cholesterin, các aed palmitic, stearic, cholic… như mật của nhiều động vật khác
- Xác rắn lột: có oxyd titan và oxyd kẽm. Đó là những màng da mỏng hơi trong, nói rõ lớp vảy, thường bị ép bẹp nhan nhúm, có khi bị rách. Mặt trên màu xám bạc óng ánh, có vảy móng, mat dưới màu trắng ngà hoặc hơn vàng. Thể nhẹ, chất hơi dẻo, trơn nhẵn, dễ rách, bóp nhẹ có tiếng lao sao. Dùng sống hoặc phun rượu cho ướt đều, ủ cho ngấm, rồi sao nhẹ cho khô.
- Nọc rắn: chứa chất độc thuộc loại zootoxin, protein, Albumin, chất Kẽm có hàm lượng cao, Ca, Mg. Enzym Cobratoxin là chất độc trong nọc rắn hổ mang
Cách lấy nọc rắn: Bắt rắn, mở rộng miệng cho cắn vào một dĩa petri đã sát khuẩn, đồng thời bóp mạnh vào tuyên độc ở hàm trên của rắn, nọc sẽ chảy ra dưới dạng giọt. Khi mới lấy, nọc rắn là chất lỏng trong suối. Sau khi làm khô, nọc rắn từ 50 đến 70 % nước và trở thành một khối lớn nhằn có màu vàng, có thể tán thành bột. Nọc rắn khô văn giữ được những tinh chất, tác dụng của nọc rắn tươi.
3 Công dụng của Rắn theo Y học cổ truyền
3.1 Tính vị – Tác dụng
Theo y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc.
Mật rắn có vị ngọt, cay và đặc biệt không đắng, có tác dụng giảm ho, giảm đau.
Xác rắn lột có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình, vào kinh can, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giải độc.
Nọc rắn có tác dụng giảm đau, chống viêm.
4 Công dụng của Rắn
Rắn là một động vật quý, nhất là rắn độc được dùng từ lâu trong các bài thuốc dân gian. Rắn độc cắn chết người nhưng chất độc chỉ tập trung ở nọc của nó, còn các bộ phận khác lại lành như thịt, mật, xác rắn lột.
4.1 Thịt rắn
Chữa bệnh thần kinh đau nhức, bản thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay nhức mỏi, kinh phong, lở loét, giang mai, tràng nhạc. Lấy một bộ 3 con rắn gồm hổ mang, cạp nong hay cạp ma và rắn ráo. Cắt bỏ đầu, đuôi, mổ bụng, mổ ruột (có người còn lột da), lau khô bằng giấy báo (không rửa nước vì sợ có mùi tanh), với chặt thành từng khúc, làm rượu gừng, nướng cho vàng thơm. Giã nhỏ, ngâm rượu theo tỷ lệ một phần thịt rắn với 3 phản rượu 40 độ trong 15 – 20 ngày, càng lâu càng tốt. Có nơi, người ta còn chôn cả bình rượu rắn xuống đất để hàng năm mới dùng. Mỗi ngày uống 20ml sau bữa ăn chiều. Có thể ngâm thịt rắn với các vị thuốc có nguồn gốc thực vật như ngũ gia bì, Hà Thủ Ô, kê Huyết Đằng, thiên môn kiện (tác dụng bổ, mạnh gân xương), hồi hoặc Quế (làm thơm và thêm nóng) dễ có rượu tam xà, một loại thuốc của làng Vĩnh Sơn (Vĩnh Phú). Có khi còn ngâm 3 loại rắn với hải sâm để tăng cường sinh lực như Rượu Tam xà – Hải sâm.
Thịt rắn hãm với Lá Lốt, mùi tàu và xương sông rồi nướng là món ăn – vị thuốc trị phong thấp.
Chú ý: người có máu nóng, huyết hư phong nhiệt, đơn sưng, trẻ em và phụ nữ có thai không được dùng thịt rắn.
4.2 Mật rắn
Chữa ho, đau bụng, đau lưng, nhức đầu kinh niên. Ngày dùng 1-2 cái còn nguyên túi chứa vừa lấy khỏi mình rắn, rồi nuốt chửng hoặc pha với ít rượu. Để bảo quản mật được lâu, có thể để nguyên túi phơi hoặc sấy khô hoặc lấy nước mật ngâm với rượu. Những người bắt rắn cho rằng mật rắn có giá trị gấp 2 lần thịt rắn.
