Bài viết biên soạn theo
Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba
Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022
PRAMIPEXOL
Tên chung quốc tế: Pramipexole.
Mã ATC: N04BC05.
Loại thuốc: Thuốc điều trị Parkinson, chất chủ vận dopamin.
1 Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc có thể dùng dưới dạng muối pramipexol dihydroclorid monohydrat hoặc pramipexol base. Trong đó 125 microgam pramipexol dihydroclorid monohydrat = 88 microgam pramipexol base.
Viên nén thông thường: 0,125 mg; 0,25 mg; 0,5 mg; 0,75 mg; 1 mg; 1,5 mg (tính theo pramipexol dihydroclorid monohydrat). Viên nén giải phóng kéo dài: 0,375 mg; 0,75 mg; 1,5 mg, 2,25 mg; 3 mg; 3,75 mg; 4,5 mg (tính theo pramipexol dihydroclorid monohydrat).
2 Dược lực học
Pramipexole là một chất chủ vận của dopamin, thuốc gắn chọn lọc và đặc hiệu trên receptor dopamin, ái lực mạnh trên receptor dopamin D3 hơn so với receptor D2, D4. Thuốc có ái lực tương đối với receptor alpha2 – adrenergic nhưng ít hoặc không có ái lực với receptor alpha1 – hoặc beta-adrenergic, acetylcholin, dopamin D1 hoặc serotonin. Cơ chế tác dụng của pramipexol trong điều trị bệnh Parkinson vẫn còn chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy, các triệu chứng của bệnh Parkinson liên quan đến giảm nồng độ dopamin ở vùng thể vẫn. Pramipexol có tác dụng kích thích trực tiếp các receptor dopamin hậu synap ở vùng thể vận giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Thuốc thường được dùng khi sử dụng một mình Levodopa không đủ kiểm soát hoàn toàn triệu chứng. Chưa rõ cơ chế tác dụng của thuốc trong điều trị hội chứng chân không nghỉ. Tuy nhiên các bằng chứng dược lý thần kinh cho thấy có thể liên quan đến hệ dopaminergic.
3 Dược động học
3.1 Hấp thu
Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn trên Đường tiêu hóa Sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc > 90%. Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 – 3 giờ với viên nén thông thường và 6 giờ với viên giải phóng kéo dài.
3.2 Phân bố
Thể tích phân bố của thuốc lớn, khoảng 400 lít. Thuốc ít liên kết với protein huyết tương (<20%). Trong 1 nghiên cứu trên chuột, nồng độ thuốc trong não cao gấp 8 lần so với trong huyết tương
3.3 Chuyển hóa
Chỉ 1 phần nhỏ thuốc (< 10%) bị chuyển hóa.
3.4 Thái trừ
Sau khi uống, phần lớn thuốc (90%) được thải trừ nguyên vẹn qua thận, chi 2% được thải trừ vào phân. Độ thanh thải tổng của thuốc xấp xỉ 500 ml/phút, trong đó độ thanh thải qua thận xấp xỉ 400 ml/phút. Nửa đời thải trừ của thuốc ở người trẻ là 8 giờ, ở người cao tuổi là 12 giờ.
4 Chỉ định
Dùng đơn độc hoặc phối hợp với levodopa trong điều trị dấu hiệu và triệu chứng bệnh Parkinson vô căn.
Điều trị triệu chứng hội chứng chân không nghỉ vô căn từ trung bình đến nặng.
5 Chống chỉ định
Mẫn cảm với pramipexol.
6 Thận trọng
Thuốc có thể gây ảo giác, hưng cảm và hoang tưởng. Bệnh nhân và người nhà cần được thông báo về các nguy cơ này. Giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu các triệu chứng gia tăng.
Thuốc có thể gây hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn vận động. Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân có rối loạn vận động. Giảm liều levodopa nếu điều này xảy ra.
Thuốc có thể gây ngủ gật hoặc ngủ gà. Bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ này. Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc trong suốt quá trình điều trị với pramipexol. Bệnh nhân đã từng bị ngủ gà hoặc ngủ gật khi dùng pramipexol nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc. Xem xét giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu cần. Thận trọng khi sử dụng đồng thời pramipexol với các thuốc an thần hoặc rượu. Thận trọng khi dùng thuốc trên người cao tuổi do có thể nhạy cảm hơn với ADR này. Bệnh nhân và người chăm sóc nên được cảnh báo báo về các hành vi rối loạn kiểm soát ham muốn bao gồm tăng ham muốn tình dục, ám ảnh tình dục, nghiện mua sắm, nghiện cờ bạc, ăn vô độ liên quan đến việc sử dụng các thuốc chủ vận dopamin. Giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu các triệu chứng trầm trọng hơn.
