Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu cho mọi sự sống đã biết trên Trái Đất. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Nước.
1 Nước là gì?
Nước ở điều kiện bình thường là dạng chất lỏng trong suốt, không độc hại bao gồm hai nguyên tố cấu thành nên là hydro và oxy. Nước cần thiết cho sự sống và là dung môi được sử dụng rộng rãi nhất.
1.1 Nước trong hóa học gọi là gì? H2O có phải là Nước không?
Nước (công thức hóa học: H2O) là một chất lỏng trong suốt tạo thành các dòng suối, hồ, đại dương và mưa trên thế giới và là thành phần chính của chất lỏng của các sinh vật.
Nước là một hợp chất hóa học, một phân tử Nước chứa một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro được kết nối bằng liên kết cộng hóa trị.
Nước có vai trò như một dung môi lưỡng tính, một chất chuyển hóa của con người, Saccharomyces cerevisiae, Escherichia coli….
Nước không mùi, không vị, trong suốt khi ở trạng thái lỏng.
1.2 Trạng thái tồn tại
Nước là chất lỏng ở nhiệt độ và áp suất môi trường tiêu chuẩn, nhưng nó thường cùng tồn tại trên Trái đất với trạng thái rắn là băng; và trạng thái khí, hơi Nước.
Trọng lượng phân tử của Nước là 18,015 g/mol. Nhiệt độ sôi là 100 độ C, nhiệt hóa rắn là ở 0 độ C.
1.3 Tính chất hóa học của Nước
Nước có khả năng hòa tan hầu như mọi chất rắn hay khí mà nó tiếp xúc. Hòa tan vô hạn trong ethanol, methanol, acetone.
Nước có thể tác dụng với kim loại kiềm mạnh tạo Dung dịch base và khí hydro.
Nước tác dụng với oxit base và oxit acid cho dung dịch kiềm và dung dịch acid tương ứng.
Nước cũng có thể phản ứng với các Halogen hay một số muối khác…
Cấu trúc hóa học của Nước:
1.4 Vai trò của Nước
Nước vô cùng quan trọng, quyết định đến mọi hoạt động, sinh hoạt hay sản xuất…
Trong cơ thể người 60-80% là Nước, thiếu Nước có thể dẫn đến choáng, ngất thậm chí tử vong. Con người chỉ có thể tồn tại mà không uống Nước 3-4 ngày, đặc biệt là dưới thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, nhiệt độ cao…
Không chỉ con người mà các loài động vật, thực vật cũng cần Nước để tồn tại. Nước còn là môi trường sống của nhiều loài động, thực vật như cá, ốc, cua, hay rong biển, san hô…
Nước và các dạng tồn tại của Nước luân chuyển thành vòng tuần hoàn, từ Nước ở ao hồ, sông suối, đại dương, bốc hơi để tạo mây và mưa rơi xuống các khu rừng,… Nước giúp điều hòa không khí, khí hậu
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt hay giải trí của con người cũng không thể tách rời với Nước, Nước là thành phần, dung môi quan trọng trong sản xuất, thủy điện cung cấp điện năng và vệ sinh máy móc cũng rất cần có Nước, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người như nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ cũng không thể thiếu Nước….
2 Chỉ định
Trong y tế, Nước được chỉ định để pha loãng hoặc hòa tan thuốc để tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc sẽ sử dụng.
2.1 Những ứng dụng trong lâm sàng của Nước
Nước cần thiết trong khử khuẩn, vệ sinh tại bệnh viện, vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân.
Nước cần thiết trong sản xuất thuốc, trong sử dụng như uống thuốc hay để pha loãng các thuốc tiêm truyền…
3 Liều dùng – Cách dùng
Khi dùng Nước để pha dung dịch tiêm, truyền, cần pha theo đúng tỷ lệ và cách nhà sản xuất hướng dẫn.
Một ngày, cơ thể người bình thường cần uống khoảng 1,5 – 2 lít Nước để duy trì cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên, lượng Nước này còn tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, các yếu tố môi trường hay công việc từng người, cũng như các thực phẩm khác có chứa Nước như rau củ quả…
==>> Xem thêm về hoạt chất: Alatoin: Chất chống kích ứng cho làn da
4 Tác dụng không mong muốn
Bản thân Nước không độc hại và trên thực tế rất cần thiết cho sự sống. Các chất hòa tan trong Nước có thể độc hại, nhưng những tương tác đó được bao phủ bởi các nhóm phản ứng mà chất hòa tan đó thuộc về.
