Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Animalia (Động vật) Arthropoda (Động vật chân khớp) Crustacea (Động vật giáp xác) Malacostraca (lớp Giáp mềm) |
Bộ(ordo) |
Decapoda (Mười chân) |
Họ(familia) |
Varunidae (Rạm) |
Chi(genus) |
Varuna |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Varuna litterata |
Con Rạm miền Tây còn gọi là Đam hay Rạm đồng. Rạm có hình dáng giống cua đồng nhưng kích thước nhỏ hơn, vỏ ngoài cứng và dẹp hơn cua đồng. Thịt Rạm ngọt, béo, nhiều gạch. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Con rạm đồng là con gì?
Tên khoa học: Varuna litterata
Con Rạm miền Tây còn gọi là Đam hay Rạm đồng.
Rạm có hình dáng giống cua đồng nhưng kích thước nhỏ hơn, vỏ ngoài cứng và dẹp hơn cua đồng. Thịt Rạm ngọt, béo, nhiều gạch.
Rạm đồng là loài giáp xác đem lại giá trị kinh tế cao, tại nước ta, Rạm thường được sử dụng để làm thực phẩm.
2 Mùa rạm vào tháng mấy?
Con Rạm có vào tháng mấy? Rạm sinh sản vào tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Chúng thường kết thành bè kéo nhau ra cửa sông vào những ngày rằm. Rạm đồng thường sinh sản ở những khu rừng sú vẹt. Đến khi những con Rạm con (còn được gọi là con cốm) có kích thước to bằng đầu que diêm thì chúng lại kéo nhau về đồng, ao, hồ.
Rạm là loài sinh sống ở vùng nước lợ, gần cửa sông, hiện nay, Rạm dần thích nghi với điều kiện đầm hồ bị ngọt hóa trong quá trình nuôi nhằm mục đích thương mại nên thường có tên là con rạm nước ngọt. Rạm là loài đào hang tương tự như cua nhưng hang thường nông hơn.
3 Quy trình – Kỹ thuật nuôi Rạm thương phẩm
Rạm thường được nuôi tại các ao, đầm nước lợ ở vùng ven biển với các điều kiện cụ thể như sau:
- Nồng độ muối từ 1 đến 15 ‰.
- pH: 7,5 đến 8,5.
- Hàm lượng oxy hòa tan ≥ 5mg/l.
- Nhiệt độ nước từ 20 đến 30 độ C.
- Độ trong: 30-40cm.
- Độ sâu mực nước nuôi đạt từ 0,5 đến 1,2 mét.
- Nền đáy là bùn cát.
Khu vực nuôi cấy không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu công nghiệp, nước thải trong quá trình chăn nuôi gia súc,…
Khu vực nuôi cấy cũng cần phải đảm bảo thuận tiện trong quá trình trông coi, chăm sóc, quản lý, vận chuyển, thu hoạch.
3.1 Chuẩn bị cơ sở vật chất
Diện tích ao, đầm nuôi phải từ 1000 m2 trở lên.
Đáy áo là bùn cát.
Sau khi bơm nước vào ao thì cần tiến hành xử lý nước để đảm bảo nguồn nước sạch trong quá trình nuôi, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của rạm.
3.2 Mua rạm giống
Rạm giống nên chọn những con có vỏ mỏng, mình dẹp, không có thương tích, không bị gãy chân, nên chọn những con có phần bụng màu trắng ngà, trọng lượng khoảng 250-450con/kg.
Nên thu mua Rạm giống vào tháng 4 đến tháng 5, lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thời điểm quá nắng nóng có thể làm chết Rạm con.
Mật độ thả Rạm là khoảng 25 con cho 1 m2. Thời gian thả cũng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
3.3 Quản lý, chăm sóc Rạm giống
Thường xuyên kiểm tra các thông số trong ao, đầm nuôi.
Định kỳ thay nước, nên thay 2 lần một tháng để tạo điều kiện cho Rạm lột xác (thời điểm thay nước thường là vào 14 và 29 âm lịch.
3.4 Cua rạm ăn gì?
Thức ăn cho Rạm thường là cám gạo, thức ăn công nghiệp, các loại cá tạp,…
Thời điểm cho ăn tốt nhất là khi sáng sớm và lúc chiều tốt, tuy nhiên thường cho ăn lúc chiều tối vì Rạm có tập tính ăn đêm.
Rạm sau khi nuôi từ 3-4 tháng, kích thước đạt 40-60 con/kg đã có thể tiến hành thu hoạch.
