Phospho

Phospho là khoáng chất được biết đến dồi dào thứ hai sau Canxi, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương, răng. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Phospho.

1 Phospho là gì?

1.1 Phosphorus là gì? Phosphorus hóa trị mấy?

Phospho hay Phosphorus là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn với ký hiệu là P, số nguyên tử là 15. Phospho thuộc nhóm phi kim và có đa hóa trị. Hóa trị có thể là 3 hoặc 5.

Tên gọi  xuất phát từ tiếng Hy Lạp với phoros có nghĩa là người hay vật mang, còn phôs có nghĩa là ánh sáng. Do Phospho phá xạ ra ánh sáng khi bị phơi ra trước oxy.

Danh pháp IUPAC: Phosphorus.

Trong tự nhiên, Phospho được tìm thấy trong đá phosphate vô cơ và cơ thể sống.

1.2 Lịch sử ra đời

Năm 1669, Hennig Brand người Đức đã tình cờ điều chế ra ra Phospho sau khi chưng cất nước tiểu để biến chúng thành vàng.

Brand đã cho bay hơi nước tiểu để chưng cất các muối và thu được một khoáng chất màu trắng phát sáng trong đêm và có thể cháy sáng rực rỡ. Và từ đây, cụm từ “lân quang”được sử dụng liên quan đến ánh sáng lân tinh, miêu tả chất phát sáng mà không cần cháy.

1.3 Đặc điểm cấu trúc

Phospho có số hiệu nguyên tử là 15
Phospho có số nguyên tử 15 trong bảng tuần hoàn

Phospho tồn tại dưới ba dạng thù hình cơ bản có màu trắng, đen hay đỏ, phổ biến nhất là Phospho đỏ (red phosphorus) và Phospho trắng.

Phospho trắng và Phospho đỏ chứa các mạng gồm các nhóm được phân bố kiểu tứ diện gồm 4 nguyên tử P. Tứ diện đỏ tạo thành các chuỗi còn tứ diện Phospho trắng tạo thành các nhóm riêng.

Trọng lượng nguyên tử là 30,97 g/mol.

1.4 Tính chất

Phosphorus trắng sau khi tiếp xúc với không khí hay nguồn nhiệt (phosphorus + oxygen) sẽ dẫn đến phản ứng cháy.

Phospho trắng rất độc hại đối với còn người trong khi các dạng thù hình khác như Phospho đỏ ít độc hơn nhiều. 

Tiếp xúc cấp tính (ngắn hạn) qua đường miệng với hàm lượng Phospho trắng cao ở người được đặc trưng bởi ba giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu bao gồm các tác dụng trên đường tiêu hóa;
  • Giai đoạn thứ hai không có triệu chứng và kéo dài khoảng hai ngày;
  • Giai đoạn thứ ba bao gồm tình trạng suy giảm nhanh chóng với các ảnh hưởng đến Đường tiêu hóa, cộng với ảnh hưởng nặng nề đến thận, gan, hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương (CNS).

Phơi nhiễm qua đường hô hấp đã dẫn đến kích ứng đường hô hấp và ho ở người. Phơi nhiễm mãn tính (lâu dài) với phốt pho trắng ở người dẫn đến hoại tử hàm.

2 Phosphorus có tác dụng gì?

2.1 Vai trò sinh học

Phospho là thành phần của xương, răng, DNA và RNA.

Ở dạng Phospholipid, Phospho cũng là thành phần của cấu trúc màng tế bào và là nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể, ATP. Nhiều protein và đường trong cơ thể bị phosphoryl hóa.

Ngoài ra, Phospho đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa phiên mã gen, kích hoạt enzyme, duy trì độ pH bình thường trong dịch ngoại bào và dự trữ năng lượng nội bào.

Ở người, Phospho chiếm khoảng 1 đến 1,4% khối lượng không có chất béo. Trong số này, 85% tồn tại ở xương và răng, 15% còn lại được phân bố khắp máu và các mô mềm.

Nhiều loại thực phẩm khác nhau có chứa Phospho, chủ yếu ở dạng phosphate và este phosphate. Tuy nhiên, Phospho trong các loại hạt và bánh mì không men tồn tại ở dạng axit phytic, dạng dự trữ. Bởi vì ruột người thiếu enzyme phytase nên nhiều Phospho ở dạng này không thể hấp thu được. Phốt pho được hấp thu thụ động ở ruột non, mặc dù một số được hấp thu bằng vận chuyển tích cực.

