1 Thông tin chung
Procain( Procaine) là một este của Acid Para-Aminobenzoic, thuộc nhóm thuốc gây tê cục bộ được sử dụng trong giảm đau trước khi có can thiệp thủ thuật.
Một nhà khoa học người Đức tên Alfred Einhorn lần đầu tiên tổng hợp lên Procain thay thế cho Cocain nhờ tính an toàn, ít tác dụng dụng hơn Cocain. Được cấp bằng sáng chế dưới tên thương mại là Novocain và thậm chí tên gọi này ở một số nơi trên thế giới còn được dùng làm nhãn chung chung cho Procain.
Dưới đây Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc thêm thông tin về hoạt chất Procain.
2 Dược lý và cơ chế tác dụng
2.1 Dược lực học
Procain có tác dụng gây tế trong thời gian ngắn. Thuốc được gắn vào thụ thể trên kênh Na+ ở màng tế bào thần kinh, ổn định tính thuận nghịch của màng tế bào, không cho Na+ đi vào trong tế bào. Vì vậy mà màng tế bào thần kinh không khử cực nên không thể lan truyền được xung thần kinh, từ đó mất cảm giác đau.
Ngoài ra, Procain còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và làm giãn mạch ngoại biên.
Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau trong vùng nhỏ do không lan rộng qua các mô. Thuốc không gây tê bề mặt do không ngấm được qua niêm mạc.
Procain có tác dụng gây mê kém hơn 3 lần so với Lidocain và Cocain 4 lần tuy vậy, Procain lại ít độc hơn Cocain 4 lần.
Ngoài ra, thời gian và tác dụng gây tê cũng còn phụ thuộc vào kỹ thuật, nồng độ thuốc cũng như đáp ứng người bệnh.
Trong gây tê, nếu kèm thêm thuốc co mạch thì sẽ làm chậm sự khuếch tán.
2.2 Dược động học
Procain không thể thấm qua niêm mạc, nên chỉ có thể dùng cho đường tiêm. Nó làm giãn các mạch, nên sau khi tiêm, thuốc sẽ bị hấp thụ nhanh và bị phân hủy một cách nhanh chóng bởi cholinesterase huyết tương. Kết quả là acid para-aminobenzoic và Diethylaminoethanol.
Hiệu quả của thuốc sẽ xuất hiện nhanh (2 – 5 phút) nhưng thời gian tác dụng chỉ khoảng 1 giờ.
Procain có tỉ lệ kết hợp với protein huyết tương là 6% và nửa đời thải trừ khoảng 40 – 84 giây.
Khoảng 30% diethylaminoethanol sẽ được thải trừ qua nước tiểu, còn lại sẽ được chuyển hóa trong gan.
Khoảng 80% acid para-aminobenzoic sẽ được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng liên hợp hoặc chưa biến đổi, còn lại sẽ được chuyển hóa trong gan.
Procain có thể truyền qua thai.
3 Tác dụng và chỉ định
Hiện tại, Procain không được sử dụng nhiều vì thời gian tác dụng ngắn, tác dụng giảm đau không mạnh và có tác dụng độc mạnh hơn so với các loại thuốc gây tê khác. Ngoài ra, nó còn dễ gây ra sốc phản vệ.
Tuy nhiên, Procain vẫn có thể được sử dụng trong một số trường hợp như:
- Gây tê tiêm thấm và tê vùng
- Gây tê tủy sống.
- Phong bế dây thần kinh giao cảm hoặc dây thần kinh ngoại biên để giảm đau.
4 Chống chỉ định
Block tâm nhĩ – thất độ 2, 3.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
Người thiếu hụt cholinesterase.
Mẫn cảm với Procain.
Procain chống chỉ định trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng máu hoặc nhiễm khuẩn tại chỗ gây tê, hoặc đang mắc bệnh về não và tủy, chẳng hạn như viêm màng não hay bệnh giang mai.
Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng hạ huyết áp hoặc đang dùng thuốc nhóm Sulfamid hoặc thuốc kháng Cholinesterase, procain cũng không nên sử dụng.
Chống chỉ định cho người bệnh bị nhược cơ.
Xem thêm thông tin về hoạt chất: PROPOFOL
5 Liều dùng và cách dùng
5.1 Gây tê tủy sống
Mức độ gây tê | Thể tích dung dịch 10% (ml) | Thể tích dịch để pha loãng (ml) | Tổng liều (mg) | Vị trí tiêm(khoảng giữa đốt sống lưng) |
---|---|---|---|---|
Vùng đáy chậu | 0,5 | 0,5 | 50 | Thứ 4 |
Vùng đáy chậu và chi dưới | 1 | 1 | 100 | Thứ 3 hoặc thứ 4 |
Tới bờ sườn | 2 | 2 | 200 | Thứ 3 hoặc thứ 4 |
5.2 Gây tê tiêm thấm
Người lớn: Dung dịch 0,35 hoặc 0,5 % liều 350-600mg.
Trẻ em: Liều tối đa 15mg/kg với dung dịch 0,5%
5.3 Phong bế thần kinh
Dung dịch 0,5% dùng tới 200ml.
Dung dịch 1% dùng tới 100ml.
Dung dịch 2% dùng tới 50ml.
Tổng liều tối đa là 1000mg.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Bupivacaine
6 Tác dụng phụ
ADRs tại TKTW, tủy sống và các cơ quan khác thường là kết quả của mức độ Procain trong máu cao do sử dụng quá liều hoặc việc hấp thu thuốc quá nhanh do tiêm bất cẩn vào mạch máu.