4 Con rạm có chất dinh dưỡng gì?
Bắt đầu từ tháng 3 đã có Rạm non nhưng kích thước thường mỏng, óp, thường dùng để nấu canh nên ít được chú ý. Vào mùa Rạm trôi hay Rạm bay diễn ra vào cuối tháng 6 đến tháng 8 hàng năm (mùa Rạm kết bè kéo nhau ra cửa sông để sinh sản, sau đó vài tháng chúng lại theo dòng thủy triều trôi ngược về những cánh đồng, sông ngòi), lúc này, Rạm có kích thước lớn, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Các món ăn làm từ Rạm cũng tương tự như Cua, Cáy, Cà Ra,… Những con Rạm ‘óp’ thường được các bà nội trợ nấu cùng rau hoặc nấu riêu. Khi nấu thì bỏ yếm, lấy gạch, phần còn lại giã nát, lọc lấy nước, thêm gia vị cho vừa ăn.
Thịt Rạm giàu protein, lipid, Canxi, photpho, Sắt, vitamin nhóm B. Các món ăn chế biến từ Rạm giàu dinh dưỡng, giúp xương chắc khỏe.
5 Phân biệt con Rạm với một số loài động vật khác
Nhiều người thường nhầm lẫn con Rạm và con Cua đồng, con Rạm và con Cáy hay con Rạm khác con Cà ra như thế nào?,….. Dưới đây là một số điểm khác nhau mà bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt:
Con Rạm |
Cua Đồng |
Con Cáy |
Cà Ra |
|
Đặc điểm |
Rạm có kích thước nhỏ hơn Cua đồng Mình dẹt, dẹp Thịt ngọt, nhiều gạch Càng và chân có kích thước lớn hơn Vỏ mềm, có thể nhai cả vỏ Phần bụng dưới thường có màu trắng hoặc vàng Gạch có màu vàng, ăn ngậy hơn so với cua đồng |
Kích thước lớn Mình Cua đồng dầy, mai có dạng hình vuông, hơi gồ lên, trên mai có một vân khía lõm và có nhiều đường viên xung quanh Càng và chân có kích thước nhỏ nhưng chắc khỏe Vỏ cứng, khi ăn cần bỏ vỏ hoặc xay nhuyễn để lọc nước nấu canh |
Cáy có nhiều loại khác nhau như cáy càng đỏ, cáy lông, cáy đen Chân thường mang nhiều lông Trên mai có nhiều đường vân đặc biệt Cáy rất nhát nên chỉ cần có tiếng động nhanh chúng đã chui ngay vào hang do đó thường khó bắt hơn Cáy là loài có kích thước nhỏ hơn so với Rạm |
Cà Ra có kích thước lớn hơn nhiều so với con Rạm Đầu càng có phủ một túm lông đen, mịn do đó còn được gọi là Cua lông Những loài khác thuộc họ Cua đồng thường có 1 càng to, 1 càng nhỏ nhưng Cà ra chỉ có 2 càng nhỏ và 8 chân |
Môi trường sống |
Rạm thường sống ở các khu vực nước lợ, gần cửa sông, cửa lạch |
Sống trong khu vực nước ngọt như các cánh đồng, sông, ao, hồ,… |
Sống ở vùng nước lợ ven cửa sông, cửa biển nên thường được gọi với cả tên cáy sông và cáy biển |
Sống ở các con sông có nhiều phù sa |
Giá thành |
Có nhiều thời điểm, giá thành Rạm sống có thể lên đến hơn 200.000 đồng/kg |
Dao động khoảng 100.000 đến 120.000 đồng/kg |
Dao động khoảng từ 80.000 đến 100.000 đồng/kg |
Dao động khoảng từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg |
6 Các món ăn ngon chế biến từ con Rạm
Muốn chọn được những con Rạm tươi ngon thì bạn hãy chọn những con khỏe mạnh, không nên mua những con Rạm đã rụng chân hoặc ngửa bụng vì thịt thường không ngon, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn sau khi chế biến.
Rạm sau khi đem về thì tiến hành sơ chế, loại bỏ bùn đất, bỏ yếm, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút, rửa lại bằng nước sạch rồi tiến hành chế biến.
Nếu dùng Rạm nấu canh thì bạn tách bỏ phần mai, lấy gạch cho ra bát sạch, giã hoặc xay nhuyễn với một ít nước, lọc lấy nước vừa đủ, đổ nước vào nồi, thêm gạch, thêm gia vị, đun sôi, thêm rau và nấu chín.
Đối với món Rạm chiên giòn hay Rạm rang muối thì bạn nên bỏ hết chân, càng của con Rạm, với những con có mai mềm có thể chế biến cả mai.
7 Ai không nên ăn con Rạm?
Rạm có thể mang ấu trùng gây bệnh do đó không nên ăn sống mà cần phải qua chế biến kỹ càng.
Bệnh nhân bị Gout, người bị rối loạn tiêu hóa,… không nên ăn Rạm quá nhiều vì có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh.