Praziquantel

Bài viết biên soạn theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

PRAZIQUANTEL 

Tên chung quốc tế: Praziquantel.

Mã ATC: P02BA01. 

Loại thuốc: Thuốc điều trị sán.

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén: 150 mg, 500 mg, 600 mg.

2 Dược lực học 

Praziquantel là một thuốc trị giun sán phổ rộng, dẫn xuất từ pyrazinoisoquinolin. 

Cơ chế tác dụng chính xác của thuốc đối với sán lá và sán dây chưa được biết đầy đủ. Một trong những cơ chế chính của thuốc là làm tăng tính thấm của màng tế bào, gây cạn kiệt calci nội bào, gây co cơ và làm mất khả năng vận động của giun sán.

Đối với sán lá, thuốc gây chết trực tiếp in vivo. Thuốc làm sản lá chết hoặc đang chết rời khỏi nơi cư trú thường xuyên ở tĩnh mạch mạc treo ruột hoặc vùng chậu (đám rối tĩnh mạch bàng quang) để vào gan và bị giữ lại đó và ở đó xảy ra phản ứng mô của vật chủ (như thực bào). Thuốc đã nhanh chóng gây ra các hốc khu trú trên mặt ngoài của sán, làm tan rã tổ chức ở đó. Các bạch cầu ưa eosin đến bám vào đó, thâm nhập sâu vào bên trong để làm tiêu dần các phần bên trong. S. mansoni đực nhạy cảm với thuốc hơn sán cái, còn S. haematobium cái nhạy cảm hơn sán đực.

Đối với sản dây, thuốc không làm chết in vivo, nhưng làm sản phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên ở ruột. Sự di chuyển này là do thuốc tác động vào miệng hút của sản. In vitro, tác dụng của praziquantel đối với sản dây phụ thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ thấp (1 – 10 nanogam/ml), thuốc kích thích sản chuyển động và tác. động vào miệng hút. Khi nồng độ tăng lên (10 – 100 nanogam/ml), dây đốt sán co lại và ở nồng độ cao hơn (trên 1.000 nanogam/ml), dây đốt sán co lại tức thời và vĩnh viễn. Thuốc cũng gây các hốc khu trú và gây tan rã ở mặt ngoài (da) sán, khu trú ở vùng cổ (là vùng phát triển) của sán. Các đốt sán ở phần trung tâm và phía sau của dây sản không bị tác động.

3 Phổ tác dụng 

Sán máng Schistosoma các loại (S. haematobium, S. japonicum, S. mansoni, S. mekongi), ở tất cả giai đoạn cấp và mạn tính, kể cả nhiễm Schistosoma thần kinh;

Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini (sán lá gan ở Đông Nam Á); 

Một số loại sán lá khác: Fasciolopsis buski (sán lá ruột lớn), Heterophyes heterophyes (sán lá ruột), Paragonimus westermani, P. heterotremus (sán lá phổi). Không có tác dụng đối với Fasciola hepatica (sán lá gan lớn ở cừu); 

Sán dây gây bệnh ở người: Diphyllobothrium latum (sán cá), Dipylidium caninum (sán chó, sán mèo), Taenia saginata (sán dây bò), T. solium (sán dây lợn), T. Asiatica (sán dẫy Châu Á), Hymenolepsis nana (sán lùn); 

Praziquantel có tác dụng đối với các sán nhạy cảm ở các giai đoạn ấu trùng, chưa trưởng thành và trưởng thành. Thuốc đã được dùng để điều trị hiệu quả bệnh ấu trùng sán dây lợn. 

4 Dược động học 

4.1 Hấp thu

Thuốc hấp thu tốt sau khi uống. Khoảng 80% liều uống được hấp thu qua đường tiêu hóa; tuy nhiên, do thuốc phải qua chuyển hóa mạnh bước đầu ở gan, nên chỉ một phần nhỏ thuốc vào được tuần hoàn chung dưới dạng không đổi. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh khoảng 1 – 3 giờ sau khi uống liều thông thường. Khoảng 80% thuốc gắn vào protein huyết tương.

4.2 Phân bố

Nồng độ thuốc trong dịch não tủy bằng 14 – 20% nồng độ thuốc (thuốc tự do + gắn) trong huyết tương. Thuốc phân bố vào sữa mẹ với nồng độ khoảng 25% nồng độ thuốc trong huyết thanh mẹ. 