Thuốc có thể gây các ADR trên tâm thần hoặc thay đổi hành vi. Chi sử dụng thuốc trên các bệnh nhân có các bệnh lý rối loạn tâm thần nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ.
Thuốc có thể gây bất thường tầm nhìn, cần kiểm tra mắt thường xuyên. Thuốc gây hạ huyết áp tư thế. Bệnh nhân Parkinson thưởng giảm khả năng đáp ứng với sự thay đổi tư thế. Thận trọng khi sử dụng thuốc trên các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tụt huyết áp, bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch nặng, cần kiểm soát huyết áp đặc biệt giai đoạn đầu điều trị hoặc khi tăng liều.
Thuốc có thể gây hội chứng an thần kinh ác tính khi giảm liều nhanh, ngừng thuốc hoặc thay đổi trị liệu. Giảm dần liều có thể giảm nguy cơ tăng thân nhiệt và lú lẫn.
Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân suy thận, hiệu chỉnh liều nếu cần.
6.1 Thời kỳ mang thai
Chưa đủ dữ liệu chứng minh tính an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai. Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.
6.2 Thời kỳ cho con bú
Pramipexole gây giảm tiết sữa ở mẹ do ức chế sản sinh prolactin. Chưa rõ thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Do chưa đủ dữ liệu chứng minh, không nên dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên nếu việc dùng thuốc không thể tránh khỏi, nên ngừng cho trẻ bú mẹ.
7 Tác dụng không mong muốn (ADR)
7.1 Rất thường gặp
Thần kinh: rối loạn vận động, chóng mặt, ngủ gà.
Tiêu hóa: buồn nôn.
7.2 Thường gặp
TKTW ác mộng, rối loạn kiểm soát ham muốn, rối loạn cưỡng
bức, lú lẫn, ảo giác, mất ngủ, đau đầu.
Mắt: suy giảm thị lực bao gồm chứng nhìn đôi, nhìn mờ, giảm thị lực (ít gặp trong hội chứng chân không nghỉ). Mạch: hạ huyết áp.
Tiêu hóa: táo bón, nôn.
Toàn thân: mệt mỏi, phù ngoại vi (thường gặp trong điều trị Parkinson, ít gặp trong hội chứng chân không nghỉ).
Khác: chán ăn, giảm cân (thường gặp trong điều trị Parkinson, ít gặp trong hội chứng chân không nghỉ).
7.3 Ít gặp
Nhiễm trùng: viêm phổi.
Nội tiết: bất thường trong bài tiết Hormon chống bài niệu.
TKTW: ham ăn, nghiện mua sắm, hoang tưởng, tăng ham muốn tình dục, rối loạn ham muốn tình dục, nghiện cờ bạc, hoạt động liên tục không nghỉ, mê sảng, mất trí nhớ, tăng vận động, ngủ gật, ngất.
Tim: suy tim.
Hô hấp: khó thở, nấc cụt.
Da: mẫn cảm, ngứa, phát ban.
Khác: tăng cân.
7.4 Hiếm gặp
Tâm thần: hưng cảm.
7.5 Chưa xác định được tần suất
Hội chứng cai thuốc bao gồm thờ ơ, lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, tăng Bệnh nhân suy thận: tiết mồ hôi, đau.
7.6 Hướng dẫn cách xử trí ADR
Giảm liều pramipexol trên các bệnh nhân có ảo giác, hưng cảm và hoang tưởng, rối loạn vận động, rối loạn kiểm soát ham muốn, ngủ gà. Ngừng thuốc nếu các triệu chứng trầm trọng hơn. Thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế, bệnh nhân cần tránh đứng lên đột ngột sau 1 thời gian ngồi hoặc nằm kéo dài đặc biệt trong các tuần đầu dùng thuốc.
8 Liều lượng và cách dùng
8.1 Cách dùng
Nên nuốt toàn bộ viên thuốc, tránh làm vỡ viên. Có thể uống vào bữa ăn hoặc không. Nên uống cùng 1 giờ vào mỗi ngày để tránh quên thuốc.
8.2 Liều lượng
(tính theo dạng muối pramipexol dihydroclorid monohydrat)
Người lớn và người cao tuổi:
8.2.1 Bệnh Parkinson
Viên nén thông thường: Khởi đầu với liều 0,125 mg, 3 lần/ngày; tăng dần liều mỗi 5 – 7 ngày.
Viên nén giải phóng kéo dài: Khởi đầu với liều 0,375 mg, 1 lần/ ngày; tăng dần liều mỗi 5 – 7 ngày.