Để chữa viêm đa khớp với triệu chứng đau nhức sưng đỏ ở các khớp xương, đau nhiều về mùa rét, khi đau có sốt nhẹ, có thể sử dụng mật của 3 loại rắn nêu trên ngâm với rượu 20 độ với 25ml, uống trong 1 ngày 3 lần. Rượu ngâm mật rắn có thể chữa được bệnh hen mãn tính.
4.3 Xác rắn lột
Khi phối hợp với một số dược liệu dùng chữa đầu vú bị nứt nẻ ở phụ nữ, mụn nhọt hoặc cũng có thể dùng trị vùng da bị khô, ngứa hay bong vảy.
Chú ý: Phụ nữ có thai không dùng xác rắn lột
4.4 Nọc rắn
Chỉ được dùng trong Y học hiện đại chữa thấp khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh dưới dạng bôi ngoài, đặc biệt không được bôi ở vùng da bị trầy xước, bị rách hoặc những vết thương lở loét.
Nọc rắn đã được nghiên cứu để bào chế thuốc tiêm nhằm kéo dài tác dụng giảm đau, nhất là đau do ung thư. Nọc rắn sấy khô vẫn giữ được những hoạt chất tác dụng, nhưng khi pha loãng với nước lại không sử dụng được lâu.
Nọc rắn rất độc, nhất là nọc rắn lục, rắn hổ mang và hổ mang chúa. Nó có hoạt tính sinh học rất mạnh có thể phá hủy các tế bào thần kinh, tế bào máu, làm đông máu và tắc các mao mạch hoặc xuất huyết nội tạng. Theo nghiên cứu cho thấy mỗi loài rắn độc đều có nọc độc với các tác động sinh học khác nhau. Nọc rắn hổ mang, hổ mang chúa có tác động chủ yếu đến hệ thần kinh làm cho người bị nạn không thấy đau ở vết thương, nhưng mệt mỏi, tê bại, khó thở, nôn mửa, tim đập nhanh, hôn mê rồi chết. Nọc rắn lục lại tác động đến hệ tuần hoàn làm vết thương sưng tấy, bầm tím, đau nhức, người bị nạn cảm thấy chóng mặt, khát nước, thấy buồn nôn, rét lạnh toát mồ hôi rồi chết.
5 Một số bài thuốc từ Rắn
5.1 Chữa viêm khớp do thấp, bản thân bất toan
Thịt rắn 250g ninh nhừ với rễ cây hồ tiêu 40-60g để nguội, hòa vào một ít mật rắn, ăn trong ngày.
5.2 Chữa xuất huyết dưới da
Thịt rắn nấu với thịt mèo (số lượng không hạn chế), ăn trong ngày.
5.3 Chữa đau lưng mạn tính
Thịt rắn (200g) nấu hoặc xào với Hoàng Kỳ (50g) và Gừng tươi (3 lát). Ăn nóng.
5.4 Chữa trúng phong
Nguyên liệu | Liều lượng |
Rắn hổ mang | 1 con |
Khương hoạt | Mỗi loại 25g |
Ngũ gia bì | |
Phòng Phong | |
Đương Quy | 30g |
Tần Giao | 30g |
Thiên ma | 20g |
Ngâm với 2500ml rượu 50 độ trong 3 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25g
Ghi chú: Rắn hổ mang và rắn cạp nong sống là mặt hàng xuất khẩu. ba loại rắn hổ mang, cạp nong và rắn ráo có số lượng giảm sút trầm trọng do bị săn bắn triệt để, nên đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.
6 Nhận biết Rắn cạp nia và rắn cạp nia độc như thế nào?
Rắn Cạp Nia Nam có tên khoa học là Bungarus candidus Elapidae (Họ Rắn hổ), loài rắn này thường được tìm thấy tại Campuchia, Indonesia, Malaysia (Malaya), Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Rắn Cạp Nia còn được dân gian gọi với tên Rắn Hổ Khoang hay Rắn Vòng Bạc, với một số tài liệu quốc tế còn gọi loài này là Rắn Cạp Nong Malaysia.
Rắn Cạp Nia và Rắn Cạp Nong có ngoại hình tương đồng cao, độc tính của chúng cũng tương tự nhau. Rắn Cạp Nia thường được nhận biết với các sọc đen trắng trong khi Cạp Nong có sọc đen vàng.