Phospho và Canxi có mối liên hệ với nhau nhờ các hormone, chẳng hạn như Vitamin D và hormone tuyến cận giáp (PTH), điều chỉnh quá trình chuyển hóa của cả hai khoáng chất. Ngoài ra, Phospho và canxi tạo nên hydroxyapatite, thành phần cấu trúc chính trong xương và men răng. Sự kết hợp của lượng tiêu thụ Phospho cao với lượng canxi tiêu thụ thấp làm tăng mức PTH huyết thanh.

Mặc dù tình trạng Phospho không được đánh giá một cách điển hình nhưng phosphate có thể được đo trong cả huyết thanh và huyết tương. Ở người lớn, nồng độ phosphate bình thường trong huyết thanh hoặc huyết tương là 2,5 đến 4,5 mg/dL (0,81 đến 1,45 mmol/L). Hạ phosphate máu được định nghĩa là nồng độ phosphate huyết thanh thấp hơn mức thấp nhất của phạm vi bình thường, trong khi đó nồng độ cao hơn mức cao nhất của phạm vi cho thấy tăng phosphate máu. Tuy nhiên, nồng độ phosphate trong huyết tương và huyết thanh không nhất thiết phản ánh hàm lượng Phospho trong toàn cơ thể

2.2 Thừa Phospho

Rất hiếm khi xảy ra dư thừa Phospho trong máu, thông thường chỉ khi chức năng thận suy giảm, như suy thận mãn tính, cơ thể không thể bài tiết phosphate một cách hiệu quả và nồng độ trong huyết thanh tăng lên.

Ngoài ra, khi trong chế độ ăn có quá nhiều Phospho, bổ sung Phospho qua các thực phẩm bổ sung không hợp lý, bổ sung không đủ canxi cũng có thể gây ra dư thừa Phospho.

Mức Phospho quá cao có thể gây ra biến chứng y tế như bệnh tim, đau khớp, mệt mỏi, tiêu chảy, cứng các cơ và mô mềm. Hàm lượng Phospho cao có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng những loại chất khoáng khác nhu Canxi, Magie, Kẽm, Sắt… 

2.3 Thiếu Phospho

Sự thiếu hụt Phospho thường không phổ biến, tình trạng này xảy ra khi cơ thể có hàm lượng chất khoáng này thấp. 

Chế độ ăn uống kém hoặc rối loạn ăn uống có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt Phospho.

Các tình trạng bệnh ký khác khiến Phopsho suy giảm bao gồm bệnh tiểu đường (nhiễm toan đái tháo đường), nghiện rượu và rối loạn di truyền, cường tuyến cận giáp, khiếm khuyết ống thận, dùng thuốc (thuốc kháng acid)…

Biểu hiện khi bạn bị thiếu Phospho là những triệu chứng liên quan đến xương (đau xương, xương mỏng manh dễ gãy hơn, nhuyễn xương), mệt mỏi, cứng khớp, lo lắng, bồn chồn, cáu gắt, rối loạn nhịp thở, tăng nguy cơ nhiễm trùng, lú lẫn, dị cảm… Những đứa trẻ không có đủ Phospho có thể gặp phải tình trạng tăng trưởng kém hoặc gặp các vấn đề về phát triển xương và răng.

3 Chỉ định – Chống chỉ định

3.1 Những ứng dụng trong lâm sàng

Khi mức bị thiếu Phospho, ta có thể bổ sung Phospho bằng cách bổ sung qua chế độ ăn uống, hầu hết các loại thực phẩm đều chứa Phospho, những thực phẩm giàu protein có thể kể đến là nguồn Phospho phong phú như: thịt, gia cầm, cá, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng hay ngũ cốc, khoai tây…

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa Phospho trên thị trường hiện nay.

3.2 Chống chỉ định

Không bổ sung Phospho bằng các thực phẩm bổ sung nếu cơ thể bệnh nhân đang dư thừa Phospho.

4 Liều dùng – Cách dùng

4.1 Lượng khuyến nghị

Các khuyến nghị về lượng Phospho và các chất dinh dưỡng khác được cung cấp trong Khẩu phần tham khảo chế độ ăn uống (DRIs) do Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) tại Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia phát triển. DRI là thuật ngữ chung cho một tập hợp các giá trị tham chiếu được sử dụng để lập kế hoạch và đánh giá lượng dinh dưỡng hấp thụ của người khỏe mạnh. 

