Nhó Đông (Morinda longissima Y.Z.Ruan)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Rubiaceae (Cà phê)

Chi(genus)

Morinda

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Morinda longissima Y.Z.Ruan

Nhó Đông (Morinda longissima Y.Z.Ruan)

Cây Nhó đông (Morinda longissima Y.Z Ruan, Rubiaceae) là một loại dược liệu rất có giá trị và đã được người dân tộc Thái ở Sơn La sử dụng trong điều trị các bệnh về gan và viêm đại tràng từ lâu đời. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Cây Nhó Đông.

1 Nhó Đông là cây gì?

Cây Nhó đông có tên khoa học là Morinda longissima Y.Z.Ruan, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

1.1 Cây Nhó đông có phải là cây Nhàu không?

Cây Nhó đông có phải là cây Nhàu không?
Cây Nhó đông có phải là cây Nhàu không?

Nhiều người vẫn lầm tưởng cây Nhó đông là cây Nhàu, tuy nhiên, đây là 2 loại dược liệu khác nhau hoàn toàn từ đăc điểm thực vật đến công dụng chữa bệnh. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa Nhó đông và Nhàu để bạn đọc dễ dàng phân biệt:

 

Cây Nhó đông

Cây Nhàu

Tên khoa học

Morinda longissima Y.Z.Ruan

Morinda citrifolia L.

Đặc điểm thực vật

Nhó đông thuộc dạng cây bụi, chiều cao khoảng 2-4 mét

Vỏ thân và rễ có màu vàng

Lá mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục

Cụm hoa mọc thành đầu ở đầu cành hay kẽ lá, hoa nhỏ, màu trắng

Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ

Nhàu thuộc dạng cây nhỡ hay cây to, chiều cao mỗi cây khoảng 6-8 mét

Thân cành nhẵn, màu lục hoặc màu nâu nhạt

Lá mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình trứng

Cụm hoa mọc thành đầu tròn ở kẽ lá hoặc đối diện lá, hoa màu trắng sau vàng

Quả thịt, gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, có dạng hình trứng hoặc hình cầu

Công dụng

Nhó đông được chứng minh có tác dụng tốt đối với bệnh nhân viêm gan, hỗ trợ làm giảm triệu chứng như đầy bụng, vàng da, vàng mắt, tăng cảm giác ngon miệng,…

Nhàu có tác dụng tiêu hóa, lợi tiểu, nhauajn tràng, trị mụn nhọt, giảm đau lưng, mỏi gối, phối hợp với một số thuốc khác để chữa sỏi thận

1.2 Mô tả thực vật

Cây nhó đông là một cây bụi, có chiều cao khoảng 2 – 4m, gỗ phần thân cây và rễ cây màu vàng.

Thân cây hình trụ, mọc thẳng, cành non thường có 4 cạnh, màu lục.

Lá nhó đông mọc đối, có hình mác hay bầu dục thuôn, lá dài khoảng 12 cm đến 18 cm, chiều rộng khoảng 6 cm đến 10 cm, gốc lá thuôn, phần đầu lá nhọn, khi lá còn non, hai mặt nhẵn, khi lá đã già mặt dưới lá có ít lông ngắn mềm, gân giữa lá nổi rõ ràng.

Hoa nhó đông mọc thành cụm ở kẽ lá hay đầu cành cuống hoa dài khoảng 2 – 2,5 cm, hoa màu trắng, nhỏ, xếp sít nhau; tràng có 4 – 5 cánh hợp thành ống dài 2,5 – 3cm; nhị 4 – 5 đính ở khoảng 2/5 phần trên của ống tràng, chỉ nhị ngắn; bầu 4 ô.

Quả nạc gồm nhiều quả mọng nhỏ.

nho dong 9
Nhó Đông

1.3 Phân bố, sinh thái

Mùa hoa nhó đông rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6, ra quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 12.

Cây nhó đông mọc hoang rải rác ở ven rừng thứ sinh hoặc ở trên nương rẫy cũ, phân bố ở những vùng có độ cao dưới 800m.

Cây được tìm thấy phổ biến tại Lào Cai, Sơn La, Thừa Thiên Huế…

Cây phân bố ở một số tỉnh thành tại Việt Nam
Cây phân bố ở một số tỉnh thành tại Việt Nam

1.4 Bộ phận sử dụng

Dùng rễ cây, tốt nhất là thu hoạch vào mùa thu. Sau khi thu hoạch đem sơ chế sạch rồi phơi hay sấy khô.

Mô tả dược liệu: 

2 Thành phần hóa học

Một nghiên cứu đã phân lập được hai naphthalene glycoside, morinlongoside A và B và iridoid glycoside – morinlongoside C, cùng với axit geniposidic, (3R)-3-O-[β-D -xylopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl]-l-octen-3-ol, lucidin-3-O-β-primeveroside và morindone-6-O-β-gentiobioside từ rễ cây nhó đông.

