1 Tên gọi
Tên theo một số dược điển.
BP: Guar gum.
PhEur: Guar galactomannan.
USP: Guar gum.
Tên khác: E412; bột guar (guar flour): nhựa báo (jaguar gum).
Tên hóa học: Polysaccharid galactomannan.
2 Tính chất
Công thức tổng quát và khối lượng phân tử.
(C6H12O6)n = 220 000.
5. Phân loại theo chức năng.
Chất tạo dịch treo; tá dược dính, tá dược rã; chất làm tăng độ nhớt.
6. Mô tả.
USP mô tả nhựa guar lấy được từ bào tử Cyamopsis tetragonolobus (Linne) Taub (họ Leguminosae), chủ yếu là polysaccharid hydrocolloidal khối lượng phân tử cao, gồm các đơn vị galactan và mannan phối hợp qua liên kết glycosid; về hóa học, được mô tả là galactomannan.
3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển
Thử nghiệm | PhEur | USP |
---|---|---|
Định tính | + | + |
Đặc tính | + | – |
pH | 5,5-7,5 | – |
Độ nhớt hiển thị | + | – |
Độ nhiễm khuẩn | + | – |
Giảm khối lượng sau khi sấy | ≤ 15% | ≤ 15% |
Tro | ≤ 1,8% | ≤ 1,5% |
Chất không tan trong acid | ≤ 7,0% | ≤ 7,0% |
Arsen | – | ≤ 3ppm |
Chì | – | ≤ 0,001% |
Kim loại nặng | – | ≤ 0,002% |
Protein | ≤ 5,0% | ≤ 10,0% |
Tinh bột | – | + |
Galactomannan | – | ≥ 66,0% |
Tạp chất hữu cơ bay hơi | – | + |
Tragacan, nhựa sterculia, thạch,… | + | – |
4 Đặc tính
Độ acid/kiềm: dịch phân tán trong nước 1% w/v có pH 5,0-7,0. Khối lượng riêng: 1,492g/cm3.
Độ hòa tan: thực tế không tan trong dung môi hữu cơ. Nhựa guar phận tán và phồng lên gần như tức thì, tạo nên một dịch rất nhớt. Sau 2-4 giờ, ở nhiệt độ môi trường, dịch này đạt đến độ nhớt tối đa.
5 Ứng dụng trong dược phẩm,mỹ phẩm và thực phẩm
Nhựa guar được dùng trong công thức mỹ phẩm, thực phẩm và thuốc. Trong dược phẩm, nhựa guar được dùng trong dạng rắn làm tá dược dính và tá dược rã; trong thuốc uống và bôi tại chỗ, nó được dùng để tạo dịch treo, tăng độ chắc và làm chất ổn định. Nghiên cứu gần đây, nhựa guar còn được dùng trong thuốc giải phóng ở trực tràng.
Chất ổn định nhũ dịch: 1%.
Tá dược dính cho viên nén: Tới 10.
Tăng độ chắc cho kem và thuốc bôi: Tới 2,5.
6 Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Dịch phân tán nhựa guar trong nước có tác dụng đệm và ổn định ở pH 4-10,5. Khi đun nóng kéo dài sẽ làm giảm độ nhớt của dịch.
Độ ổn định với vi khuẩn của dịch phân tán này sẽ tăng thêm khi cho thêm chất bảo quản như methylparaben 0,15% và 0,02% propylparaben. Trong thực phẩm, có thể dùng Acid benzoic, acid citric, natri benzoat hay acid sorbic.
Bột nhựa guar phải bảo quản trong thùng kín, để ở nơi khô và mát. 11. Tương kỵ.
Nhựa guar tương hợp với phần lớn các chất keo thực vật như tracagan. Nhựa guar tương kỵ với aceton, alcol, acid và kiềm mạnh, Gel đã tạo ra có thể làm lỏng đi khi giảm pH xuống dưới 7 hay đun nóng.
7 Tính an toàn
Nhựa guar được dùng rộng rãi trong thực phẩm và các thuốc uống hay dùng tại chỗ. Khi dùng quá nhiều, có thể gây ra đầy bụng, ỉa chảy hay buồn nôn.
Tuy được nhìn nhận như một chất không độc và không kích ứng, việc dùng nhựa guar để giảm ăn ngon miệng vẫn bị nghi ngờ và bị cấm tại Anh quốc.
LD50 (chuột nhắt, uống): 8,1g/kg.
LD50 (thỏ, uống): 7g/kg.
LD50 (chuột, uống): 7,06g/kg.
8 Thận trọng khi xử lý
Tôn trọng những thận trọng thông thường thích hợp theo hoàn cảnh và khối lượng phải xử lý. Nhựa Guar có thể kích ứng mắt nên cần có kính và mặt nạ thở để phòng hộ.
9 Các chất liên quan
Acacia; tragacan; xantan.
10 Tài liệu tham khảo
1. Sách Tá Dược Và Các Chất Phụ Gia Dùng trong Dược Phẩm Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (Xuất bản năm 2021). Nhựa Guar trang 484 – 486. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023.