Chế độ ăn uống khuyến nghị (RDA): Mức tiêu thụ trung bình hàng ngày đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gần như tất cả (97%–98%) người khỏe mạnh; thường được sử dụng để lập kế hoạch chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho cá nhân.

Lượng tiêu thụ đầy đủ (AI): Lượng tiêu thụ ở mức này được cho là để đảm bảo đủ dinh dưỡng; được thiết lập khi không đủ bằng chứng để phát triển RDA.

Khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA) đối với Phospho như sau:

Tuổi Nam giới Nữ giới Phụ nữ mang thai Phụ nữ cho con bú
Sơ sinh đến 6 tháng (*) 100 mg 100 mg    
7 tháng – 12 tháng (*) 275 mg 275 mg    
1 tuổi – 3 tuổi 460 mg 460 mg    
4 tuổi – 8 tuổi 500 mg 500 mg    
9 năm – 13 tuổi 1250 mg 1250 mg    
14 tuổi – 18 tuổi 1250 mg 1250 mg 1250 mg 1250 mg
Trên 19 tuổi 700 mg 700 mg 700 mg 700 mg

4.2 Cách dùng 

Thường bổ sung Phospho bằng đường uống, thông qua sử dụng thức ăn hay sử dụng thực phẩm bổ sung.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Artemether: Thuốc chống sốt rét – Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 2022

5 Tác dụng không mong muốn

Rủi ro sức khỏe do sử dụng Phospho quá mức:

Lượng Phospho hấp thu cao hiếm khi gây ra tác dụng phụ ở người khỏe mạnh. Mặc dù một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa lượng Phospho tiêu thụ cao (1.000 mg/ngày hoặc cao hơn) và các tác dụng phụ về tim mạch, thận và xương cũng như tăng nguy cơ tử vong, những nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ nào giữa lượng Phospho cao, lượng tiêu thụ và tăng nguy cơ mắc bệnh. 

6 Tương tác thuốc

Phospho có thể tương tác với một số loại thuốc và một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ đối với nồng độ phosphate:

Loại thuốc Tương tác
Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid có chứa Nhôm Hydroxyd, liên kết Phsspho trong ruột và việc sử dụng lâu dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn có thể dẫn đến giảm phosphate trong máu.

Những loại thuốc này cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu phosphate hiện có. Thuốc kháng acidcó chứa canxi cacbonat cũng làm giảm sự hấp thu Phospho trong chế độ ăn uống trong ruột.

Thuốc nhuận tràng

Một số thuốc nhuận tràng có chứa natri photphate và việc tiêu thụ những sản phẩm này có thể làm tăng nồng độ photphate huyết thanh.

Sau 13 báo cáo về trường hợp tử vong liên quan đến việc dùng một liều cao hơn mức khuyến cáo trên nhãn thuốc nhuận tràng có chứa natri photphate, FDA đã đưa ra cảnh báo rằng những sản phẩm này có thể gây nguy hiểm nếu dùng nhiều hơn liều khuyến cáo, đặc biệt ở những người mắc bệnh thận, bệnh tim hoặc mất nước .

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Berberin là thuốc gì? Có tác dụng gì? Có phải là kháng sinh không?

7 Thận trọng khi sử dụng Phospho

Việc thừa hay thiếu Phospho trên lâm sàng là không phổ biến trừ khi cơ thể đang mắc phải các bệnh lý cũng như đang sử dụng thuốc. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng các sản phẩm bổ sung Phospho khi không có chỉ định của bác sĩ.

Các thực phẩm bổ sung có chứa Phospho không thể thay thế chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, và sinh hoạt, tập luyện thể dục điều độ. Và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là cách an toàn, hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyến cáo để đáp ứng đủ lượng Phospho mà nhu cầu cơ thể cần.

Khi sử dụng các chế phẩm có chứa Phospho, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuyệt đối không dùng quá liều khuyến cáo hay chỉ định

8 Các câu hỏi thường gặp về hoạt chất Phospho

8.1 Có nên sử dụng Phospho cho trẻ em không?

Phospho là khoáng chất thiết yếu, cần thiết với sự phát triển xương, răng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ không được chẩn đoán hay có biểu hiện thiếu Phospho, bạn không nên tự ý bổ sung Phospho cho bé. Bởi Phospho có mặt trong hầu hết các loại thức ăn hàng ngày, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với lứa tuổi là cách đơn giản và an toàn nhất để bổ sung và phòng tránh thiếu Phospho cho trẻ.