Kỹ thuật gây tê tủy sống sai, liều dùng không đúng cũng có thể dẫn đến sự giảm huyết áp và ngừng thở do ức chế tủy sống quá mạnh.
Thuốc cũng có thể gây ra phản ứng mẫn cảm hoặc đặc tính dị ứng hoặc giảm khả năng hấp thu với liều bình thường.
Rất ít trường hợp gặp phản ứng ADR (ít hơn 1 trong 100 trường hợp).
TKTW: Có thể gặp các triệu chứng như kích thích, choáng váng, nhìn mờ, co giật, tuy nhiên cũng có thể gặp người bệnh có dấu hiệu như buồn ngủ, co giật, hôn mê, ngừng hô hấp.
Tủy sống: Có thể gặp ức chế tủy sống dẫn đến giảm co bóp, huyết áp, và nhịp tim. Trong một số trường hợp có thể gặp tăng huyết áp, chậm nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
Da: Thường gặp tổn thương da dạng phản ứng dị ứng chậm, mụn đầu đen, và phù Quincke. Tuy nhiên, trên thực tế, các test da để phát hiện dị ứng với procain không quan trọng.
Giống như các thuốc gây tê tại chỗ khác, procain rất ít gặp phản ứng dạng sốc phản vệ. Không có sự liên quan giữa liều lượng và phản ứng sốc phản vệ.
Khi gây tê tủy sống, có thể gặp một số ADRs như các thuốc gây tê khác trên thần kinh, tủy sống, hô hấp và tiêu hoá.
Thần kinh: Có thể gặp đau đầu sau khi gây tê tủy sống, hội chứng màng não, mất định hướng, rung giật, viêm màng nhện, và liệt.
Tủy sống: Có thể gặp giảm huyết áp do liệt trung tâm vận mạch và tích tụ máu trong khoang tĩnh mạch.
Hô hấp: Có thể gặp rối loạn hô hấp hoặc liệt hô hấp do nồng độ thuốc gây tê quá cao tại vùng tủy, ngực, và cổ.
Tiêu hoá: Có thể gặp buồn nôn và nôn.
7 Tương tác thuốc
Aminophyllin, Barbiturates, Magnesium sulfate, Phenytoin Sodium, Sodium Bicarbonate và Amphotericin B : Chống chỉ định.
Các chất chống cholinesterase có thể gây ức chế hoạt động, tăng nguy cơ nhiễm độc và tăng tác động phụ.
Các chất dịch mạch như Epinephrine giảm tốc độ hấp thu và giữ lâu hại tủy.
Sulfonamid và Acid salicylic có thể bị cholinesterase ức chế hoạt động, giảm hiệu quả của chúng.
Acetazolamide kéo dài thời gian tác dụng.
Procain có thể tăng tác dụng của Suxamethonium trên thần kinh-cơ.
8 Thận trọng khi sử dụng Procain
Thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Procain cần được sử dụng cẩn thận khi cho người bệnh có rối loạn nhịp tim, block nhĩ hoặc sốc, vì nó có thể làm tăng độ dài khoảng QT và có độc tính đối với tim.
Tỷ lệ an toàn và hiệu quả gây tê tủy sống phụ thuộc vào liều lượng, kỹ thuật gây tê, và tình trạng của từng bệnh nhân, do đó cần chọn liều lượng thấp nhất có tác dụng gây tê nhưng không làm tăng nồng độ thuốc quá cao trong máu và các tác dụng phụ.
Người bệnh có chuyển dạ đẻ, cao tuổi, suy nhược, hoặc suy gan cần giảm liều lượng. Nếu bệnh nhân có tình trạng như sốc, tăng huyết áp, thiếu máu, tổn thương thận, rối loạn chuyển hóa, tắc ruột, viêm màng bụng, thì cần phải cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định sử dụng Procain.
Dung dịch procain có thể chứa natri Disulfit hoặc natri sulfit, vì vậy có thể gây ra các phản ứng kiểu dị ứng, thậm chí gây sốc
9 Cách bảo quản
Ở nhiệt độ 6 độ C thời hạn sử dụng của dung dịch là 5 tuần, nhưng ở nhiệt độ -10 °C thì thời hạn sử dụng của dung dịch tăng lên đến 9 tuần.
Dung dịch Procain HCl có pKa 9,1 và pH 3-5,5 cần được bảo quản ở nhiệt độ 15-30 độ C. Không được làm đông lạnh dung dịch thuốc.
Tránh ánh sáng.
Trước khi dùng cần kiểm tra dung dịch thuốc. Nếu có vẩn đục hoặc có đổi màu, không sử dụng thuốc.
10 Các dạng bào chế phổ biến
Procain Hydrochlorid có trong Danh mục thuốc thiết yếu tân dược ban hành lần thứ VI, năm 2013, và cũng có trong Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế năm 2015.
Procain được bào chế dạng nào thuốc tiêm với hàm lượng:
Dung dịch tiêm Procain 1%, ống 1ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml.
Dung dịch tiêm Procain 2%, ống 2 ml, 5ml, 10 ml, 20 ml.
Dung dịch tiêm Procain 10%.
Thuốc Procain biệt dược gốc là Novocain.
Ngoài biệt dược gốc này ra còn có các sản phẩm nổi tiếng chứa trên thị trường hiện nay như các thuốc sau đây:
11 Tài liệu tham khảo
Dược Thư Quốc Gia 2( cập nhật năm 2018), Procain, Trang 1183-1185. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
Nafiz K. Sheikh; Anterpreet Dua( cập nhật ngày 15 tháng 3 năm 2022), Procaine, PubMed. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.