Thương hiệu | Hataphar (Dược phẩm Hà Tây), Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Số đăng ký | VD-20740-14 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 4 vỉ x 25 viên |
Hoạt chất | Propylthiouracil |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm1211 |
Chuyên mục | Thuốc Nội Tiết – Chuyển Hóa |
Thuốc PTU Hataphar được chỉ định để điều trị các bệnh về tuyến giáp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc PTU Hataphar.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén PTU Hataphar 50mg chứa thành phần gồm:
Hoạt chất Propylthiouracil 50mg.
Các thành phần tá dược ( gồm Lactose, magnesi stearat, tinh bột sắn) : vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng viên nén.
2 Tác dụng – Chỉ định của thuốc PTU (Propylthiouracil) Hataphar
2.1 Tác dụng của thuốc PTU Hataphar
2.1.1 Dược lực học
Với hoạt chất chính là Propylthiouracil, là hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc ức chế hoạt động của quá trình tổng hợp Hormon tuyến giáp.
Việc ức chế này được thực hiện trên cơ chế tác động vào quá trình Oxy hóa Iodod thành iod tự do và quá trình gắn Iod vào tiền chất của cơ quan tuyến giáp.
Bên cạnh đó, Propylthiouracil còn có tác dụng ức chế sự chuyển từ T4 thành T3 ở vùng ngoại vi.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sinh khả dụng 75%. Thời gian hấp thu tối đa sau 1-1,5 giờ.
Phân bố: Ở hầu khắp mô, dịch và tập trung nhiều ở tuyến giáp.
Chuyển hóa: Thành nhiều chất như Glucuronid,…
Thải trừ: Nước tiểu. Nửa đời thải trừ là 1-2 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc PTU Hataphar
Thuốc PTU Hataphar là gì?
Kìm hãm sự sinh và tiết ra hormon do tuyến giáp hoạt động quá mức, được dùng điều trị bệnh cường giáp.
Ngoài ra, thuốc PTU Hataphar còn được dùng cho các bệnh nhân sắp mổ cắt tuyến giáp hoặc những người bệnh đang trong giai đoạn điều trị iod phóng xạ hoặc nhiễm độc giáp.
Dùng điều trị bệnh basedow tình trạng nhẹ hoặc trung bình.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Riesertat (PTU Hataphar)- điều trị ưu năng tuyến giáp.
3 Liều dùng – Cách dùng thuốc PTU Hataphar
3.1 Liều dùng thuốc PTU Hataphar
Tùy vào tình trạng và độ tuổi sẽ có chỉ dẫn liều dùng khác nhau:
Người lớn:
Người điều trị bệnh tăng năng tuyến giáp: sử dụng với liều khởi đầu là 300-459 mg (khoảng 6-9 viên), chia đều thành các liều nhỏ, uống cách nhau 8 giờ. Với các trường hợp bệnh nặng có thể dùng với liều ban đầu là 600-1200mg/ngày.
Sau đó, tùy vào diễn biến bệnh mà có thể điều chỉnh liều duy trì sao cho phù hợp với mỗi đối tượng bệnh nhân. Liều duy trì thường là 100-150 mg/ngày. Chia thành các liều nhỏ theo chỉ định của bác sĩ.
Với các bệnh nhân điều trị cơn nhiễm độc giáp: mỗi ngày 4 viên, cách nhau từ 4-6 giờ. Giảm liều khi tình trạng bệnh đã có hướng suy giảm và hoàn toàn có thể kiểm soát.
Đối tượng là trẻ em:
Dùng điều trị tình trạng tăng năng tuyến giáp: Dùng với liều 5-7 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày, thông thường 50-150mg/ngày đối với trẻ từ 5-10 tuổi và 150-300 mg/ngày với trẻ >10 tuổi; chia thành các liều nhỏ mỗi liều dùng cách nhau 8 giờ.
Liều duy trì: giảm liều thành ½ hoặc ⅓ liều ban đầu; tùy vào mỗi trường hợp của bệnh nhân; các liều cách nhau 8-12 giờ.
Với trẻ sơ sinh điều trị tăng năng tuyến giáp: liều 5-10mg/ngày.
Với người cao tuổi: sử dụng với liều khởi đầu: 150-300mg/ngày.
Với người suy thận: dùng với liều dùng thấp hơn:
Nếu Độ thanh thải Creatinin tử 10-50 ml/phút: dùng ¾ liều dùng thông thường.
Nếu độ thanh thải Creatinin < 10 ml/phút: dùng ½ liều dùng thông thường.
Với các liều dùng hàng ngày thông thường chia đều thành 3 liều nhỏ và mỗi lần cách nhau khoảng 8 giờ. Với các trường hợp khi liều hàng ngày > 300mg, có thể rút ngắn khoảng cách dùng thuốc là (4 hoặc 6 giờ/1 lần).