4.3 Thải trừ

Nửa đời trong huyết thanh khoảng 0,8 – 1,5 giờ ở người lớn có chức năng gan và thận bình thường. Nửa đời trong huyết thanh của các chất chuyển hóa của thuốc khoảng 4 – 5 giờ. Thuốc chuyển hóa nhanh và mạnh, chủ yếu ở gan, thông qua hydroxyl hóa thành các chất chuyển hóa monohydroxyl và polyhydroxyl.

Praziquantel và các chất chuyển hóa được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Sau khi uống một liều duy nhất, khoảng 70 – 80% liều được bài tiết vào nước tiểu trong 24 giờ, chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa; dưới 0,1% liều thuốc bài tiết vào nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa. Tuy bài tiết qua nước tiểu có thể chậm ở người có tổn thương thận, không có tích lũy thuốc dưới dạng không chuyển hóa.

5 Chỉ định 

Tất cả các loài sán máng gây bệnh cho người (S. haematobium, S. japonicum, S. mansoni, S. mekongi). 

Sán lá gan (Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini).

Sán lá phổi (Paragonimus heterotremus). 

Sán lá ruột (Fasciolopsis buski). 

Sán dây (Taenia saginata, Taenia asiatica, Taenia solium) và ấu trùng sán dây lợn (Taenia solium).

6 Chống chỉ định 

Quá mẫn với thuốc.

Nang sán trong mắt. 

Sử dụng đồng thời với các chất gây cảm ứng CYP450 mạnh như rifampicin.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

7 Thận trọng 

Khổng lái xe, điều khiển máy móc trong khi uống thuốc và cả 24 giờ sau khi uống praziquantel vì thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Cũng cần thận trọng với những người bệnh có tiền sử co giật. Thận trọng khi điều trị bệnh ấu trùng sán máng thần kinh, phải cho người bệnh nhập viện trong thời gian điều trị. 

Thận trọng đối với người có nhịp tim không đều. Trong khi điều trị bằng praziquantel, phải giám sát nhịp tim.

Thận trọng với người có gan to do sán máng, chuyển hóa praziquantel ở gan có thể bị giảm làm nồng độ thuốc ở dạng không chuyển hóa tăng cao và kéo dài hơn. 

Thận trọng khi dùng thuốc cho người trên 65 tuổi vì người cao tuổi có nhiều khả năng có chức năng thận giảm, nguy cơ nhiễm độc thuốc cao hơn. 

Ấu trùng sán lợn thể mắt phải điều trị chống viêm hoặc ngoại khoa trước khi điều trị bằng praziquantel. 

Người đang bị bệnh cấp tính hoặc bị các bệnh suy tim, suy gan, suy thận mạn tính. 

Kiêng rượu bia và các chất kích thích.

Độ an toàn của thuốc ở trẻ em dưới 4 tuổi chưa được xác định.

7.1 Thời kỳ mang thai 

Không nên dùng thuốc cho người mang thai do chưa có nghiên cứu đầy đủ, chống chỉ định dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

7.2 Thời kỳ cho con bú 

praziquantel 3
Không nên cho con bú trong khi dùng thuốc và cả sau khi ngừng thuốc 72 giờ

Praziquantel tiết vào sữa mẹ. Không nên cho con bú trong khi dùng thuốc và cả sau khi ngừng thuốc 72 giờ. Trong thời gian này, sữa phải được vắt và bỏ đi. 

8 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

ADR hay gặp nhưng thường nhẹ và nhanh hết.

8.1 Thường gặp 

Toàn thân: sốt, đau đầu, khó chịu. Thần kinh: chóng mặt, buồn ngủ. 

Tiêu hóa: đau bụng hoặc co cứng bụng, kém ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy lẫn máu, chán ăn, đau quặn bụng, muốn đi đại tiện, tiêu chảy. 

8.2 Ít gặp 

Da: phát ban, ngứa. 

Cơ xương khớp: đau thắt lưng, đau cơ, đau khớp.

Tim mạch: đánh trống ngực, đổ mồ hôi, rối loạn nhịp tim.

8.3 Hiếm gặp 

Gan: tăng enzym gan.

Da: mày đay. 

Máu: gia tăng bạch cầu ái toan. 

Đối với hầu hết những người bệnh mắc ấu trùng sán ở não dùng praziquantel thường gặp các ADR trên hệ thần kinh gồm: đau đầu, sốt cao, co giật, động kinh, tăng áp lực nội sọ, có thể là do đáp ứng viêm với ký sinh trùng đã và đang chết ở trong hệ TKTW.