Nghiên cứu khác phân tích hóa học của dichloromethane và các phần nước của cây nhó đông đã dẫn đến sự phân lập của bảy hợp chất bao gồm ba glucoside phenylethanoid là acteoside, isoacteoside và cistanoside-E, các mono-antbnquinone như morindone-5-methyl ete, morindone-6-metyl ete và hydroxy-2-metyl-6-methoxyanthraquinone, quercetin Flavonoid.

Cặn chiết methanol của rễ cây Nhó đông được phân bố lần lượt bằng các dung môi hữu cơ có độ phân cực tăng dần: n-hexan, ethyl acetat. Phân lập các phần chiết bằng sắc ký cột pha thường và pha đảo thu được 7 hợp chất anthraquinone gồm có soranjidiol (1), rubiadin (2), rubiadin-3-methyl ether (3), morindon (4), lucidin-ω-methyl ether (5), damnacanthal (6) và damnacanthol (7). 

Thành phần trong cặn chiết methanol của rễ cây Nhó đông
Thành phần trong cặn chiết methanol của rễ cây Nhó đông

3 Tác dụng của cây nhó đông

3.1 Trong y học cổ truyền

Theo nghiên cứu “Các hợp chất anthraquinone phân lập từ rễ cây Nhó đông ở Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự có ghi: 

  • Cây Nhó đông (Morinda longissima) đã được đồng bào các vùng Sơn La, Lai Châu sử dụng, dưới dạng nước sắc hoặc cao mềm để chữa bệnh vàng da, viêm gan, xơ gan.
  • Dược liệu rễ nhó đông màu vàng, vị đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, kiện tỳ, tán ứ, tiêu viêm, chữa vàng da, viêm gan, xơ gan.
  • Đồng bào tại thị xã Sơn La còn dùng rễ hoặc thân già (phần sát gốc rễ của cây Nhó đông phối hợp với rễ cây Hé mọ (Psychotria) để chữa bệnh viêm đại tràng và gan cho kết quả tốt
  • Người bệnh dùng thuốc sẽ hết vàng da, vàng mắt, ăn ngủ được, giảm đầy bụng.

Nhó đông có thể được dùng dưới các dạng thuốc sau:

  • Nước sắc: Dùng 20-30g Nhó đông, thái nhỏ, đem phơi khô sau đó sắc cùng 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Cao mềm: Sử dụng 1kg rễ cây Nhó đông đem thái mỏng, đổ nước xâm xấp, sau đó đem nấu kiệt 2 lần, lần đầu tiên nấu trong khoảng 6 đến 8 giờ, rút nước, tiếp tục nấu lần 2 nấu trong 3 đến 4 giờ. Đem trộn 2 nước sắc rồi tiến hành cô trên lửa nhỏ để tạo thành cao mềm. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 3-4g.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng Nhó đông dưới dạng thuốc cốm từ cao dược liệu trộn cùng với đường.

3.2 Nghiên cứu khoa học

Cao chiết Ethanol của rễ cây Nhó đông có tác dụng tốt với bệnh nhân viêm gan mạn và các trường hợp suy giảm chức năng gan (Nguyễn Xuân Khu và cộng sự năm 2003).

Cao chiết nước, cao chiết methanol của rễ cây Nhó đông có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây độc bằng CCl4 hoặc Paracetamol, chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt bằng amian, tăng lợi niệu trên chuột cống trắng (Đào Văn Phan và cộng sự năm 2003, 2008).

Cho đến nay, các nghiên cứu đã cho thấy, nhóm các hợp chất anthraquinone có tác dụng kháng virus viêm gan. Cơ chế kháng virus của các tác nhân này đã được nghiên cứu giải thích trên cơ sở tác dụng chống oxy hóa, khả năng quét gốc tự do, ức chế tổng hợp ADN, ARN, ức chế virus xâm nhập, ức chế virus sao chép… Các hợp chất anthraquinone (emodin, damnacanthal, adriamicin…) có tác dụng ức chế tyrosin kinase đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh.

Tác dụng của cây nhó đông
Tác dụng của cây nhó đông

Cây nhó đông và bí kỳ nam đã được phối hợp trong sản phẩm Gan nhó kỳ nam giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan virus, ung thư gan, xơ gan, bảo vệ gan, cải thiện chức năng gan…

4 Tài liệu tham khảo

  • Tác giả Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự (Ngày đăng: năm 2015). Các hợp chất anthraquinone phân lập từ rễ cây Nhó đông ở Việt Nam, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Truy cập ngày 05 tháng 07 năm 2023.
  • Tác giả Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự (Ngày đăng: năm 2016). Morinlongosides A-C, Two New Naphthalene Glycoside and a New Iridoid Glycoside from the Roots of Morinda longissima, Pubmed. Truy cập ngày 05 tháng 07 năm 2023.

Để lại một bình luận