Một số tình trạng ngộ độc Nước đã được báo cáo khi bệnh nhân dùng một lượng Nước lớn trong thời gian ngắn khiến các chất điện giải bị pha loãng trong máu như gây hạ natri nguy hiểm đến tính mạng. Một số biểu hiện ngộ độc Nước như: đau đầu, tăng huyết áp, nhìn đôi, buồn nôn hoặc nôn, buốn ngủ, rối loạn thần kinh thậm chí là hôn mê, tử vong…
5 Tương tác thuốc
Nước phản ứng với nhiều chất, bao gồm kim loại kiềm, hydrua, tác nhân halogen hóa mạnh và chlorosilan… Những phản ứng này có thể nguy hiểm và có thể tạo ra khí dễ cháy hoặc khí độc, hoặc tạo ra nhiệt quá mức có thể gây ra hiện tượng tăng áp suất.
Một nguy cơ phản ứng khác là nhiệt trộn. Trộn các chất như axit sunfuric hoặc natri hydroxit với Nước có thể tạo ra nhiệt đáng kể.
Ngoài ra, Nước là dung môi tốt cho các phân tử phân cực, vì vậy nó có thể tạo thành dung dịch Nước nếu tiếp xúc với các phân tử đó.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Albumin: Lưu ý sử dụng dịch truyền trong lâm sàng – Dược thư Việt Nam
6 Thận trọng
Khi sử dụng Nước hàng ngày, bạn nên uống đủ lượng Nước và nên uống ít một, chia đều khoảng thời gian uống Nước trong ngày, để tránh tình trạng ngộ độc Nước do uống một lượng Nước lớn trong thời gian ngắn.
Khi sử dụng Nước vô trùng pha dung dịch tiêm truyền, chú ý vệ sinh tay và đeo gang tay khi tế khi thao tác, tránh gây nhiễm khuẩn Nước pha tiêm, và pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
7 Nước pha tiêm
Nước vô trùng để tiêm, USP, là Nước cất vô trùng, không chứa chất gây sốt, được đựng trong một hộp chứa liều duy nhất để tiêm tĩnh mạch sau khi thêm chất hòa tan thích hợp. Nó cũng có thể được sử dụng như một thùng chứa phân phối để sử dụng chất pha loãng.
Nước pha tiêm không có chất kháng khuẩn hoặc chất khác đã được thêm vào. Độ pH là 5,5 (5,0 đến 7,0). Độ thẩm thấu là 0.
Nước vô trùng để tiêm, USP chỉ được sử dụng để thay thế chất lỏng sau khi các chất phụ gia phù hợp được đưa vào để đạt được độ đẳng trương gần đúng và dùng làm phương tiện cho các loại thuốc phù hợp.
8 Tiêu chuẩn Nước tinh khiết theo Dược điển Việt Nam V
Nước tinh khiết dùng để pha các chế phẩm không yêu cầu vô khuẩn và không có chất gây sốt.
8.1 Sản xuất Nước tinh khiết nguyên liệu
Sản xuất từ Nước uống được bằng các phương pháp: cất, thẩm thấu ngược, trao đổi ion…
Nước tinh khiết nguyên liệu cần được bảo quản trong điều kiện thích hợp.
8.2 Tính chất cảm quan
Nước tinh khiết ở dạng lỏng, trong suốt, không có màu, mùi hay hương vị.
8.3 Các thông số kỹ thuật
Thông số | Điều kiện |
Carbon hữu cơ toàn phần |
Không quá 0,5 mg/l |
Độ dẫn điện | Ở 25 độ C độ dẫn điện nhỏ hơn hoặc bằng 5,1 μS-cm -1
Ở 30 độ C độ dẫn điện nhỏ hơn hoặc bằng 5,4 μS-cm -1 Ở 40 độ C độ dẫn điện nhỏ hơn hoặc bằng 6,5 μS-cm -1 |
Nitrat | Không được quá 0,2 phần triệu |
Nhôm | Không được quá 10 phần tỷ |
Kim loại nặng | Không được quá 0,1 phần triệu |
Nội độc tố | Không được quá 0,25 EU/ml |
9 Một số sản phẩm có Nước
10 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Chuyên gia Pubchem, (Cập nhật ngày 05 tháng 08 năm 2023). Nước, NCBI. Truy cập ngày 08 tháng 08 năm 2023.
- Tác giả: Chuyên gia Drugs. (Cập nhật ngày 01 tháng 05 năm 2023), Water for Injection Prescribing Information, Drugs.com. Truy cập ngày 08 tháng 08 năm 2023.
- Dược Điển Việt Nam 5 tập 2 (Xuất bản năm 2017). Phụ lục về các tiêu chuẩn, Dược điển Việt Nam 5 tập 2. Truy cập ngày 08 tháng 08 năm 2023.