Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (Nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) |
Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) |
Verbenaceae (Cỏ roi ngựa) |
Chi(genus) |
Folium |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Folium Viticis negundo |
Cây ngũ trảo được biết đến là dược liệu được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc ở Trung Quốc với các thành phần hoạt tính sinh học trong điều trị các bệnh lý khác nhau của cơ thể. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại thảo dược này.
1 Giới thiệu về cây Ngũ Trảo
Cây Ngũ trảo hay còn gọi là chân chim, hoang kinh, ô liên mẫu, ngũ trảo răng cưa có tên khoa học là Folium Viticis negundo, thuộc họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Ngũ trảo là cây thân gỗ, ưa ẩm, nhỏ, với chiều cao khoảng 3-5m, thường phát triển những vùng đất ẩm. Do đặc tính sinh trưởng và phát triển ưa ẩm, nên cây thường sinh sôi vào mùa xuân và hè là lúc cây ra hoa, khi đó cây được hấp thụ ánh sáng nhiều. Trên thân cây, có thể nhẵn hoặc có ít lông, cành cây lúc non hình vuông, thân cây màu xám nâu hoặc. xám.
Lá cây dạng mọc đối chân chim, khi nhìn vào gần như 5 móng chim nên tên gọi Ngũ trảo được đặt cho cây. Lá cây dài khoảng 5-8cm, mặt trên không có lông, nhẵn; mặt dưới có lông mịn màu bạc hơn so với mặt trên. Lá có đầu nhọn, phía mép lá có răng cưa.
Hoa cây có màu tím hoặc trắng, kích thước nhỏ mọc nơi đầu cành.
Quả cây dạng bế tư, bên trong có 4 hạt, mọng nước; lúc non có màu xanh, khi trĩu quả chuyển sang màu đen hoặc vàng đen.
1.2 Cây ngũ trảo thường mọc ở đâu ?
Cây được tìm thấy phần lớn ở Trung Quốc, sau đó du nhập vào nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Malaysia, Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây được trồng làm cảnh hoặc dùng làm thuốc, được mọc chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn…
Ngũ trảo phát triển tốt vào mùa xuân hè, bắt đầu mọc hoa vào khoảng độ tháng 11, sau khi nở là mùa quả từ tháng 5 đến tháng 7 sang năm.
1.3 Thu hái và chế biến
Toàn cây ngũ trảo đều có thể dùng làm thuốc. Sau đó, đem về rửa sạch, dùng tươi hoặc đem đi làm khô (sấy hoặc phơi) để sử dụng.
Ngũ trảo sau khi thu hoạch cần được đem đi sấy hoặc phơi khô để bảo quản.
Lá và rễ có thể thu hoạch quanh năm.
Quả cây ngũ trảo còn được gọi là dược liệu Hoàng kinh tử.
2 Thành phần hoá học
Trên các bộ phận của cây sẽ có các thành phần hoá học và hoạt tính khác nhau.
- Lá cây có chứa hàm lượng tinh dầu khoảng 0.05%, nên phần này của cây có mùi thơm.
- Rễ cây có hoạt chất tanin, Nhựa và alkaloid.
- Vỏ cây chứa các hoạt chất như Delphilipin3- Coumaroyl- Sophorosid-5-Monoglucosid, cayratinin,…
3 Tác dụng của cây Ngũ Trảo
3.1 Y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Ngũ trảo có tính hàn, vị chua đắng. Nó được áp dụng trong các bài thuốc điều trị sốt, lợi tiểu, giải độc, giảm sưng, giảm đau, tiêu thũng, long đờm,…
Chủ trị:
- Công dung giảm viêm, giảm sưng được sử dụng trong điều trị sưng tuyến vú.
- Người cao tuổi dùng để trị các tình trạng xương khớp như đau nhức xương, đau đầu, chân tay tê thấp.
- Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có máu khi đi tiểu.
- Điều trị bệnh lý đường hô hấp: như viêm phế quản mạn, hen, ho cảm, viêm amidan.
3.2 Y học hiện đại
Dựa trên những bài thuốc y học cổ truyền, y học hiện đại đã nghiên cứu và ứng dụng trong các chế phẩm thuốc với đặc tính tiêu viêm, giảm đau, chống oxy hoá.
Hoạt tính kháng nấm của ngũ trảo đã được báo cáo có khả năng kháng 2 loại nấm Trichophyton mentagrophytes và nấm Trichophyton mentagrophytes, ngăn chặn quá trình sinh trưởng của 2 loại này.
4 Cách sử dụng cây ngũ trảo
4.1 Bài thuốc trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, sốt
Chuẩn bị: Lá ngũ trảo 100g, lá Chanh, sả, Ngải Cứu mỗi loại 20g; lá Bưởi, lá cam mỗi loại 40g.
Cách thức: Xông lá ngũ trảo
Tiến hành: Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu, đem nấu cùng với khoảng 5-6l để nấu xông để trị các tình trạng như sốt, nhức đầu, cảm cúm, sổ mũi.
4.2 Giảm đau, chống viêm
Viêm sưng vú: Giã nát rẽ thuốc rồi đắp vào vùng vú bị sưng viêm.
Chữa chứng tê thấp: Đem sắc với 20g rễ và thân đã sao vàng để uống.
4.3 Lá ngũ trảo trị đau lưng, sưng đau khớp do thấp khớp
Dùng lá ngũ trảo, lá cà độc dược giã nát bọc trong lá chuối non hơ nóng để đắp vào vùng thị đau.
4.4 Vết thương sưng tấy
Lá sau khi được rửa sạch đem giã nhỏ rồi đắp lên vùng sưng.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Nurkhalida Kamal và cộng sự, ngày đăng báo tháng 8 năm 2022. Traditional Medicinal Uses, Phytochemistry, Biological Properties, and Health Applications of Vitex sp., pmc. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2024.