9 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Để giảm ADR nặng ở những người bệnh mắc ấu trùng sán ở não hoặc ấu trùng sán ở mắt, cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị Ưu tiên điều trị co giật, động kinh và chống viêm trước khi sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng; tẩy sán trưởng thành trước khi điều trị ấu trùng sán dây lợn; chỉ sử dụng thuốc đặc hiệu trong trường hợp ấu trùng sán lợn ở não gây não úng thủy, nang sán ký sinh trong não thất hoặc nang sán ở mắt.

10 Liều lượng và cách dùng 

praziquantel 1
Liều lượng và cách dùng Praziquantel

10.1 Cách dùng 

Praziquantel thường uống trong bữa ăn. Thuốc không nên nhai vì vị đẳng có thể gây buồn nôn hoặc nôn nhưng có thể bẻ làm 2 hoặc 4 phần để dùng từng liều riêng. Để tránh bị nghẹn ở trẻ em dưới . 6 tuổi, có thể nghiền nát thuốc hoặc làm tan rãi và trộn với thức ăn lỏng (sử dụng viên nén nghiền nát hoặc tan rã trong vòng 1 giờ sau khi trộn). 

10.2 Liều lượng 

Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi:

  • Sán máng: 60 mg/kg/ngày, chia 3 lần, hoặc 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần (với khoảng cách dùng thuốc từ 4 – 6 giờ), có thể dùng liều duy nhất 40 – 60 mg/kg/ngày. Dùng trong 1 ngày. 
  • Sán lá gan Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini: 75 mg/ kg/ngày, chia 3 lần (với khoảng cách dùng thuốc từ 4 – 6 giờ), có thể dùng liều duy nhất 40 – 50 mg/kg/ngày. Dùng trong 1 – 2 ngày.
  • Sán lá phổi (Paragonimus heterotremus): 75 mg/kg/ngày, chia . 3 lần, cách nhau 4 – 6 giờ × 2 ngày.
  • Sán lá ruột (Fasciolopsis buski): 25 mg/kg/ngày × 3 lần/ngày hoặc uống 1 liều duy nhất 40 mg/kg sau khi ăn no. 
  • Sán dây (Taenia saginata, Taenia solium, Taenia asiatica): Liều 15 – 20 mg/kg, liều duy nhất uống sau ăn 1 giờ. 
  • Ấu trùng sán dây lợn: 50 mg/kg/ngày, chia 3 lần, uống sau ăn × 15 ngày (corticoid được khuyến cáo sử dụng đồng thời và trong suốt quá trình điều trị bằng praziquantel).

Người suy thận: Không cần điều chỉnh liều. 

Người suy gan: Nhà sản xuất không có khuyến cáo về điều chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan. Tuy nhiên, nồng độ thuốc sẽ tăng ở bệnh nhân suy gan vừa và nặng.

11 Tương tác thuốc 

Tránh dùng đồng thời Rifampicin với praziquantel: Rifampicin là một chất gây cảm ứng mạnh của isoenzym CYP và có thể làm nồng độ thuốc giảm xuống dưới mức điều trị. 

Thuốc chuyển hóa do enzym gan, do đó dùng đồng thời với thuốc làm tăng hoạt tính isoenzym CYP (ví dụ carbamazepin, Dexamethason, Phenytoin, Phenobarbital) có thể làm giảm nồng độ praziquantel trong huyết tương. Ngược lại, dùng đồng thời praziquantel với các thuốc làm giảm hoạt tính của isoenzym CYP (như cimetidin, Erythromycin, itraconazol, ketoconazol) có thể làm tăng nồng độ praziquantel trong huyết tương. 

Cloroquin: Làm giảm nồng độ praziquantel, cơ chế tương tác chưa rõ. 

praziquantel 2
Không sử dụng Praziquantel cùng với nước ép bưởi

Nước ép bưởi: Làm tăng nồng độ đỉnh trong huyết tương và Diện tích dưới đường cong (AUC) của praziquantel. Chưa đánh giá được độ an toàn và tính hiệu quả của thuốc. 

Oxamniquin: Ý nghĩa lâm sàng chưa rõ, praziquantel và oxamniquin có tác dụng hiệp đồng chống sán máng S. mansoni.

12 Quá liều và xử trí 

Rất ít thông tin về ngộ độc cấp praziquantel. Dùng thuốc nhuận tràng tác dụng nhanh khi uống praziquantel quá liều.

Cập nhật lần cuối: 2019. 

Để lại một bình luận