3.2 Cách dùng thuốc PTU Hataphar hiệu quả
Thuốc PTU Hataphar được bào chế dưới dạng viên nén nên được dùng theo đường uống. Bệnh nhân uống thuốc với một lượng nước theo liều bác sĩ kê đơn.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
4 Chống chỉ định
Khuyến cáo không sử dụng thuốc với những đối tượng bệnh nhân từng có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kì một trong các thành phần hoạt chất, tá dược nào có trong thuốc.
Không dùng thuốc đối với các bệnh nhân viêm gan và có các bệnh về máu (như thiếu máu, mất bạch cầu hạt,..)
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Berlthyrox 100: Chỉ định, liều dùng và lưu ý sử dụng.
5 Tác dụng phụ của thuốc PTU Hataphar
Bên cạnh những tác dụng có lợi, thuốc PTU Hataphar cũng không tránh khỏi các tác dụng không mong muốn xảy ra đối với người bệnh trong quá trình sử dụng. Trường hợp xảy ra dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Các dấu hiệu do tác dụng phụ:
Phổ biến: dị ứng ngoài da ̣̣̣phát ban, thay đổi màu da, ngứa, kích ứng, thay đổi màu tóc,…Sưng, buồn nôn, đau cơ, khớp, mất vị giác, đau đầu,…
Ít gặp nhưng nguy hiểm: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,…
Khi gặp các biểu hiện bất thường trong khi sử dụng cần thông báo lại ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
6 Tương tác
Thuốc PTU Hataphar có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông nếu sử dụng đồng thời (do có khả năng làm giảm prothrombin – huyết).
Cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc mình đang dùng để hạn chế các trường hợp không đáng có xảy ra trong quá trình sử dụng.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc PTU Hataphar là thuốc kê đơn, bệnh nhân không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Cần theo dõi chặt chẽ người bệnh đang dùng những thuốc khác gây mất bạch cầu hạt.
Với người đang mắc các bệnh về gan có thể gây ra phản ứng gan với tác hại nghiêm trọng. Cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng.
Với bệnh nhân suy thận hoặc có các bệnh về máu, cần thật cẩn trọng khi dùng.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Với phụ nữ có thai, Propylthiouracil có khả năng đi qua hàng rào nhau thai gây độc cho thai nhi, do vậy nếu cần thiết phải dùng nên căn chỉnh liều thật cẩn thận và thường xuyên có sự theo dõi của bác sĩ.
Với phụ nữ đang giai đoạn cho con bú: Propylthiouracil tiết vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến các sự phát triển của trẻ. Do vậy tốt nhất không dùng hoặc dùng thì nên ngừng cho con bú để đảm bảo an toàn cho trẻ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc khi xuất hiện triệu chứng quá liều và đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc PTU Hataphar tốt nhất ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Hạn chế đặt nơi ẩm ướt như: nhà tắm, hoặc tủ lạnh; tránh nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Thuốc được tách khỏi vỉ cần được sử dụng ngay.
Bảo quản trong thời gian còn hạn sử dụng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20740-14.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Hataphar).
Đóng gói: mỗi hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 25 viên.
9 Thuốc PTU (Propylthiouracil) Hataphar 50mg giá bao nhiêu?
Thuốc PTU Hataphar hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc PTU Hataphar 50mg mua ở đâu?
Thuốc PTU Hataphar mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc PTU Hataphar trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Đường sử dụng tiện dụng.
- Giá cả hợp lý.
- Thuốc được sản xuất trong nước nên dễ tìm mua, đảm bảo chất lượng ở nhà máy chất lượng cao đạt chuẩn GMP-WHO.
- Thuốc mang đến hiệu quả tốt để điều trị bệnh cường giáp cũng như hỗ trợ tước khi phẫu thuật và các liệu pháp điều trị.
- Propylthiouracil được coi là thuốc đầu tay trong điều trị bệnh Graves trong thai kỳ.[1]
- Propylthiouracil không chỉ mang đến lợi ích cho tuyến giáp mà còn giúp giảm tiến triển và hiệu qủa để cải thiện bệnh vảy nến.[2]
12 Nhược điểm
- Thuốc đễ gây tác dụng phụ.[3]
- Thuốc không đảm bảo dùng khi có thai.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Jeanne M Chattaway, Teresa B Klepser (Ngày đăng 15 tháng 5 năm 2007). Propylthiouracil versus methimazole in treatment of Graves’ disease during pregnancy, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Pushpa Gnanaraj, Hemamalini Malligarjunan, Haripriya Dayalan, Subashini Karthikeyan, Murali Narasimhan (Ngày đăng tháng 11-tháng 12 năm 2011). Therapeutic efficacy and safety of propylthiouracil in psoriasis: an open-label study, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc PTU Hataphar do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây
Review PTU Hataphar
Chưa có đánh giá nào.