Ngoài ra, ở phía Bắc Việt Nam còn tìm thấy loài Rắn Cạp Nia Bắc với các sọc trắng nhỏ hơn. Loài này có tên khoa học là Bungarus multicinctus Elapidae (Họ Rắn hổ). Cả 2 loại Rắn Cạp Nia này đều có độc tính cao. Rắn Cạp Nia Bắc được biết đến với nọc độc chứa nhiều độc tố thần kinh α-bungarotoxin và β-bungarotoxin, loài này được xếp hạng là loài rắn độc thứ 4 trên thế với với giá trị độc tính LD50 0,09-0,108mg/kg nếu tiêm dưới da, 0,113mg/kg truyền tĩnh mạch ở chuột.
Rắn Cạp Nia Nam cũng có độc tính không thua kém gì “họ hàng” của chúng khi chỉ cần lượng nọc độc bằng 0,1mg/kg đã có thể khiến nửa số chuột thí nghiệm tử vong. Tuy đã có huyết thanh chống độc nhưng tỷ lệ sống sót chỉ đạt được 50% và tỷ lệ này sẽ giảm xuống 30% nếu người bị rắn cắn không sử dụng huyết thanh chống độc.
7 Rắn Cạp Nong và Cạp Nia rắn nào độc hơn?
Cả Rắn Cạp Nong và Cạp Nia đều là những loài rắn độc được sử dụng làm thuốc trong dân gian. Để đặt lên bàn cân so sánh về độ độc tính thì Rắn Cạp Nong vẫn phải nhường bước trước rắn Cạp Nia (cả Cạp Nia Nam và Cạp Nia Bắc). Một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột đã cho kết quả khi lấy nọc rắn tiêm tĩnh mạch chuột thì người ta tính được LD50 của nọc rắn Cạp Nia Nam = 0.1mg/kg, LD50 của nọc rắn Cạp Nia Bắc = 0.113 mg/kg, trong khi đó, LD50 của rắn Cạp Nong = 1.289 mg/kg. So sánh LD50 có thể áng chừng được rằng các loài Cạp Nia độc hơn Cạp Nong tới 10 lần.
8 Tại sao rắn cạp nia hay bò vào nhà?
Rắn Cạp Nia là loài ưa nơi cao ráo, kín đáo vì vậy mà vào mùa mưa lũ hay ngập lụt, tình trạng rắn bò vào nhà dân thường xuyên được ghi nhận. Nhà dân cũng là khu vực khô ráo và mát mẻ nên cũng là một lựa chọn thích hợp của rắn vào mùa nóng. Và với các loài rắn độc như rắn Cạp Nia, rắn Hổ Mang, người dân cần bình tĩnh xử trí để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Người dân nên chủ động phòng tránh rắn bò vào nhà bằng một số cách sau:
- Phát quang bụi rậm quanh nhà
- Hạn chế lắp đặt đường ống thoát nước sát mặt đất nếu quanh nhà có nhiều bụi rậm
- Sử dụng bột Sulfur, bột Arsenic sulfide để đuổi rắn.
- Thường xuyên diệt chuột (tránh dẫn dụ rắn)
- Một số loại cây người dân có thể trồng quanh nhà để hạn chế rắn vào nhà như cây nén, cây sả, cây lưỡi hổ, cây sắn dây… (những loại cây có tinh dầu, mùi nồng sẽ xua đuổi rắn).
9 Bị rắn cạp nia cắn thì cần làm gì?
Rắn Cạp Nia là loài cực độc vậy nên khi bị rắn cắn, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao. Độc tính của rắn cạp nia được cho là sẽ gây rối loạn tim mạch do tác động vào phản xạ tự chủ và cơ chế oxit nitric mạch máu. Lúc này, người bệnh cần được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời.
Sơ cứu:
- Bước 1: Xác định tình trạng vết rắn cắn
- Bước 2: Ổn định tinh thần người bị rắn cắn, hạn chế vận động mạnh vùng bị cắn và không nên để người bệnh rơi vào tình trạng căng thẳng.
- Bước 3: Xử lí vết rắn cạp nia cắn bằng xà phòng và nước sạch.
- Bước 4: Đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Điều trị:
- Bệnh nhân khi đến viện sẽ được điều trị triệu chứng và sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn.
10 Tài liệu tham khảo
- Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Rắn, trang 1191, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2023.
- Tác giả Bungarus candidus et al. (Ngày đăng 29 tháng 3 năm 2017). A Pharmacological Examination of the Cardiovascular Effects of Malayan Krait (Bungarus candidus) Venoms, Toxins. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.