Nụ Đinh (Luculia pinceana Hook. f.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Rubiaceae (Cà phê)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Luculia pinceana Hook. f.

Nụ Đinh (Luculia pinceana Hook. f.)

Nụ đinh thuộc dạng cây nhỡ. Phiến lá có dạng hình bầu dục ngọn giáp, ở gốc lá có góc, mũi nhọn hoặc có đuôi ngắn ở chóp, chiều dài mỗi lá khoảng từ 5 đến 15cm, chiều rộng từ 3 đến 5cm. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Luculia pinceana Hook. f.

Tên gọi khác: Lucu, Điền Đinh Hương.

Họ thực vật: Cà phê (Rubiaceae).

Hình ảnh cây Nụ đinh
Hình ảnh cây Nụ đinh

1.1 Đặc điểm thực vật

Nụ đinh thuộc dạng cây nhỡ. Phiến lá có dạng hình bầu dục ngọn giáp, ở gốc lá có góc, mũi nhọn hoặc có đuôi ngắn ở chóp, chiều dài mỗi lá khoảng từ 5 đến 15cm, chiều rộng từ 3 đến 5cm, mặt trên của lá có màu lục nâu, mặt dưới có màu nhạt hơn, lá Nụ đinh thuộc dạng lá dai.

Hoa có màu hồng nhạt hoặc trắng, mọc thành xim dạng ngù ở ngọn cành, phân nhánh 2-3 lần.

Quả nang dài khoảng 2-3mm, có dạng hình trứng ngược.

Hạt nhiều.

Nụ đinh thuộc dạng cây nhỡ
Nụ đinh thuộc dạng cây nhỡ
Hoa của cây Nụ đinh
Hoa của cây Nụ đinh

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá và rễ cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Nụ đinh được tìm thấy ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, Nụ đinh phân bố chủ yếu ở Sa Pa (Lào Cai).

Nụ đinh thường mọc rải rác trong những khu rừng vùng cao. Thời điểm ra hoa từ tháng 8 đến tháng 10.

Hoa của cây Nụ đinh
Hoa của cây Nụ đinh
Nụ đinh có hoa màu trắng hoặc trắng hồng
Nụ đinh có hoa màu trắng hoặc trắng hồng

2 Thành phần hóa học

Nghiên cứu thành phần hóa học từ phần n-BuOH của dịch chiết Ethanol từ thân cây Nụ đinh cho ra 7 hợp chất đã được phân lập lần lượt là:

  • Vogeloside.
  • Epi-vogeloside.
  • Loganoside.
  • Loganin.
  • Cincholic acid 28-O-beta-D-glucopyranosyl ester.
  • Cincholic acid-3-O-beta-D-glucopyranoside.
  • 28-O-beta-D-glucopyranosyl ester.
  • Cincholic acid-3-O-beta-D-glucopyranoside.
Toàn cây Nụ đinh
Toàn cây Nụ đinh

3 Công dụng trong Y học cổ truyền

Hoa của cây Nụ đinh có mùi thơm đặc trưng nên thường được trồng để làm cây cảnh.

Thường sử dụng lá của cây Nụ đinh phối hợp cùng lá của cây Lù mu (tên khoa học là Allophylus glaber Radlk.) để làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp gặp khó khăn trong quá trình sinh đẻ.

Người Dao đỏ còn sử dụng Nụ đinh trong bài thuốc để chữa các bệnh về gan.

Nhân dân ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc còn sử dụng rễ của cây Nụ đinh để làm thuốc khu phong trừ thấp, bổ thận cường thân, lý khí chỉ thống.

Nụ đinh có thể được trồng làm cảnh
Nụ đinh có thể được trồng làm cảnh

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Nụ đinh, trang 377. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2024.

Tác giả Wen-Yi Kang và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2007). [Terpenoid glycosides from stem of Luculia pinceana], PubMed. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2024.

Để lại một bình luận