Nghể Bông (Nghể Bà – Polygonum orientale)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Caryophyllales (Cẩm chướng)

Họ(familia)

Polygonaceae (Rau răm)

Chi(genus)

Polygonum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Polygonum orientale L.

Nghể Bông (Nghể Bà - Polygonum orientale)

Nghể Bông thuộc dạng cây thảo, có lông tơ mềm, cây sống hàng năm. Nhân dân ta thường sử dụng cây Nghể Bông để chữa đau nhứa xương khớp, lở ngứa, mụn nhọt, ngứa. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Nghể Bông

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Polygonum orientale L.

Tên gọi khác: Nghể Bà.

Họ thực vật: Rau răm (Polygonaceae).

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây Nghể bông
Cây Nghể bông

Nghể Bông thuộc dạng cây thảo, có lông tơ mềm, cây sống hàng năm.

Thân và cành của cây có dạng hình trụ.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình bầu dục, chiều dài khoảng 30 đến 35cm, gốc tròn, đầu nhọn, cuống lá có chiều dài khoảng 2 đến 8cm.

Cụm hoa mọc thành bông dài ở ngọn nhưng phần cuống lại không có hoa, bao hoa màu trắng.

Quả có dạng hình thấu kính, bề mặt nhẵn, hơi tròn, gốc hơi tù.

Mua hoa quả rơi vào tháng 6 đến tháng 7.

1.2 Thu hái và chế biến

Hình ảnh cây Nghể Bông
Hình ảnh cây Nghể Bông

Bộ phận dùng: Toàn cây và quả.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới của châu Á. Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng núi cao với độ cao phân bố từ 600 mét, các vùng trung du và đồng bằng.

Nghể Bông là loài ưa sáng, thường mọc ở ven sông, ven ao hồ, cây phân nhánh nhiều và nhân giống tự nhiên từ hạt.

Trong thời kỳ phát triển mạnh, cây vẫn có khả năng tái sinh sau khi bị cắt.

2 Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong quả của cây:

  • Flavonoid quercetin.
  • Taxifolin.

3 Tác dụng – Công dụng của cây nghể bông

Hình ảnh cụm hoa
Hình ảnh cụm hoa

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Tác dụng trên tim mạch

Dịch chiết toàn cây khi tiêm cho tim cô lập của chuột lang với liều 0,2ml, tỷ lệ 2g/ml cho thấy tác dụng giãn động mạch vành.

Khi tiến hành tiêm cho chuột nhắt trắng với liều tính theo dược liệu khô là 20-40g/kg tiêm phúc mạc có khả năng kích thích làm tăng lưu lượng máu cho tim.

Dịch chiết cây cũng có tác dụng kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm khi tiêm cho chuột trong điều kiện không có oxy.

Đối với tim ếch cô lập, dịch chiết của cây ban đầy có tác dụng ức chế, làm giảm nhịp tim, sau làm tăng co bóp.

Dịch chiết của cây có tác dụng làm giãn mạch máu ngoại vi khi tiêm cho chuột cống trắng.

3.1.2 Tác dụng lợi tiểu

Nước sắc của cây có tác dụng tăng lượng nước tiểu bài xuất ra khi sử dụng liều tính ra quả khô là 10g/kg với chuột cống trắng, cơ chế của thuốc làm tăng tính thẩm thấu hoặc do ức chế tái hấp thu.

3.1.3 Tác dụng chống co thắt khí phế quản

Dịch chiết cây có tác dụng chống co thắt khí phế quản do histamin gây ra khi nghiên cứu trên chuột lang.

3.1.4 Tác dụng trên tế bào ung thư

Dịch chiết từ quả có tác dụng ức chế đối với tế bào ung thư khi tiến hành nghiên cứu trên chuột nhắt trắng, chia làm 2 lô, 1 lô được uống thuốc trong 10 ngày sau khi gây u báng thực nghiệm.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Toàn cây Nghể Bông
Toàn cây Nghể Bông

Hạt của cây có vị nhạt, tính mát, hơi lạnh có tác dụng: Tiêu tích, hoạt huyết, giải độc, lợi niệu, sáng mắt.

Toàn cây có vị cay, tác dụng lợi thấp, tiêu viêm, chỉ thống, khu phong, hoạt huyết, thanh nhiệt.

Hoa có tác dụng tiêu tích, hoạt huyết.

Rễ có vị cay, thường dùng ngoài.

3.2.2 Công dụng

Toàn cây được dùng để chữa thấp khớp, các bệnh liên quan đến mắt, đầu gối sưng đau.

Liều dùng thông thường là 20-30g, đem sắc lấy nước uống. Có thể dùng cây tươi, nấu hoặc giã lấy nước rửa ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa.

Quả của cây Nghể Bông được sử dụng cho các trường hợp đau bụng, xơ gan cổ trướng với liều thông thường là 6-9g/ngyaf.

Rễ cây được sử dụng để nấu nước ngâm chân, tê thấp.

Lá và đọt non của cây được sử dụng để làm rau ăn.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Nghể Bông

4.1 Chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng

10g quả của cây Nghể Bông.

12g Đại Phúc Bì.

9g Hắc Sửu.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.2 Chữa tràng nhạc, áp xe, ung nhọt

9g quả Nghể Bông.

9g Ngưu Tất.

9g Trạch Lan.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.3 Chữa mắt kém, làm sáng mắt

9g quả Nghể Bông.

9g Hoàng Cầm.

12g Cúc Hoa.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.4 Chữa thấp khớp

 30g toàn cây Nghể Bông.

15g Cóc Mẳn.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Nghể Bông, trang 378-379. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024.

Để lại một bình luận