Natri Citrat (Sodium Citrate Dihydrate)

Natri Citrat được biết đến với vai trò là chất kiềm hóa với cơ chế trung hòa axit dư thừa trong máu và nước tiểu, được chỉ định trong điều trị nhiễm toan chuyển hóa. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về tá dược này.

1 Tổng quan về Natri Citrat (Sodium Citrate)

1.1 Natri Citrat là gì ?

Natri citrat là muối natri của axit xitric. Nó có màu trắng, dạng bột kết tinh hoặc tinh thể dạng hạt màu trắng, hơi chảy trong không khí ẩm, dễ tan trong nước , thực tế không tan trong rượu. Giống như axit xitric , nó có vị chua. Từ quan điểm y học, nó được sử dụng làm chất kiềm hóa. Nó hoạt động bằng cách trung hòa axit dư thừa trong máu và nước tiểu. Nó đã được chỉ định để điều trị nhiễm toan chuyển hóa.

Sau khi hấp thụ, natri citrat phân ly thành cation natri và anion citrat ; Các ion citrate hữu cơ được chuyển hóa thành ion bicarbonate , dẫn đến tăng nồng độ bicarbonate trong huyết tương , đệm cho ion hydro dư thừa , tăng pH máu và có khả năng đảo ngược tình trạng nhiễm toan. Ngoài ra, việc tăng lượng natri tự do do sử dụng natri citrat có thể làm tăng thể tích máu nội mạch, tạo điều kiện bài tiết bicarbonate.các hợp chất và tác dụng chống sỏi tiết niệu.

1.2 Tên gọi

Tên theo Dược điển:

BP: Sodium citrate.

JP: Sodium citrate.

PhEur: Natrii citras.

USP: Sodium citrate.

Tên gọi khác: Muối natri của acid citric; E331; citrat trinatri; citrat natri bậc 4

1.3 Công thức hóa học

CTCT: C6H5Na3O7

Hình ảnh công thức cấu tạo:

natri citrat 1
Natri Citrat

2 Tính chất của Natri Citrat

2.1 Tính chất vật lý 

Trạng thái: Bột tinh thể trắng hay tinh thể không màu

Tính tan: tan 1/1,5 nước, thực tế không tan trong Ethanol.

Điểm sôi: phân hủy 

Điểm nóng chảy: chuyển thành dạng khan ở 150℃

2.2 Tính chất hóa học 

Chất Natri Citrat thuộc nhóm: base liên hợp của acid yếu

Độ trong và màu sắc dung dịch

Dung dịch S phải trong và không màu

2.3 Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0.1ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 10ml dung dịch S.. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0.1N (CĐ) hoặc dung dịch acid hydrocloric 0.1N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển màu không qua 0.2ml.

2.4 Chất dễ carbon hóa

Thêm 10ml acid sulfuric (TT) vào 0.2g chế phẩm đã được nghiền nhỏ và làm nóng trong cách thủy ở 90 ± 1℃ trong 60min. Làm lạnh nhan, dung dịch có màu không được đậm hơn màu mẫu V2 hoặc VL2.

2.5 Clorid 

Không được quá 50 phần triệu

Pha loãng 10ml dung dịch S thành 15ml bằng nước và tiến hành thử.

2.6 Oxalat

Không được quá 0.03%

Hòa tan 0.5g chế phẩm trong 4ml nước. Thêm 3ml acid hydrocloric (TT) và 1g Kẽm hạt (TT) vào dung dịch trên, đun nóng trên cách thủy trong 1 phút. Để yên 2 phút, gạn lớp chất lỏng vào ống nghiệm có chứa 0.25ml dung dịch phenylhydrazin hydroclorid 1.0% và đun đến sôi. Làm nguôi nhanh, chuyển vào ông nghiệm chia vạch, thêm một lượng thể tích tương đương HCl (TT) và 0,25mk dung dịch Kali fericyanid 5% (TT). Lắc và để yên 30 phút. Màu hồng của dung dịch không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị tương tự trong cùng thời gian nhưng dùng 4ml dung dịch acid oxalic 0.005% thay cho 0.5g chế phẩm hòa tan trong 4ml nước.

2.7 Sulfat 

Không được quá 0.015%

Thêm 2ml dung dịch acid hydrocloric 25% (TT) vào 10ml dung dịch S, thêm nước vừa đủ 15ml và tiến hành thử.

2.8 Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu

Lấy 12ml dung dịch S tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

2.9 Nước 

Từ 11,0% đến 13,0 % 

Dùng 0.3g chế phẩm. Sau khi thêm chế phẩm, khuấy trong 15 phút trước khi chuẩn độ.

3 Định tính, định lượng 

3.1 Định tính

Dung dịch SL Hòa tan 10,0g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Thêm 4ml nước vào 1ml dung dịch S, dung dịch thu được phải cho phản ứng của ion citrat

1ml dung dịch S phải cho phản ứng A của Ion Natri.

3.2 Định lượng

Hòa tan 0.15g chế phẩm trong 20ml acid acetic khan (TT), làm nóng đến khoảng 50℃. Để nguội. Dùng 0.25ml dung dịch naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0.1N (CĐ) đến khi có màu xanh lục.

1ml dung dịch acid percloric 0.1N (CĐ) tương đương với 8.602mg C6H6Na3O7.

4 Ứng dụng của Natri Citrat

Natri Citrat khan hay ngậm nước đều được dùng rộng rãi trong các công thức thuốc và thực phẩm để điều chỉnh pH và làm chất tạo phức. Loại khan được dùng trong thuốc sủi bọt. natri citrat còn được dùng trong dung dịch chống đông máu, trong điều trị mất nước và acidose do ỉa chảy.

natri citrat 3
Tinh thể Citrat

5 Độ ổn định và bảo quản

Natri citrat là một chất liệu ổn định. Dung dịch trong nước có thể tiệt trung bằng hấp và có thể tạo tủa từ bình chứa bằng thủy tinh

Nguyên liệu phải tồn trữ trong thùng kín, để nơi khô và mát.

6 Thông tin thêm về Natri Citrat

6.1 Tương kỵ

Dung dịch nước hơi kiềm và có thể phản ứng với các chất acid. Các muối alcaloid có thể bị kết tủa từ dung dịch nước và alcol. Muối calci và strongti có thể kết tủa thành muối tương ứng.

6.2 Tính an toàn

Sau khi uống, natri citrat được hấp thu và chuyển hóa thành bicarbonat. Chất này thường được coi là tá dược không độc và không kích ứng tủy uống nhiều có thể gây rối loạn tiêu vá và ỉa chảy. Liều uống mỗi ngày có thể tới 15g, chia làm nhiều lần.

natri citrat 4
Natri Citrat

7 Tài liệu tham khảo

  1. Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm (Xuất bản năm 2021). Natri Citrat Dihydrat, trang 447-449, Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm mỹ phẩm và thực phẩm. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2023.
  2. Dược điển Việt Nam V. Natri Citras, trang 658-659, Dược điển Việt Nam V. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2023.

Để lại một bình luận