Tuần | Viên nén thông thường (mg muối) | Viên nén giải phóng kéo dài (mg muối) | Tổng liều trong ngày (mg muối) |
1 | 3 x 0,125 | 0,375 | 0,375 |
2 | 3 x 0,25 | 0,75 | 0,75 |
3 | 3 x 0,5 | 1,5 | 1,5 |
Nếu việc tăng liều thêm là cần thiết, có thể tăng liều lên 0,75 mg mỗi tuần đến liều tối đa 4,5 mg/ngày. Tuy nhiên cần lưu ý, có thể tăng nguy cơ ngủ gà khi tăng liều > 1,5 mg/ngày.
Ngừng điều trị: Việc ngừng đột ngột có thể tăng nguy cơ hội chứng thần kinh ác tính. Nên giảm dần liều pramipexol 0,75 mg mỗi ngày đến tận khi liều hàng ngày còn 0,75 mg, sau đó giảm xuống 0,375 mg/ngày.
Bệnh nhân suy thận: Clcr > 50 ml/phút: Không cần hiệu chỉnh liều.
Viên nén thông thường:
Clcr từ 20 – 50 ml/phút: Khởi đầu 0,125 mg × 2 lần/ngày (tối đa 0,75 mg × 3 lần/ngày).
Clcr <20m/phút: Khởi đầu 0,125 mg, 1 lần/ngày (tối đa 1,5 mg/ngày).
Viên nén giải phóng kéo dài:
Clcr từ 30 – 50 ml/phút: Khởi đầu 0,375 mg, 2 ngày một lần. Có thể tăng liều đến 0,375 mg, 1 lần/ngày nhưng không sớm hơn 1 tuần sau khi khởi đầu điều trị. Nếu cần có thể tăng 0,375 mg mỗi liều mỗi 7 ngày, liều tối đa khuyến cáo là 2,25 mg, 1 lần/ngày.
Clcr <30 ml/phút: Không khuyến cáo.
Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều.
8.2.2 Hội chứng chân không nghỉ
Viên nén thông thường: Khởi đầu 0,125 mg, 1 lần/ngày trước khi đi ngủ 2 – 3 giờ. Có thể tăng liều lên gấp đôi mỗi 4 – 7 ngày nếu cần. Liều tối đa 0,75 mg/ngày.
Các bước chỉnh liều | Liều hàng ngày (mg muối) |
1 | 0,125 |
2* | 0,25 |
3* | 0,5 |
4* | 0,75 |
* Nếu cần |
Ngừng điều trị: Không cần giảm liều từ từ.
Bệnh nhân suy thận:
- Clcr > 60 ml/phút: Không cần hiệu chỉnh liều
- Clcr 20 – 60 ml/phút: Không cần hiệu chỉnh liều, tuy nhiên khoảng cách hiệu chỉnh liều nên tăng lên đến 14 ngày.
Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều.
Trẻ em: Do còn thiếu dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn của thuốc, không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi.
9 Tương tác thuốc
9.1 Các thuốc tránh phối hợp
Tránh phối hợp đồng thời pramipexol với các thuốc chống loạn thần, amisulprid, sulpirid.
9.2 Các thuốc cần thận trọng khi phối hợp
Tăng tác dụng/độc tính
Pramipexol làm tăng nồng độ/tác dụng của các thuốc sau: amifostin, bupropion, duloxetin, các thuốc gây hạ huyết áp.
Levodopa: Cần giảm liều levodopa, giữ nguyên liều các thuốc điều trị Parkinson khác trong khi tăng liều pramipexol.
Các thuốc làm tăng nồng độ/tác dụng của pramipexol: rượu, Alfuzosin, các thuốc hạ huyết áp, Brimonidin, các thuốc ức chế TKTW, diazoxid, các dược liệu có nguy cơ gây tụt huyết áp, methylphenidat, molsidomin, Nicorandil, obinutuzumab, pentoxifylin, các thuốc ức chế phosphodiesterase-5, các thuốc tương tự prostacyclin.
Các thuốc ức chế/cạnh tranh bài tiết ở thận theo cơ chế vận chuyển tích cực: Việc phối hợp làm giảm độ thanh thải của pramipexol. Thận trọng khi phối hợp pramipexol với cimetidin, amantadin, mexiletin, zidovudin, Cisplatin, quinin và procainamid. Cân nhắc giảm liều pramipexol nếu phải phối hợp.
Các thuốc làm giảm nồng độ/tác dụng của pramipexol: metoclopramid.
10 Quá liều và xử trí
10.1 Triệu chứng
Buồn nôn, nôn, tăng vận động, ảo giác, kích động, tụt huyết áp.
10.2 Xử trí
Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Nếu xuất hiện các dấu hiệu kích thích TKTW, các thuốc an thần có thể được sử dụng. Rửa dạ dày ruột, uống than hoạt, truyền dịch nên được chỉ định ngay khi phát hiện, theo dõi điện tâm đồ của bệnh nhân.
Cập nhật lần cuối: 2019.