8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Phospho không?

Tuy Phospho là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhu cầu Phospho tăng ở đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú nhưng bạn không nên tự ý bổ sung Phospho mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Các thức ăn hàng ngày hầu như đều có chứa Phospho, hơn nữa, các loại vitamin sử dụng cho mẹ bầu và mẹ đang cho con bú đôi khi cũng có chứa Phospho, vậy nên việc bổ sung thêm Phospho ngoài rất dễ khiến cơ thể bị dư thừa Phospho.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng sản phẩm chứa Phospho và bạn cũng nên thông báo với bác sĩ tất cả những sản phẩm bạn đang sử dụng để được tư vấn có nên bổ sung Phospho hay không.

9 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới

Polyme thơm chứa Phospho: Tổng hợp, cấu trúc, tính chất và ứng dụng trên màng     

Các polyme chứa Phospho đã thu hút được sự chú ý đặc biệt trong nhiều năm qua do các đặc tính hấp dẫn và ứng dụng rộng rãi của chúng. Các cấu hình liên kết ổn định khác nhau của các nguyên tử Phospho đã cho phép tổng hợp một số lượng lớn các monome và polyme ổn định với các đặc tính độc đáo và thú vị, như độ hòa tan hữu cơ được cải thiện, độ ổn định nhiệt tốt, độ bền cơ học và đặc tính vận chuyển tuyệt vời. 

Nhiều kỹ thuật biến đổi bề mặt vật lý và hóa học cho vật liệu đã được đề xuất để thiết kế vật liệu mới cho các ứng dụng tiên tiến. Các polyme có chứa Phospho sinh học được coi là ứng cử viên đáng tin cậy để tăng cường bề mặt vật liệu. Trong môi trường sinh lý, Phospho có thể được tìm thấy ở dạng tương tự như muối photphat hoặc phosphoester. Các phân tử sinh học chứa Phospho có nhiều vai trò quan trọng, bao gồm cả việc hình thành mã di truyền,… 

Các polyme có nguyên tử Phospho đã chứng tỏ được chất lượng vượt trội của chúng và tìm thấy ứng dụng trong một số lĩnh vực chuyên biệt. Trong những năm qua, một số hợp chất Phospho đã được phát triển và sử dụng để điều chế các loại polyme khác nhau bằng cách điều chỉnh các phương pháp trùng hợp khác nhau. Ngoài ra, một số chức năng hóa học và đơn vị cấu trúc hóa học đã được đưa vào khung polyme cho các ứng dụng khác nhau. 

10 Các dạng bào chế phổ biến

Phospho đã được bào chế trong các thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, hay thuốc Phospho ở dạng bột (trong các loại sữa), hay dạng viên nang, viên nén sủi, dạng thạch…

Trên thị trường hiện nay có các sản phẩm chứa Phospho như: Sữa NuBone Plus+, Sữa dê Kabrita số 1, 2, Blackmores Proactive Multi For 50+, Sữa bột Lean pro Hope, Kiddimom Milkcal, Sữa bột Leanmax Bone, Sữa bột Leanmax Rena, Green Vita, A-Z Fizz Doppelherz, Vitamix MultiVitamins A-Z…

Hình ảnh các sản phẩm chứa Phospho: 

Hình ảnh các sản phẩm chứa Phospho
Hình ảnh các sản phẩm chứa Phospho

11 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật ngày 20 tháng 08 năm 2023). Phosphorus, NCBI. Truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2023.
  2. Tác giả: Chuyên gia NIH (Cập nhật: ngày 04 tháng 05 năm 2023). Phosphorus Fact Sheet for Health Professionals, NIH. Truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2023.
  3. Tác giả: Arijit Ghorai và cộng sự (Ngày đăng: tháng 03 năm 2023). Phosphorus-containing aromatic polymers: Synthesis, structure, properties and membrane-based applications, ScienceDirect. Truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2023.
  4. Tác giả: Chuyên gia Healthline (Cập nhật: ngày 31 tháng 07 năm 2020). Phosphorus in Your Diet, Healthline. Truy cập ngày 25 tháng 08 năm 2023.

Để lại một bình luận